Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề cấp bách, việc chuyển đổi sang mô hình sinh thái bền vững là một yêu cầu thiết yếu. Công nghệ xanh – một khái niệm chỉ các công nghệ thân thiện với môi trường và giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến thiên nhiên – đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực này. Các giải pháp công nghệ xanh không chỉ giúp giảm ô nhiễm mà còn thúc đẩy phục hồi hệ sinh thái, tạo ra một môi trường sống trong lành và bền vững hơn cho con người.
<TIẾNG ANH BÊN DƯỚI/ ENGLISH BELOW>
Công nghệ xanh giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc ứng dụng các giải pháp sản xuất và tiêu thụ năng lượng hiệu quả. Theo báo cáo của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA), việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo có thể giảm hơn 70% lượng khí thải CO2 từ ngành năng lượng vào năm 2050. Các nguồn năng lượng như mặt trời, gió và thủy điện không chỉ là giải pháp thay thế bền vững cho các nguồn năng lượng hóa thạch, mà còn giúp giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí, một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nhiều quốc gia đã sử dụng năng lượng tái tạo ứng dụng năng lượng mặt trời vào sản xuất. Nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng năng lượng tái tạo vào lĩnh vực công nghiệp, điển hình là Đức và Trung Quốc, đã đầu tư mạnh vào các hệ thống điện mặt trời. Tại Đức, vào năm 2022, năng lượng mặt trời đã chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện của quốc gia này, giúp giảm hàng triệu tấn khí CO2 mỗi năm. Ở Việt Nam, chương trình phát triển điện mặt trời cũng đã giúp giảm được khoảng 1,5 triệu tấn CO2 từ năm 2018 đến nay.
Tại Trung Quốc, dự án phục hồi đất đã tiến hành sử dụng công nghệ sinh học để phục hồi hơn 1 triệu hecta đất sa mạc. Nhờ các dự án này, một số nơi đã được cải thiện độ phì nhiêu của đất mà còn giảm thiểu hiện tượng sa mạc hóa, đồng thời tạo ra sinh kế cho hàng triệu người dân địa phương. Dự án này được xem là một trong những mô hình phục hồi đất hiệu quả nhất, đồng thời tạo ra những vùng đất màu mỡ cho việc canh tác nông nghiệp, đã giúp cải tạo hơn 1 triệu hecta đất sa mạc thành đất nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm cho hàng triệu người và giảm thiểu hiện tượng cát bay gây ô nhiễm không khí.
Bên cạnh việc giảm ô nhiễm, công nghệ xanh còn góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái. Một trong những giải pháp công nghệ nổi bật trong lĩnh vực này là việc sử dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật phục hồi đất. Các công nghệ sinh học hiện đại như nuôi cấy vi sinh vật để xử lý ô nhiễm đất và nước đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo nghiên cứu của Tổ chức Liên hợp quốc (UNEP), sử dụng vi sinh vật trong việc xử lý nước thải có thể giúp loại bỏ lên đến 95% các chất ô nhiễm, bao gồm kim loại nặng và chất hữu cơ. Thành phố Amsterdam (Hà Lan) đã triển khai mô hình này với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến. Trong chương trình kinh tế tuần hoàn của thành phố, hơn 50% lượng chất thải của Amsterdam được tái chế, chuyển đổi thành nguyên liệu tái sử dụng trong các ngành công nghiệp khác. Thành phố này cũng áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc thu gom và xử lý chất thải, như hệ thống phân loại rác tự động và công nghệ tái chế nhựa tiên tiến, giúp giảm thiểu ô nhiễm và tái sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.
