Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Việt Nam tăng nhanh với nhiều công trình xây dựng mới đã kéo theo những tác động về môi trường do ô nhiễm bụi và rác thải xây dựng khó tái chế. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhu cầu sử dụng vật liệu xanh đang là xu hướng mà ngành sản xuất vật liệu xây dựng hướng tới.
<Tiếng Anh bên dưới/English below>
Để khuyến khích chuyển đổi sang vật liệu xanh, Chính phủ đã ban hành những chính sách sau:
Nhà nước đã ban hành chính sách về nhãn xanh. Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO, nhãn xanh là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí, kỹ thuật, và các hình thức quảng cáo khác. Dựa vào tiêu chuẩn quốc tế ISO, nhãn xanh (nhãn sinh thái) được chia làm ba loại, gọi tắt là loại I, loại II, loại III với các yêu cầu cụ thể được nêu trong tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021:1999, ISO 14025:2000.
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 quy định: Sản phẩm thân thiện môi trường là sản phẩm được tạo ra từ các nguyên liệu, vật liệu, công nghệ sản xuất và quản lý thân thiện môi trường, giảm tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sử dụng, thải bỏ, bảo đảm an toàn cho môi trường, sức khỏe con người và được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hoặc công nhận; Nhãn sinh thái Việt Nam là nhãn được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận cho sản phẩm thân thiện môi trường; Việt Nam công nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường đã được tổ chức quốc tế, quốc gia ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam chứng nhận.
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định về sản phẩm thân thiện với môi trường, hồ sơ, trình tự, thủ tục chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam.
Ngày 01/10/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2050; Bộ Xây dựng đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị các bên liên quan tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP 26). Theo đó, khai thác và sản xuất VLXD là một trong ba lĩnh vực chủ yếu của ngành Xây dựng có tiềm năng, lợi thế đóng góp vào kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tối thiểu giai đoạn đến năm 2030 của ngành Xây dựng là 74,3 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ). Đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận khu đô thị xanh, khu đô thị phát thải các-bon thấp. Đến năm 2030, ít nhất 25% khu đô thị mới đạt tiêu chí khu đô thị xanh, phát thải các-bon thấp. 100% công trình đầu tư mới và các công trình sửa chữa cải tạo phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Ban hành cơ chế khuyến khích phát triển công trình xanh, khu đô thị/đô thị xanh, khu đô thị/đô thị phát thải cacbon thấp. Thúc đẩy sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng xanh. Hoàn thiện xây dựng tiêu chí sản phẩm xanh cho các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu. Đến năm 2030, 25% các VLXD chủ yếu sản xuất trong nước được chứng nhận sản phẩm xanh. Giai đoạn 2031 – 2050 phải đạt một số mục tiêu cụ thể như: Phát triển rộng rãi vật liệu xây dựng, công trình xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, đô thị theo hướng xanh, phát thải các-bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục tiêu đến năm 2050, ít nhất 50% khu đô thị mới, 10% đô thị đạt tiêu chí đô thị xanh, phát thải các-bon thấp. Trên 50% công trình có vốn đầu tư công đạt tiêu chí công trình xanh.
Ngày 22/7/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định 882/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, giao các nội dung công việc cụ thể cho từng bộ, ngành. Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021 -2030 định hướng đến 2050. Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, phát triển các loại VLXD mới thân thiện môi trường.
