Hiện nay, các văn bản pháp luật nhà nước Việt Nam vẫn chưa có khái niệm chính thức về năng lượng sạch. Năm 2014, năng lượng tái tạo được định nghĩa “là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác” được quy định tại khoản 1, Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2014 nhưng đến năm 2020, Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc Hội đã không còn đề cập đến khái niệm này trong văn bản. Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mới nhấn mạnh vào việc phát triển năng lượng tái tạo trong các chính sách của Nhà nước ở Điều 5.
<TIẾNG ANH BÊN DƯỚI/ENGLISH BELOW>

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và những rủi ro trong an ninh năng lượng, những yếu tố như nhu cầu, sản xuất, sử dụng năng lượng trở nên cấp thiết đối với mọi quốc gia trên toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khẳng định quan điểm ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thực tế, nhu cầu tiêu thụ năng lượng có mức tăng trưởng tương đối nhanh, trong đó, tiêu thụ năng lượng cuối cùng giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân khoảng 6,8%/năm; tỷ trọng tiêu thụ điện năng trong cơ cấu tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng cũng tăng từ 25,7% năm 2015 lên 28,4% năm 2020. Quy hoạch điện VIII dự báo, điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8,7%/năm trong giai đoạn từ năm 2021-2030, với sản lượng điện sản xuất năm 2025 dự kiến đạt khoảng 378,3 tỷ kW giờ và năm 2030 đạt khoảng 567 tỷ kW giờ (Niên giám thống kê 2021). Trong khi, phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng, trữ lượng và sản xuất than, dầu, khí tự nhiên đã và đang suy giảm dần hằng năm; các nguồn thủy điện lớn và vừa được khai thác hết tiềm năng. Điều đó đã dẫn đến những thách thức về an ninh năng lượng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, việc cam kết lộ trình hướng đến phát thải ròng bằng “0” theo Thỏa thuận Paris (PA) trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã mở ra nhu cầu chuyển dịch năng lượng. Nghĩa là chuyển dịch năng lượng từ các dạng truyền thống như năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng tái tạo ví dụ năng lượng mặt trời, Năng lượng gió, Năng lượng sóng biển, Năng lượng địa nhiệt, Năng lượng sinh khối. Phát triển năng lượng tái tạo là một giải pháp quan trọng nhằm giảm phát thải khí nhà kính ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3260 km, với tốc độ gió trung bình 7 m/s. Có nhiều tỉnh như Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung bộ có bức xạ mặt trời cao. Vì vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió, năng lượng mặt trời do có vị trí địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, trước năm 2015 trở về trước, nguồn điện năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) tại Việt Nam hầu như không có gì, mặc dù đã có định hướng phát triển từ trước 2010 nhưng vì chính sách giá điện năng lượng tái tạo thấp, chi phí cao nên việc sản xuất vận hành, nhu cầu không có. Những chủ trương, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đã được xác định từ sớm: phát triển thủy điện từ những năm 2000, phát triển điện gió từ sau 2010, năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 phê duyệt Chiến lược phát triển NLTT của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặc biệt là Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55 – NQ/TW (Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020)… đã được ban hành vừa đảm bảo phát triển kinh tế toàn diện bền vững vừa đảm bảo an ninh năng lượng.