Một yếu tố quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ xanh là mô hình kinh tế tuần hoàn. Mô hình này khuyến khích áp dụng công nghệ xanh vào sản xuất, nhằm tối ưu hóa quy trình, mang lại hiệu quả cao, đồng thời có thể tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá. Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner (1990). Nó được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống. Ellen MacArthur Foundation mô tả nền KTTH là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế. Nó chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong phạm vi này, là các mô hình kinh doanh. Hay nói một cách đơn giản Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Mô hình kinh tế xanh này được nhiều quốc gia trên thế giới ứng dụng ở nhiều ngành sản xuất khác nhau, đem lại hiệu quả tốt cả về kinh tế và hệ sinh thái. Mô hình với thế mạnh ở việc tái sử dụng, tái chế và hướng đến giảm thiểu lãng phí tài nguyên đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới. Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, nếu tất cả các quốc gia lớn trên thế giới chuyển sang mô hình kinh tế tuần hoàn, mô hình này có thể giúp giảm được khoảng 9 tỷ tấn khí CO2 mỗi năm, tương đương với 40% lượng khí thải toàn cầu hiện nay. Nhận thấy những lợi ích to lớn của kinh tế tuần hoàn, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực ASEAN đưa kinh tế tuần hoàn vào Luật Bảo vệ môi trường và văn bản hướng dẫn dưới luật. Ngày 07/06/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 687/QĐ-TTg về dề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và sau đó là nhiều văn bản khác về phát triển kinh tế tuần hoàn.
Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của công nghệ xanh là khả năng giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí. Việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió và năng lượng sinh khối thay vì sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá và dầu mỏ đã giúp giảm đáng kể lượng khí CO2 và các chất ô nhiễm khác. Theo Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA), việc triển khai các công nghệ năng lượng tái tạo có thể giảm đến 70% lượng khí thải CO2 trong lĩnh vực năng lượng vào năm 2050. Điều này không chỉ giúp bảo vệ bầu khí quyển mà còn giảm thiểu ô nhiễm không khí, làm giảm các vấn đề sức khỏe do ô nhiễm như bệnh hô hấp, tim mạch, và ung thư phổi.
Công nghệ xanh không chỉ tác động đến không khí mà còn giúp cải thiện chất lượng nước và đất. Các công nghệ sinh học như việc sử dụng vi sinh vật để xử lý ô nhiễm nước và đất là những ví dụ điển hình về cách công nghệ có thể giúp khôi phục các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc sử dụng các vi sinh vật này để phân hủy các chất thải hữu cơ và kim loại nặng giúp cải thiện chất lượng nước trong các dòng sông, hồ và các nguồn nước ngầm. Theo nghiên cứu của Tổ chức Liên Hợp Quốc (UNEP), công nghệ sinh học có thể giúp loại bỏ tới 95% các chất ô nhiễm trong nước, đồng thời phục hồi đất bị ô nhiễm do hóa chất và chất thải công nghiệp, từ đó giúp tái tạo các hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học. Ô nhiễm không khí, đặc biệt là sự xuất hiện của các hạt bụi mịn (PM2.5) và các khí độc hại như nitơ điôxít (NO2) và lưu huỳnh điôxít (SO2), có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ các bệnh về hô hấp đến bệnh tim mạch và ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong mỗi năm, chủ yếu ở các khu vực đô thị và các quốc gia phát triển. Bằng cách giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch, công nghệ xanh giúp giảm mức độ ô nhiễm này, từ đó cải thiện chất lượng không khí và giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm. Việc chuyển đổi sang năng lượng sạch và sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng giúp tạo ra môi trường sống lành mạnh hơn cho cộng đồng.
Công nghệ xanh, đặc biệt là trong mô hình kinh tế tuần hoàn, giúp giảm lượng chất thải sản xuất ra mỗi năm và tăng cường khả năng tái chế các vật liệu. Các công nghệ tái chế tiên tiến không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn tạo ra các sản phẩm mới từ những vật liệu tái sử dụng. Ví dụ, công nghệ tái chế nhựa và kim loại đã giúp nhiều thành phố lớn như Amsterdam tái chế hơn 50% chất thải của mình, biến các chất thải trở thành nguyên liệu quý giá cho các ngành công nghiệp khác. Điều này giúp giảm ô nhiễm từ các bãi rác, đồng thời tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm chi phí sản xuất.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ xanh là khả năng tạo ra nguồn năng lượng sạch và bền vững, không gây ô nhiễm môi trường. Việc áp dụng công nghệ năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng thủy điện giúp giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và giảm ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện. Mặt trời và gió là những nguồn năng lượng vô tận và không gây tác hại đến môi trường. Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã đưa ra báo cáo về việc đầu tư vào năng lượng tái tạo đã giúp giảm 2,1 tỷ tấn CO2 trên toàn cầu trong năm 2021. Những nguồn năng lượng tái tạo là giải pháp thân thiện với môi trường, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao; giúp giảm ô nhiễm mà còn tạo ra một nền kinh tế năng lượng bền vững, giúp bảo vệ và phục hồi tài nguyên thiên nhiên.