Chương trình cấp nhãn sinh thái của Việt Nam (Nhãn xanh Việt Nam) được Bộ trưởng Bộ TN&MT tại Quyết định số 253/QĐ-BTNMT ngày 05/3/2009 và Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường. Việc gắn Nhãn xanh Việt Nam là hoạt động tự nguyện. Hiện nay chương trình Nhãn Xanh Việt Nam đã xây dựng được 17 bộ tiêu chí cho các nhóm sản phẩm khác nhau. Trong đó nhóm sản phẩm liên quan đến VLXD đã xây dựng được 2 bộ tiêu chuẩn: Sản phẩm sơn phủ dùng cho xây dựng – NXVN 11:2014 và gốm sứ xây dựng – NSVN 05:2014.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng đang tích cực nghiên cứu, phát triển vật liệu xanh:
Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã có nhiều kết quả hứa hẹn trong nghiên cứu sản xuất VLX, ví dụ như “Nghiên cứu sử dụng phế thải bùn vôi của nhà máy giấy để sản xuất gạch không nung” năm 2020 của TS. Tống Tôn Kiên và cộng sự (Đại học Xây dựng). Nghiên cứu này tận dụng bùn vôi thải trong công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy kết hợp với các loại phế thải khác nhằm tạo ra gạch bê tông không nung. Kết quả cho thấy, loại gạch này có giá thành thấp; hai quá trình sản xuất giấy và sản xuất gạch đều giảm thiểu tác động đến môi trường. Theo các tác giả, hoàn toàn có thể sản xuất được các loại gạch bê tông đạt mác 5 đến mác 10 theo TCVN 6477:2016 ở quy mô công nghiệp, từ các loại phế thải đã nêu. Hay “Nghiên cứu chế tạo bê tông hàm lượng tro bay cao dùng cho các kết cấu công trình xây dựng” do TS. Lê Văn Quang và cộng sự (Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng) thực hiện, được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cấp kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng. Đến năm 2022, các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc chế tạo bê tông HVFC sử dụng tới 80% tro bay thay thế xi măng, giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và hạn chế ô nhiễm. Bê tông HVFC đạt các tính chất kỹ thuật cần thiết, đạt tiêu chuẩn về độ bền lâu, độ khô nhanh, co ngót, đàn hồi, cường độ uốn,… Ưu điểm là khả năng bảo vệ ăn mòn cốt thép của bê tông HVFC cho kết quả vượt trội hơn với bê tông thông thường mà giá chỉ tương đương với bê tông thông dụng trên thị trường.
Bên cạnh những nghiên cứu theo hướng sản xuất VLX, việc chế tạo thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất VLX cũng là nội dung được các nhà khoa học quan tâm. Nhiệm vụ: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy ép gạch không nung tự động hóa rung khuôn – rung bàn kết hợp năng suất 100.000 viên QTC/ca” do PGS.TS Nguyễn Quốc Hưng và cộng sự (Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM) thực hiện là một ví dụ theo hướng này. Với nguồn kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cấp, đến năm 2022, các nhà khoa học đã thiết kế chế tạo và thử nghiệm thành công máy ép tạo hình gạch không nung (loại gạch 4 lỗ, quy cách 8x8x18cm) theo nguyên lý rung khuôn – rung bàn kết hợp với độ ổn định cao, năng suất khoảng 100.000 viên/ca, hoạt động trên nền tảng tự động hóa và thân thiện với người dùng. Ưu điểm của máy là khả năng linh hoạt trong việc lắp đặt nhờ thiết kế ở dạng module, thuận tiện ghép nối với một số dây chuyền cấp liệu hiện hữu, thay vì phải triển khai mới một dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên, ưu thế lớn nhất là chi phí đầu tư thấp hơn so với các loại máy ép gạch bê tông nhập ngoại; khả năng bảo trì, bảo dưỡng thuận tiện, qua đó giúp doanh nghiệp hạn chế việc gián đoạn trong quá trình sản xuất.
Để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg và cam kết của Việt Nam đối với thế giới về cắt giảm khí nhà kính, Viện VLXD (là đơn vị hỗ trợ Bộ Xây dựng nghiên cứu phát triển sản phẩm, xây dựng các tiêu chuẩn, chính sách cho ngành sản xuất VLXD) đã thực hiện các nghiên cứu sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất VLXD. Hiện nay, Viện VLXD cũng đang thực hiện nghiên cứu đối các sản phẩm VLXD chủ yếu: Xây dựng cơ sở dữ liệu về vòng đời sản phẩm (LCA); Xây dựng các tiêu chí dán nhãn năng lượng, nhãn xanh; Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao năng lượng; Nghiên cứu xây dựng hệ số phát thải khí nhà kính, MRV; Nghiên cứu, đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm theo yêu cầu của sản phẩm mới.
