Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là các vùng ven biển. Biến đổi khí hậu là yếu tố đe dọa chính đối với hạ tầng đô thị và chất lượng cuộc sống. Các đô thị duyên hải dễ bị tổn thương bởi thiên tai, bão lụt và nước biển dâng, làm tăng rủi ro đối với tài sản, sinh kế của cư dân và hạ tầng đô thị. Mặt khác, tiến trình đô thị hóa nếu không có kế hoạch tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hệ sinh thái hiện tại, khí hậu và môi trường.
Đối với Việt Nam và các nước Đông Nam Á (trừ Singapore và Brunei), ảnh hưởng kép của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 đã gây nhiều tác động tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi ngành này phải có những điều chỉnh phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội, sinh thái của từng quốc gia và địa phương.
Theo Báo cáo phát triển con người 2020 của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), loài người đang gây ra những bất ổn cho các hệ thống trên hành tinh Trái đất. Những căng thẳng của các hệ thống sinh thái đang phản ánh những bất ổn trong các hệ thống xã hội. Sự mất cân bằng của hệ thống này làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng của các hệ thống khác, tạo ra các thách thức to lớn cho con người và sự sống trên Trái đất. Biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 là hậu quả của sự tác động của con người lên hệ thống tự nhiên, và đang quay trở lại gây trở ngại cho con người.
Chuyển đổi kinh tế xã hội (theo lý thuyết trước đây) và chuyển đổi kinh tế – xã hội (theo lý thuyết hiện nay) là những khía cạnh không thể tách rời để đạt được sự phát triển bền vững.
Lý thuyết sinh thái – xã hội đã được phát triển để tạo ra tri thức kết nối xã hội và tự nhiên, từ đó giúp con người có thể xây dựng khung lý thuyết cho sự phát triển hài hoà giữa tự nhiên và xã hội. Chuyển đổi sinh thái – xã hội là cách tiếp cận phát triển mới trong đó có sự dịch chuyển của hệ thống xã hội, vốn có sự tách biệt tương đối với hệ thống tự nhiên, sang một hệ thống tích hợp hài hoà các yếu tố tự nhiên và xã hội [1].
Tại Việt Nam, ngay từ Đại hội VIII (năm 1996), Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu đặt ra mục tiêu cho chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế – xã hội theo hướng “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân…” [2]. Quan điểm phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững của Việt Nam đã được khẳng định tại các văn kiện Đại hội lần thứ IX, X, XI, đặc biệt trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, đó là “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”[3]. Tại Đại hội Đảng lần thứ XII, quan điểm xây dựng và phát triển nền kinh tế – xã hội theo mô hình sinh thái bền vững một lẫn nữa được Đảng ta cụ thể hóa bằng chiến lược “đổi mới mô hình tăng trưởng”. Theo đó, “mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững; giải quyết hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”[4]. Trước đó, đứng trước những cơ hội và thách thức để phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững, ngay từ giữa những năm 2000, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra chiến lược “Phát triển bền vững quốc gia”. Đến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12-4-2012. Chiến lược đã xác định các quan điểm, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển trong 10 năm tới, các nhóm giải pháp và các chỉ tiêu phát triển bền vững để giám sát, đánh giá quá trình phát triển bền vững của đất nước[5]. Những phân tích trên đây cho thấy, việc Đảng và Nhà nước ta lựa chọn mô hình phát triển bền vững đối với nền kinh tế – xã hội trong giai đoạn hiện nay là tất yếu và hoàn toàn cấp thiết.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam thời gian qua bên cạnh những thành tựu quan trọng nhưng cũng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức. Về kinh tế, do những hạn chế về khoa học, công nghệ cùng với chất lượng đội ngũ lao động chưa được cải thiện nên trình độ của nền sản xuất của Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn còn lạc hậu, kém bền vững. Có thể thấy rõ điều đó trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có lợi thế về ngành sản xuất nông nghiệp nhưng về căn bản lại chưa tận dụng được thế mạnh này. Mặc dù lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tương đối đông (chiếm 41,9% lực lượng lao động cả nước năm 2016)[6], nhưng do trình độ lao động hạn chế, kỹ thuật lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp nên những đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế không nhiều và thiếu bền vững. Năm 2016, mức tăng của ngành nông nghiệp chỉ đạt 1,36%, thấp hơn nhiều so với năm 2011; tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 16,32% trong cơ cấu chung của nền kinh tế[7]. Các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra những đóng góp chính cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế tăng trưởng của kinh tế nước ta thời gian qua còn dựa chủ yếu vào khai thác, xuất khẩu tài nguyên thô. Các ngành kinh tế công nghiệp có tính bền vững cao như dịch vụ về tài chính, vận tải, du lịch, công nghệ thông tin… tuy đã có bước phát triển nhưng chưa thật vững chắc.
Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức. Do nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường còn hạn chế cùng với hệ thống luật pháp, nhất là luật pháp về môi trường còn nhiều bất cập nên những năm qua chúng ta đã vô tình ưu tiên cho một phương thức sản xuất và lối sống ít thân thiện với môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng đã làm cho công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Tất cả những hạn chế, thách thức trên đây cho thấy để đạt được các mục tiêu cơ bản trong chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế – xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay như đã phân tích cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy nhanh “Chiến lược tăng trưởng xanh” ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Muốn vậy, cần tái cấu trúc nền kinh tế và hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm mô trường. Nghiên cứu ứng dụng và cập nhật rộng rãi công nghệ hiện đại trong nước và trên thế giới nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, thân thiện với môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích vai trò của các thành phần kinh tế và người dân tham gia tích cực vào việc xây dựng nền kinh tế xanh mọi lúc, mọi nơi. Đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật cần tích cực xây dựng bộ máy quản lý nhà nước phù hợp để quản lý và vận hành nền kinh tế xanh trên tất cả các lĩnh vực.
Hai là, đẩy mạnh chiến lược quản lý và bảo vệ môi trường một cách bền vững ở Việt Nam hiện nay. Trước mắt, cần tập trung kiểm soát việc xả thải của các dự án phát sinh lượng nước lớn ra môi trường; các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường như luyện thép, khai thác khoáng sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, dệt nhuộm…; các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về vai trò và ý thức bảo vệ môi trường. Về lâu dài, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường để đảm bảo cho việc phát triển một nền kinh tế – xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Ba là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng yêu cầu cho phát triển nền kinh tế – xã hội ở Việt Nam hiện nay theo mô hình sinh thái bền vững. cần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị theo hướng một mặt vừa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nhưng mặt khác cũng phải tạo ra cơ chế dân chủ để đảm bảo cho hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả.
Bốn là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa theo hướng đề cao vai trò và địa vị pháp lý của các thành phần kinh tế. Đổi mới các hoạt động quản lý của nhà nước trong nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tiết dụng, chuyên nghiệp và dân chủ . Về lâu dài nhà nước cần tạo ra một hệ thống cơ chế, chính sách và pháp luật phù hợp nhằm khai thác và phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cùng hướng đến mục tiêu chung xây dựng và phát triển thành công nền kinh tế – xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Tài liệu tham khảo
[1] Bruckmeier, 2016. “Social-ecological transformation: Reconnecting society and nature”, DOI:10.1057/978-1-137-43828-7
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 1996, tr. 82
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2006, tr. 98
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội, năm 2016, tr. 87
[5] Nguyễn Thế Phương: “Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Xu hướng và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, bản điện tử, cập nhật ngày 10-12-2015
[6] Tổng cục Thống kê: Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội năm 2016, bản điện tử, cập nhật ngày 28-12-2016
[7] Tạp chí Cộng sản điện tử: Tổng quan tình hình kinh tế – xã hội nước ta năm 2016, cập nhật ngày 11-6-2017
Eng Ver.