Ứng dụng công nghệ xanh trong chuyển đổi sinh thái không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm mà còn đóng góp vào việc phục hồi môi trường và hướng đến một nền kinh tế bền vững. Các giải pháp như sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học và mô hình kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng chính trong việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu. Công nghệ xanh đang trở thành xu hướng mới được nhiều quốc gia quan tâm và hướng đến lâu dài. Công nghệ xanh đang thực sự định hình lại nền kinh tế và môi trường trên toàn thế giới. Những thay đổi đáng kể mà công nghệ xanh mang lại không chỉ tác động tích cực đến môi trường mà còn hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và hỗ trợ sản xuất bền vững. Tuy nhiên, song hành với nhiều cơ hội mà công nghệ xanh mang lại là những thách thức lớn, đơn cử như nhiều lĩnh vực đang khát nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, việc ứng dụng thành công công nghệ xanh tại Việt Nam đòi hỏi nhiều nghiên cứu chuyên sâu, định hướng, chiến lược hiệu quả và rất nhiều nỗ lực.
Tài liệu tham khảo:
- Bouckaert, S., Pales, A. F., McGlade, C., Remme, U., Wanner, B., Varro, L., … & Spencer, T. (2021). Net zero by 2050: A roadmap for the global energy sector.
- Olhoff, A., & Christensen, J. M. (2020). Emissions gap report 2020.
- Shidong, L. I., & Moucheng, L. I. U. (2022). The development process, current situation and prospects of the conversion of farmland to forests and grasses project in China. Journal of Resources and Ecology, 13(1), 120-128.
- Bộ Công Thương Việt Nam (2024), Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam: Đường đến phát thải ròng bằng không, Hà Nội.
- Dlamini, D. T. (2024), The Circular Economy: An Opportunity For Sustainable Development, CSIR Science Scope, 21(1), 03-03.
- City of Amsterdam (2020), Amsterdam Circular Strategy 2020-2025, Amsterdam.
- World Health Organization. (2021), WHO global air quality guidelines: particulate matter (PM2. 5 and PM10), ozone, nitrogen dioxide, sulfur dioxide and carbon monoxide, World Health Organization.
- OECD (2019), “Introduction”, in Business Models for the Circular Economy: Opportunities and Challenges for Policy, OECD Publishing, Paris.
- UNEP. (2019), Global Environment Outlook Geo-6 Healthy Planet, Healthy People.
- IEA (2022), “Renewables 2022: Analysis and forecast to 2027”, IEA Publications, France.
- Pearce, D.W. and R.K. Turner (1990), Economics of Natural Resources and the Environment, Hemel Hempstead: Harvester Wheatsheaf.
———————–
Green Technology in Ecological Transition: Solutions to Reduce Pollution and Restore the Environment
As climate change and environmental pollution become more urgent, the transition to a sustainable ecological model is an essential requirement. Green technology – a concept that refers to technologies that are environmentally friendly and help minimize negative impacts on nature – has been playing an important role in this effort. Green technology solutions not only help reduce pollution but also promote ecosystem restoration, creating a cleaner and more sustainable living environment for humans.
