Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế năng động, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về năng lượng. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến nhu cầu năng lượng ngày càng cao, đồng thời cũng tạo ra áp lực lớn đối với môi trường. Để đáp ứng nhu cầu này một cách bền vững, Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến việc chuyển đổi năng lượng, với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
<TIẾNG ANH BÊN DƯỚI/ENGLISH BELOW>
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Ngay sau Hội nghị, Việt Nam và Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) đã khởi động đàm phán Tuyên bố JETP và thông qua vào ngày 14/12/2022, nhân chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Vương quốc Bỉ. Việt Nam là nước thứ 3, sau Nam Phi và Indonesia thông qua JETP. Đến thời điểm hiện nay có thêm Senegal tham gia đàm phán JETP.
Tuyên bố JETP nhằm Hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi các-bon thấp và chống chịu với biến đổi khí hậu, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công bằng và phi các-bon hóa hệ thống điện, đồng thời phát triển các cơ hội kinh tế mới để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi hướng tới tương lai phát thải ròng bằng “0”. Theo đó, IPG sẽ huy động số tiền ban đầu ít nhất là 15,5 tỷ USD trong vòng 3 – 5 năm tới để giải quyết nhu cầu chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam nhưng vẫn trong khung nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.
Để biến cam kết quốc tế trở thành quy định cụ thể, Ban Thư ký JETP được thành lập tại Quyết định số 845/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ, là tổ công tác giúp việc Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo COP26 trong điều phối giải quyết những công việc liên quan đến Tuyên bố JETP, đồng thời phối hợp với IPG trong triển khai thực hiện Tuyên bố JETP. Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố JETP. HIện có 4 nhóm công tác: Nhóm tổng hợp, Nhóm Công nghệ và Năng lượng, Nhóm Tài chính, Nhóm Thể chế Chính sách và Đầu tư, do 4 bộ chủ chốt thực hiện JETP làm trưởng nhóm và hàng trăm thành viên.
Đồng thời, Khung chính sách thực hiện JETP cũng đã được xác định. Đây là là các hành động chính sách (văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật, chiến lược, kế hoạch, hành động…) mà phía Việt Nam cần thực hiện thời gian tới nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Hiện nay, các Bộ, ngành đã triển khai vào trong kế hoạch xây dựng chính sách, văn bản pháp luật.
Khung chính sách thực hiện JETP cũng đã được xác định. Đây là là các hành động chính sách (văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật, chiến lược, kế hoạch, hành động…) mà phía Việt Nam cần thực hiện thời gian tới nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Hiện nay, các Bộ, ngành đã triển khai vào trong kế hoạch xây dựng chính sách, văn bản pháp luật.
Về kế hoạch tài chính cụ thể, các đối tác quốc tế cam kết hỗ trợ 7,75 tỷ USD nguồn tài chính công, thông qua hỗ trợ kỹ thuật hoặc hỗ trợ vốn, nguồn tài chính ưu đãi sẽ có lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, và các khoản vay, bảo lãnh, góp vốn chủ sở hữu căn cứ theo định giá dựa trên rủi ro.
Bên cạnh đó, Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ) cam kết hỗ trợ ít nhất 7,75 tỷ USD nguồn tài chính tư nhân. Nguồn tài chính này phụ thuộc vào khả năng huy động từ các nguồn tài chính công mang tính xúc tác, từ những cải thiện khung pháp lý, và mức độ sẵn sàng của các dự án khả thi về tài chính. Riêng với các dự án tham gia JETP, các ngân hàng trong khối GFANZ đã khẳng định đây là ưu tiên của Việt Nam nên phần vay thương mại sẽ có thêm mức bảo đảm cho ngân hàng đầu tư. Do có tính bảo đảm, tính đi trước thời đại, hướng tới phát thải ròng bằng 0 nên điều kiện vay và lãi suất với các dự án này cũng sẽ có ưu đãi riêng.
Chuyển đổi năng lượng công bằng không chỉ mang lại lợi ích về mặt môi trường mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bằng cách phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam có thể giảm thiểu ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, việc phát triển các dự án năng lượng xanh sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt cho những cộng đồng dễ bị tổn thương, từ đó giúp cải thiện điều kiện sống và tăng cường công bằng xã hội. Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong chuyển đổi năng lượng, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua. Các vấn đề như đầu tư hạn chế, công nghệ còn chậm phát triển và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch vẫn đang tồn tại. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ, Việt Nam có triển vọng xây dựng một hệ thống năng lượng bền vững và công bằng hơn trong tương lai, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.
Quá trình thúc đẩy chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho cả môi trường và xã hội. Những nỗ lực trong việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn tạo ra cơ hội việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tài liệu tham khảo:
- Khánh Ly (2024), Chuyển đổi năng lượng công bằng: Việt Nam sẵn sàng “nhập cuộc”, https://baotainguyenmoitruong.vn/chuyen-doi-nang-luong-cong-bang-viet-nam-san-sang-nhap-cuoc-368641.html#:~:text=Ph%C3%A1t%20bi%E1%BB%83u%20t%E1%BA%A1i%20L%E1%BB%85%20c%C3%B4ng,tinh%20th%E1%BA%A7n%20l%E1%BA%A5y%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%C3%A2n, truy cập 20 tháng 10 năm 2024.