SOCIAL-ECOLOGICAL TRANSFORMATION BASED ON SUSTAINABLE ECOLOGY IN VIETNAM
Vietnam is one of the countries heavily affected by climate change, especially in coastal areas. Climate change is a major threat to urban infrastructure and quality of life. Coastal areas are vulnerable to natural disasters, storms, floods, and sea level rise, increasing risks to residents’ property, livelihoods, and urban infrastructure. On the other hand, the process of urbanization without a growth plan will negatively affect the current ecosystem, climate, and environment.
For Vietnam and Southeast Asian countries (except for Singapore and Brunei), the double effects of climate change and the Covid-19 pandemic have had many negative impacts on agricultural production, requiring the industry to make appropriate adjustments to the economic, social and ecological conditions of each country and locality.
According to the Human Development Report 2020 of the United Nations Development Program (UNDP), humanity is causing instability in systems on planet Earth. The stresses of ecological systems are reflecting instability in social systems. The imbalance of this system exacerbates the imbalance of other systems, creating enormous challenges for humans and life on Earth. Climate change and the Covid-19 pandemic are the result of human impact on natural systems and are returning to hindering humans.
Socio-economic transformation (according to the previous theory) and socio-economic transformation (according to the current theory) are inseparable aspects to achieve sustainable development.
The social-ecological theory has been developed to create knowledge that connects society and nature, thereby helping people to build a theoretical framework for the harmonious development between nature and society. Social-ecological transformation is a new development approach in which there is a shift of the social system, which is relatively separate from the natural system to a system that harmoniously integrates natural and social factors [1].
In Vietnam, since the Eighth Congress (1996), the Communist Party of Vietnam has begun to set a goal for the strategy of building and developing social-economic development in the direction of “rapid economic growth, high efficiency and sustainability along with solving social problems, ensuring security, national defense, improving people’s lives…”[2]. The social-economic development perspective in the direction of sustainability of Vietnam has been confirmed in the documents of the Ninth, Tenth, and Eleventh Congress, especially in the Social-economic Development Strategy 2011-2020, which is “rapid development associated with sustainable development, sustainable development is a cross-cutting requirement in the Strategy”[3]. At the 12th Party Congress, the view of building and developing the social-economic based on sustainable ecology was once again concretized by our Party through the strategy of “renewal of growth model”. Accordingly, the upcoming growth model effectively combines the development of breadth with depth, focusing on developing depth, and improving growth quality and competitiveness based on improving labor productivity, actively and intensively applying scientific and technological advances, improving the quality of human resources, promoting comparative advantages and proactively integrating into the world, developing rapidly and sustainably; harmoniously resolving between immediate and long-term goals; between economic growth and cultural development, realizing social progress and justice, environmental friendliness, and improving the people’s material and spiritual life”[4]. Beforehand, in the face of opportunities and challenges to develop the Vietnamese economy sustainably, as early as the mid-2000s, the Party and the State set out the strategy of “National Sustainable Development”. In 2012, the Prime Minister promulgated the Vietnam Sustainable Development Strategy for the period 2011-2020 in Decision No. 432/QD-TTg, dated April 12, 2012. The strategy has identified the perspectives, objectives, priority directions for development in the next 10 years, groups of solutions, and sustainable development indicators to monitor and evaluate the country’s sustainable development process [5]. The above analysis shows that the selection of the sustainable development model for the social-economic economy by the Party and the State in the current period is an urgent and absolute necessity.
However, due to many objective and subjective reasons, the social-economic development of Vietnam over the past time, besides important achievements, has been facing many challenges. In terms of the economy, by dint of the limitations of science and technology and the unimproved quality of the labor force, the level of production in Vietnam is still basically backward and unsustainable. This can be seen clearly in the agricultural sector. Vietnam is currently one of the countries with advantages in agricultural production but basically has not taken advantage of this advantage yet. Although the labor force in the agriculture sector is relatively large (accounting for 41.9% of the national labor force in 2016) [6], the contribution of the agricultural sector to the overall growth of the economy is not much and unsustainable due to limited labor skills, outdated technology leading to low labor productivity. In 2016, the increase of the agricultural sector was only 1.36%, much lower than in 2011; the contribution of the agricultural sector accounted for only 16.32% of the overall structure of the economy [7]. The manufacturing and service industries have been the main contributors to the Vietnamese economy. However, in fact, the growth of our country’s economy in recent years has relied mainly on the exploitation and export of raw resources. The industrial economic sectors with high sustainability such as financial services, transportation, tourism, and information technology have gradually developed but have not been solid yet.