Green technology helps reduce environmental pollution through the application of efficient energy production and consumption solutions. According to a report by the International Energy Agency (IEA), switching to renewable energy could reduce CO2 emissions from the energy sector by more than 70% by 2050. Energy sources such as solar, wind and hydropower are not only sustainable alternatives to fossil fuels, but also help reduce the impact of air pollution, one of the main causes of respiratory diseases and other serious health problems. Many countries have used renewable energy to apply solar energy to production. Many countries in the world have applied renewable energy to the industrial sector , typically Germany and China, which have invested heavily in solar power systems. In Germany, by 2022, solar energy will account for about 10% of the country’s total electricity production, helping to reduce millions of tons of CO2 each year. In Vietnam, the solar power development program has also helped reduce about 1.5 million tons of CO2 since 2018.
In China, the land restoration project has used biotechnology to restore more than 1 million hectares of desert land. Thanks to these projects, some places have improved soil fertility and reduced desertification, while creating livelihoods for millions of local people. This project is considered one of the most effective land restoration models, while creating fertile land for agricultural cultivation, helping to convert more than 1 million hectares of desert land into agricultural land, providing food for millions of people and reducing sand blowing that causes air pollution.
In addition to reducing pollution, green technology also contributes to restoring degraded ecosystems. One of the outstanding technological solutions in this field is the use of biotechnology and soil restoration techniques. Modern biotechnologies such as microbial culture to treat soil and water pollution are becoming increasingly popular. According to research by the United Nations Environment Programme (UNEP), using microorganisms in wastewater treatment can help remove up to 95% of pollutants, including heavy metals and organic matter. The city of Amsterdam (Netherlands) has implemented this model with the support of advanced technology. In the city’s circular economy program, more than 50% of Amsterdam’s waste is recycled, converted into reusable materials in other industries. The city also applies advanced technology in waste collection and treatment, such as automatic waste sorting systems and advanced plastic recycling technology, helping to reduce pollution and effectively reuse resources.
An important factor in the application of green technology is the circular economy model. This model encourages the application of green technology in production, in order to optimize the process, bring high efficiency, and at the same time save valuable resources. The concept of Circular Economy (CEE) was first officially used by Pearce and Turner (1990). It is used to refer to a new economic model based on the fundamental principle that “everything is an input to something else”, which is completely different from the traditional linear economic view. Ellen MacArthur Foundation describes the CEE as an industrial system that is restorative or regenerative by intention and design. It moves to renewable energy, eliminates the use of toxic chemicals and waste that reduces the possibility of reuse through superior design of materials, products, systems and, within this scope, business models. Or simply put, the Circular Economy is turning the output waste of one industry into an input resource of another industry or circulating within a business itself. The Circular Economy partly contributes to increasing value for businesses, reducing resource exploitation, reducing waste treatment costs, and minimizing environmental pollution.
This green economic model has been applied by many countries in the world in many different manufacturing industries, bringing good efficiency in both economy and ecosystem. The model with its strengths in reusing , recycling and aiming to minimize resource waste has brought economic efficiency to many countries in the world . According to a study by Harvard University, if all major countries in the world switch to a circular economic model, this model can help reduce about 9 billion tons of CO2 per year, equivalent to 40% of current global emissions. Realizing the great benefits of the circular economy, Vietnam is one of the first countries in the ASEAN region to include the circular economy in the Law on Environmental Protection and guiding documents under the law. On June 7, 2022, the Prime Minister approved Decision No. 687/QD-TTg on the Circular Economy Development Project in Vietnam and then many other documents on circular economy development.
One of the most obvious benefits of green technology is its ability to reduce greenhouse gas emissions and air pollution. Switching to renewable energy sources such as solar, wind, and biomass instead of fossil fuels such as coal and oil has significantly reduced CO2 and other pollutants. According to the International Energy Agency (IEA), the deployment of renewable energy technologies could reduce CO2 emissions in the energy sector by up to 70% by 2050. This not only helps protect the atmosphere, but also reduces air pollution, reducing pollution-related health problems such as respiratory diseases, cardiovascular diseases, and lung cancer.