Kỳ vọng phát triển vật liệu xanh trong tương lai là rất lớn và cần thiết để giải quyết các thách thức môi trường hiện nay. Các vật liệu xanh là những vật liệu được sản xuất, sử dụng và tái chế một cách bền vững và ít ảnh hưởng đến môi trường so với các vật liệu truyền thống. Đây là một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp vật liệu và xây dựng, và cũng là một phần không thể thiếu của nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu tác động của con người lên hệ sinh thái. Để đạt được các mục tiêu phát triển vật liệu xanh trong tương lai, cần có sự hợp tác mạnh mẽ giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp và chính phủ để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển vật liệu xanh, đồng thời tạo ra các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho sự chuyển đổi sang sử dụng vật liệu này trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Tài liệu tham khảo:
- Kim Nhung, Ứng dụng vật liệu xanh trong công trình xanh, https://thongke.cesti.gov.vn/an-pham-thong-ke/thong-tin-chuyen-de-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao/1223-ung-dung-vat-lieu-xanh-trong-cong-trinh-xanh, truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
- Minh Trang, Vật liệu xanh (Bài 3): Đồng bộ các giải pháp phát triển, https://moitruong.net.vn/vat-lieu-xanh-bai-3-dong-bo-cac-giai-phap-phat-trien-60729.html, truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
———————–0o0o0———————-
Vietnam and step toward green material development
The rapid urbanization and industrialization in Vietnam with many new construction projects has led to environmental impacts due to dust pollution and construction waste that is difficult to recycle. To minimize environmental pollution, the demand for green materials is a trend that the construction materials industry is aiming for. To encourage the transition to green materials, the Government has issued the following policies:
The State has issued a policy on green labels. According to the International Organization for Standardization ISO, a green label is an assertion and representation of the environmental attributes of a product or service, which can be in the form of a declaration, symbol, or chart on the product or packaging label. in product literature, magazines, technical articles, and other forms of advertising. Based on ISO international standards, green labels (eco-labels) are divided into three types, referred to as type I, type II, and type III with specific requirements stated in standards ISO 14024:1999, ISO 14021:1999, ISO 14025:2000.
Environmental Protection Law No. 72/2020/QH14 stipulates that environmentally friendly products are products made from environmentally friendly raw materials, materials, production technology, and management, reducing consumer impacts harmful to the environment during use and disposal, ensuring safety for the environment and human health and certified or recognized by a competent authority; Vietnam eco-label is a label certified by a competent Vietnamese agency for environmentally friendly products; Vietnam recognizes environmentally friendly products and services that have been certified by international organizations and countries that have signed mutual recognition agreements with Vietnam.
Decree No. 08/2022/ND-CP regulates environmentally friendly products, documents, orders, and procedures for certifying Vietnamese eco-labels.
On October 1, 2021, the Government issued Decision No. 1658/QD-TTg approving the National Strategy on Green Growth for the period 2021-2030 with a vision to 2050; The Ministry of Construction has issued the Construction Industry Action Plan to respond to climate change for the period 2021 – 2030 with a vision to 2050 to implement the Prime Minister’s commitment at the Conference of relevant parties participating in the Construction Industry 26th United Nations Framework Convention (COP 26). Accordingly, exploitation and production of construction materials is one of three main areas of the Construction industry with potential and advantages to contribute to climate change response plans and reduce greenhouse gas emissions. The Construction industry’s target for minimizing greenhouse gas emissions by 2030 is 74.3 million tons of CO2 equivalent (CO2td). By 2025, complete the development of a set of criteria and procedures for evaluating and recognizing green urban areas and low-carbon urban areas. By 2030, at least 25% of new urban areas will meet the criteria of green urban areas with low carbon emissions. 100% of new investment projects and repair and renovation projects must comply with regulations and standards on efficient energy use. Promulgate a mechanism to encourage the development of green buildings, urban areas/green urban areas, and urban areas/urban areas with low carbon emissions. Promote the production of green building materials products. Complete the development of green product criteria for major construction material products. By 2030, 25% of mainly domestically produced construction materials will be certified green products. The period 2031 – 2050 must achieve several specific goals such as: Widely developing construction materials, construction works, technical infrastructure, and urban areas in a green direction, low carbon emissions, and adapting to climate change climate change. The goal is that by 2050, at least 50% of new urban areas and 10% of urban areas will meet green urban criteria and low carbon emissions. Over 50% of projects with public investment meet green building criteria.
On July 22, 2022, the Government issued Decision 882/QD-TTg approving the National Action Plan on green growth for the period 2021 – 2030, assigning specific work contents to each ministry and sector. The Government has also issued the Vietnam Construction Materials Development Strategy for the period 2021 – 2030 with an orientation to 2050. Accordingly, the Ministry of Construction will preside over and coordinate with relevant agencies to research and develop new types of environmentally friendly construction materials.