The issue of environmental protection in Vietnam is currently facing many risks and challenges. Due to the limited awareness of environmental protection issues along with the inadequate legal system, especially environmental legislation, we have inadvertently prioritized a less environmentally friendly mode of production and lifestyle over the years. This is one of the chief reasons why environmental protection in Vietnam still faces many difficulties. All the above limitations and challenges show that to achieve the basic objectives in the strategy of building and developing a sustainable social-economic model in Vietnam, as analyzed, the following solutions need to be implemented simultaneously:
Firstly, continue to accelerate the “Green Growth Strategy” in Vietnam across all sectors of the economy. To do so, it is necessary to restructure the economy and improve the institutions in the direction of encouraging economic sectors to effectively use natural resources with high added value and, limiting the progress towards the elimination of those sectors that waste natural resources and pollute the environment.
In addition, it is vital to research, apply and widely update modern technologies in the country and the world to effectively use resources and be environmentally friendly. Furthermore, it is important to strengthen propaganda and encourage the role of economic sectors and people to actively participate in building a green economy at all times. Along with perfecting the policy and legal system, it is crucial to actively build an appropriate state management apparatus to manage and operate the green economy in all fields.
Second, promote the sustainable strategy of management and environmental protection in Vietnam today. In the immediate future, it is necessary to focus on controlling the discharge of projects that generate large amounts of water into the environment; forms of production that pollute the environment such as steelmaking, mineral extraction, thermal power, paper production, and textile dyeing; establishments causing serious environmental pollution, production facilities with outdated technology. Promoting propaganda to raise people’s awareness of the role and awareness of environmental protection is an absolute necessity. In the long term, it is fundamental to improve the legal system on environmental protection to ensure the development of a sustainable social-ecological model.
Third, continue to build and improve the socialist rule of law to meet the requirements for socio-economic development in Vietnam today based on the sustainable ecological model. It is essential to reform the Party’s leadership of the political system in the direction of strengthening the Party’s leadership over the political system and simultaneously creating a democratic mechanism to ensure that the political system functions effectively.
Four, continue to reform and improve the socialist market economy in the direction of enhancing the role and legal status of economic sectors. It is necessary to renovate the state management activities in the socialist-oriented market economy in the direction of prudence, professionalism, and democracy. In the long run, the State needs to create an appropriate system of mechanisms, policies, and laws to exploit and maximize the production and business efficiency of all economic sectors towards the same goal of building and successfully developing the economy and society based on the sustainable ecological model. In the long term, the state should create an appropriate system of mechanisms, policies, and laws to exploit and maximize the efficiency of production and business of all economic sectors, aiming at the common goal of building and successfully developing the socio-economic model according to the sustainable ecological model.
References
[1] Bruckmeier, 2016. “Social-ecological transformation: Reconnecting society and nature”, DOI:10.1057/978-1-137-43828-7
[2] Communist Party of Vietnam: Document of the Eighth National Congress, Publishing House: National Politics, Hanoi, 1996, page 82
[3] Communist Party of Vietnam: Document of the 11th National Congress, Nxb Publishing House: National Politics, Hanoi, 2006, page 98
[4] Communist Party of Vietnam: Document of the 12th National Congress, Nxb Publishing House: National Politics, Hanoi, 2016, page 87
[5] Nguyen The Phuong: “Green Growth Strategy in Vietnam: Trends and Practices”, Journal of Economics and Forecasting, electronic version, updated on 10-12-2015
[6] General Statistics Office of Vietnam: Press release on social-economic situation in 2016, electronic version, updated on 28-12-2016
[7] Electronic Communist Journal: Overview of the social-economic situation in our country in 2016, updated on 11-06- 2017
BTC.