- Neefjes, K., & Nhiên, N. T. T. (2021). Triển vọng chuyển dịch năng lượng đảm bảo công bằng xã hội tại Việt Nam: 2021 và tương lai.
- Khánh Ly (2024), Việt Nam chủ động, tích cực triển khai Tuyên bố JETP, https://www.monre.gov.vn/Pages/viet-nam-chu-dong,-tich-cuc-trien-khai-tuyen-bo-jetp.aspx, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
——————————-
Vietnam and the process of promoting a just energy transition
Vietnam is a developing country with a dynamic economy, but it also faces many energy challenges. Rapid economic growth has led to increasing energy demand, but also created great pressure on the environment. To meet this demand in a sustainable manner, Vietnam has begun to focus on the energy transition, with the aim of minimizing negative impacts on the environment and improving the quality of life of its people.
At the 26th Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change (COP26), Vietnam and nearly 150 countries committed to achieving net zero emissions by 2050. Immediately after the Conference, Vietnam and the International Partnership Group (IPG) initiated negotiations on the JETP Declaration and adopted it on December 14, 2022, during the visit and working session of the Prime Minister and a high-ranking Vietnamese delegation to the Kingdom of Belgium. Vietnam is the third country, after South Africa and Indonesia, to ratify JETP. Up to now, Senegal has also joined the JETP negotiations.
The JETP aims to support Vietnam’s low-carbon and climate-resilient transition, accelerate the just transition and decarbonization of its power system, and develop new economic opportunities to support Vietnam’s transition to a net-zero emissions future. Accordingly, IPG will mobilize an initial amount of at least USD 15.5 billion over the next 3-5 years to address Vietnam’s just energy transition needs while remaining within the country’s public and external debt framework.
To turn international commitments into specific regulations, the JETP Secretariat was established in Decision No. 845/QD-TTg dated July 14, 2023 of the Prime Minister, as a working group to assist the Prime Minister – Head of the COP26 Steering Committee in coordinating and resolving tasks related to the JETP Declaration, and at the same time coordinate with the IPG in implementing the JETP Declaration. The Prime Minister also approved the Project for implementing the JETP Declaration. There are currently 4 working groups: the Synthesis Group, the Technology and Energy Group, the Finance Group, the Policy Institution and Investment Group, headed by 4 key ministries implementing JETP and hundreds of members.
At the same time, the JETP Implementation Policy Framework has also been identified. These are policy actions (legal documents, technical guidelines, strategies, plans, actions, etc.) that Vietnam needs to implement in the coming time to promote the equitable energy transition process. Currently, ministries and sectors have implemented them in their plans to develop policies and legal documents.
The policy framework for implementing JETP has also been identified. These are policy actions (legal documents, technical guidelines, strategies, plans, actions, etc.) that Vietnam needs to implement in the coming time to promote the equitable energy transition process. Currently, ministries and sectors have implemented them in their plans to develop policies and legal documents.
Regarding the specific financial plan, international partners committed to supporting 7.75 billion USD of public finance, through technical assistance or capital support, preferential finance with interest rates lower than market interest rates, and loans, guarantees, and equity contributions based on risk-based pricing.
In addition, the Glasgow Finance Alliance for Net Zero Emissions (GFANZ) has committed to supporting at least USD 7.75 billion in private finance. This finance depends on the ability to mobilize catalytic public finance sources, improvements in the legal framework, and the readiness of financially viable projects. Particularly for projects participating in JETP, banks in the GFANZ bloc have affirmed that this is a priority for Vietnam, so the commercial loan portion will have an additional guarantee for the investment bank. Due to the guarantee, being ahead of the times, and aiming for net zero emissions, the loan conditions and interest rates for these projects will also have their own incentives.
A just energy transition not only brings environmental benefits but also contributes to improving the quality of life of its people. By developing renewable energy, Vietnam can reduce air pollution and protect public health. At the same time, developing green energy projects will create many new job opportunities, especially for vulnerable communities, thereby helping to improve living conditions and increase social equity. Although Vietnam has made great progress in the energy transition, there are still many challenges to overcome. Problems such as limited investment, slow technology development and dependence on fossil fuels still exist. However, with support from international organizations and strong commitment from the Government, Vietnam has the prospect of building a more sustainable and equitable energy system in the future, contributing to the global sustainable development goals.
The push for a just energy transition in Vietnam is well underway and promises to bring many benefits to both the environment and society. Efforts to develop renewable energy not only help reduce pollution but also create new job opportunities and improve the quality of life for people.
References:
- Khanh Ly (2024), Just Energy Transition: Vietnam Ready to “Join the Game ”, https://baotainguyenmoitruong.vn/chuyen-doi-nang-luong-cong-bang-viet-nam-san-sang-nhap-cuoc-368641.html#:~:text=Ph%C3%A1t%20bi%E1%BB%83u%20t%E1%BA%A1i%20L%E1%BB%85%20c%C3%B4ng,tinh%20th%E1%BA%A7n%20l%E1%BA%A5y%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%C3% A2n, accessed October 20, 2024.
- Neefjes, K., & Nhien, NTT (2021). Prospects for a socially equitable energy transition in Vietnam: 2021 and beyond.
- Khanh Ly (2024), Vietnam proactively and actively implements the JETP Declaration , https://www.monre.gov.vn/Pages/viet-nam-chu-dong,-tich-cuc-trien-khai-tuyen-bo-jetp.aspx , accessed October 20, 2024.
Leave A Comment