Vietnam’s eco-label program (Vietnam Green Label) is regulated by the Minister of Natural Resources and Environment in Decision No. 253/QD-BTNMT dated March 5, 2009, and Circular No. 41/2013/TT-BTNMT regulating the order, procedures, and certification of eco-labels for environmentally friendly products. Attaching the Vietnam Green Label is a voluntary activity. Currently, the Vietnam Green Label program has built 17 sets of criteria for different product groups. The product group related to construction materials has developed 2 sets of standards: Coating products for construction – NXVN 11:2014 and construction ceramics – NSVN 05:2014.
Besides, domestic and foreign scientists are also actively researching and developing green materials:
Researchers in Vietnam have also had many promising results in the research on the production of developing materials, for example, “Research on the use of lime sludge waste from paper mills to produce unburnt bricks” in 2020 by Dr. Tong Ton Kien and his colleagues (University of Construction). This study utilizes lime sludge waste in the paper and pulp industry combined with other types of waste to create unburnt concrete bricks. Finally, this type of brick has a low cost; both the paper production and brick production processes minimize the environmental impact. According to the authors, it is completely possible to produce concrete bricks with grades 5 to 10 according to TCVN 6477:2016 on an industrial scale, from the above-mentioned types of waste. “Research on the production of high-fly ash concrete for construction structures” by Dr. Le Van Quang and colleagues (Institute of Construction Materials – Ministry of Construction) conducted, funded by the Department of Science and Technology of Ho Chi Minh City with more than 2.3 billion VND. By 2022, researchers had succeeded in manufacturing HVFC concrete using up to 80% fly ash instead of cement, helping to save natural resources and limit pollution. HVFC concrete has the necessary technical properties, meeting standards for durability, fast drying, shrinkage, elasticity, flexural strength, etc. The advantage is the ability to protect steel reinforcement from corrosion of HVFC concrete has superior results compared to conventional concrete at a price equivalent to that of common concrete on the market.
In addition to researching green material production trends, manufacturing equipment to improve green material production capacity is also a topic of interest to scientists. Task: “Research, design, and manufacture an unburnt brick pressing machine with automatic mold vibration and table vibration combined with a capacity of 100,000 QTC bricks/shift” by Associate Professor, Dr. Nguyen Quoc Hung and his colleagues (Industrial University of Ho Chi Minh City) is an example. With a budget of more than 1.5 billion VND granted by the Department of Science and Technology of Ho Chi Minh City, by 2022, scientists have designed, manufactured, and successfully tested a press to shape unburnt bricks (type of bricks have 4 holes, size 8x8x18cm) according to the principle of mold vibration – table vibration combined with high stability, the productivity of about 100,000 bricks/shift, operating on an automated and user-friendly platform. The advantage of the machine is the flexibility of installation based on its modular design, conveniently connecting to several existing feeding lines, instead of having to deploy a new production line. However, the biggest advantage is the investment cost is lower than that of imported concrete brick presses; and convenient maintenance and servicing capabilities, thereby helping businesses limit interruptions in the production process.
To implement the national goal of green growth according to Decision No. 1658/QD-TTg and Vietnam’s commitment to the world to reduce greenhouse gases, the Institute of Construction Materials (a unit supporting the Ministry of Construction in researching product development, building standards, and policies for the construction materials manufacturing industry) has researched using waste as raw materials for construction materials production. Currently, the Institute of Construction Materials is also conducting research on major construction materials products: Building a database on product life cycle (LCA); Developing criteria for energy labeling and green labels; researching and developing energy consumption norms; Researching and developing greenhouse gas emission coefficient, MRV; Research and invest in building laboratories according to new product requirements.
The expectation for green materials development in the future is great and necessary to solve current environmental challenges. Green materials are materials that are produced, used, and recycled sustainably and have less impact on the environment than traditional materials. This is an important trend in the materials and construction industry and is also an indispensable part of the global effort to reduce the impact of humans on the ecosystem. To achieve the goals of developing green materials in the future, there is a need for strong cooperation between scientists, businesses, and governments to invest in research and development of green materials, and to create policies that encourage and support the transition to using these materials in different industries.
References:
- Kim Nhung, Application of green materials in green construction,https://thongke.cesti.gov.vn/an-pham-thong-ke/thong-tin-chuyen-de-khoa-hoc-cong-nghe-and-doi-moi-sang-tao/1223-ung- dung-vat-lieu-green-in-cong-trinh-xanh , accessed July 7, 2024.
- Minh Trang, Green Materials (Lesson 3): Synchronizing development solutions, https://moitruong.net.vn/vat-lieu-xanh-bai-3-dong-bo-cac-giai-phap-phat -trien-60729.html , accessed July 7, 2024.
Leave A Comment