Green technology does not only impact the air but also helps improve water and soil quality. Biotechnologies such as the use of microorganisms to treat water and soil pollution are good examples of how technology can help restore natural resources. Using these microorganisms to break down organic waste and heavy metals helps improve water quality in rivers, lakes and groundwater. According to research by the United Nations Environment Programme (UNEP), biotechnology can help remove up to 95% of pollutants in water, and restore soils contaminated by chemicals and industrial waste, thereby helping to regenerate ecosystems and protect biodiversity. Air pollution, especially the presence of fine particulate matter (PM2.5) and harmful gases such as nitrogen dioxide (NO2) and sulfur dioxide (SO2), can cause a variety of serious health problems, from respiratory diseases to cardiovascular diseases and cancer. According to the World Health Organization (WHO), air pollution causes about 7 million deaths each year, mainly in urban areas and developed countries. By reducing dependence on fossil fuels, green technology helps reduce these pollution levels, thereby improving air quality and reducing the incidence of pollution-related diseases. Switching to clean energy and using energy-efficient technologies helps create a healthier living environment for communities.
Green technology, especially in the circular economy model, helps reduce the amount of waste produced each year and increase the ability to recycle materials. Advanced recycling technologies not only reduce pollution but also create new products from reusable materials. For example, plastic and metal recycling technology has helped many large cities such as Amsterdam recycle more than 50% of their waste, turning waste into valuable raw materials for other industries. This reduces pollution from landfills, saves natural resources and reduces production costs.
One of the biggest advantages of green technology is the ability to create clean and sustainable energy sources that do not pollute the environment. The application of solar, wind and hydroelectric power technology helps reduce dependence on fossil fuels and reduce pollution from thermal power plants. The sun and wind are inexhaustible sources of energy and do not harm the environment. The International Energy Agency has reported that investment in renewable energy has helped reduce 2.1 billion tons of CO2 globally in 2021. Renewable energy sources are environmentally friendly solutions that are both highly efficient; help reduce pollution and create a sustainable energy economy, helping to protect and restore natural resources.
The application of green technology in ecological transformation not only helps reduce pollution but also contributes to environmental restoration and towards a sustainable economy. Solutions such as the use of renewable energy, biotechnology and circular economic models are becoming the main trends in solving global environmental problems. Green technology is becoming a new trend that many countries are interested in and aiming for in the long term. Green technology is truly reshaping the economy and environment around the world. The significant changes that green technology brings not only have a positive impact on the environment but also promise potential for economic growth, attract foreign direct investment and support sustainable production. However, along with the many opportunities that green technology brings are great challenges, for example, many fields are thirsty for high-quality human resources. Therefore, the successful application of green technology in Vietnam requires a lot of in-depth research, orientation, effective strategies and a lot of effort.
References:
- Bouckaert, S., Pales, A.F., McGlade, C., Remme, U., Wanner, B., Varro, L., … & Spencer, T. (2021). Net zero by 2050: A roadmap for the global energy sector .
- Olhoff, A., & Christensen, J. M. (2020). Emissions gap report 2020 .
- Shidong, LI, & Moucheng, LIU (2022). The development process, current situation and prospects of the conversion of farmland to forests and grasses project in China . Journal of Resources and Ecology, 13(1), 120-128.
- Ministry of Industry and Trade of Vietnam (2024) , Outlook Report Vietnam Energy : The Road to Net Zero Emissions , Hanoi.
- Dlamini, DT (2024) , The Circular Economy: An Opportunity For Sustainable Development , CSIR Science Scope, 21(1), 03-03.
- City of Amsterdam (2020) , Amsterdam Circular Strategy 2020-2025 , Amsterdam.
- World Health Organization. (2021), WHO global air quality guidelines: particulate matter (PM2. 5 and PM10), ozone, nitrogen dioxide, sulfur dioxide and carbon monoxide, World Health Organization.
- OECD (2019), “Introduction”, in Business Models for the Circular Economy: Opportunities and Challenges for Policy , OECD Publishing, Paris.
- UNEP. (2019), Global Environment Outlook Geo-6 Healthy Planet, Healthy People .
- IEA (2022), ” Renewables 2022: Analysis and forecast to 2027 ”, IEA Publications, France.
- Pearce, DW and RK Turner (1990), Economics of Natural Resources and the Environment , Hemel Hempstead: Harvester Wheatsheaf.
Leave A Comment