Ngày nay, xu hướng ưu tiên năng lượng tái tạo dựa trên các nguồn năng lượng đa dạng để tạo ra một hệ thống điện an toàn, an ninh, đáng tin cậy và có hàm lượng các bon thấp. Năng lượng tái tạo chỉ thực sự phát triển trong mấy năm gần đây kể từ khi ban hành Quy hoạch điện VII điều chỉnh (tại Quyết định số 428/QĐ-TTg, ngày 18/3/2016 về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030) và Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015). Trong mục 1, điều 5, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã được lồng ghép hoạt động phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo là một trong những chính sách của Nhà nước Việt Nam để bảo vệ môi trường. Gần đây, Việt Nam chú trọng ưu tiên hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình sử dụng năng lượng tái tạo qua các chủ trương, văn bản pháp luật tại Mục 7, Điều 65, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 quy định. Theo mục 2, điều 141 Luật Bảo vệ môi trường về các ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường, việc sản xuất năng lượng sạch thuộc hoạt động đầu tư kinh doanh được ưu đãi và hỗ trợ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành các quyết định như: Quyết định 11/2017/QĐ-TTg, Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam; Quyết định 37/2011/QĐ-TTg, Quyết định 39/2018/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Nhà nước cũng có những chính sách ưu đãi về giá năng lượng:
- Năng lượng gió: Theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg, ngày 10-9-2018, của Thủ tướng Chính phủ, về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió tại Việt Nam” quy định các nhà đầu tư tư nhân có điều kiện thuận lợi hơn khi giá bán điện tăng từ 7,8UScent/kWh lên 8,5USScent/kWh đối với các dự án trên đất liền; chính thức áp dụng giá 9,8USScent/kWh đối với các dự án trên biển;
- Năng lượng sinh khối: Theo Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg, ngày 5-3-2020, của Thủ tướng Chính phủ, về “Sửa đổi, bổ sung, một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam” quy định bên mua điện (Tập đoàn EVN) có nghĩa vụ phải mua toàn bộ điện năng theo hợp đồng không đàm phán với giá bán điện theo 2 loại sinh khối chính: đồng phát nhiệt – điện (5,8UScent/kWh) và chi phí tránh được theo giá nhiệt điện than nhập khẩu (khoảng 7,5UScent/kWh áp dụng cho khu vực phía Nam).
- Năng lượng điện rác: Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg, ngày 5-5-2014, của Thủ tướng Chính phủ, “Về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn tại Việt Nam” quy định mức ưu tiên và hỗ trợ cho điện rác thải theo hai loại hình công nghệ: chôn lấp thu hồi khí mê-tan và thiêu đốt bảo đảm vệ sinh môi trường với mức giá lần lượt là 7,28UScent/kWh và 10,05UScent/kWh.
- Năng lượng điện mặt trời: Theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg, ngày 11-4-2017, của Thủ tướng Chính phủ, “Về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam” quy định mức hỗ trợ giá khá cao (9,35UScent/kWh); đồng thời tạo điều kiện cho đầu tư và phát triển các dự án điện trên mái nhà bên cạnh điện mặt trời trên mặt đất hoặc nối lưới.
Nhìn chung, sử dụng năng lượng sạch có thể đảm bảo một tương lai năng lượng bền vững, ít rủi ro và giá thành hợp lý, đặc biệt có tiềm năng trong giảm lượng phát thải khí nhà kính. Năng lượng tái tạo có thể khai thác ở mọi nơi. Sử dụng năng lượng tái tạo cũng có những ưu điểm riêng trong việc bảo vệ môi trường, ví dụ như năng lượng gió chiếm rất ít không gian; sử dụng năng lượng sinh khối từ các phế phẩm nông nghiệp, công nghiệp giúp giảm các bãi chôn xử lý rác, việc phát triển các loại cây trồng cung cấp cho năng lượng sinh khối còn tăng lượng oxy, giảm CO2 cho môi trường. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa đồng bộ được với quy mô phát triển, chuyển gia công nghệ phát triển và lưu trữ của năng lượng sạch dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư phải bỏ số vốn lớn để tự đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu (đường giao thông, đường điện, đường nước…). Chi phí cho việc đầu tư xây dựng cho hệ thống năng lượng cung cấp điện vẫn còn cao nên việc quyết định đầu tư luôn được cân nhắc và xem xét đầu tiên. Để giải quyết vấn đề này, một ví dụ trong nghiên cứu của Bùi Thị Thuỳ Linh và Lê Sơn Tùng (2024) đã chỉ ra rằng Việt Nam đã áp dụng giá FiT để thu hút nhà đầu tư và người dân với mức gía hợp lý. Bên cạnh đó, quy trình đầu tư phức tạp do Nhà nước chưa ban hành quy hoạch tổng thể cho phát triển năng lượng tái tạo, chưa có lộ trình cho giá bán lẻ điện hình thành từ năng lượng tái tạo; tính công khai, minh bạch trong việc sản xuất, phân phối, truyền tải điện chưa được chú trọng.
Như vậy, trong tương lai khi dân số tiếp tục tăng, nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và việc quen thuộc sử dụng hơn từ các nguồn năng lượng sạch sẽ là câu trả lời cho việc cung cấp các giải pháp năng lượng bền vững, đồng thời bảo vệ ảnh hưởng từ sự thay đổi khí hậu.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Khoa học và Công nghệ (2023), Nguồn năng lượng sach: Giải pháp bảo vệ môi trường, https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/23603/nguon-nang-luong-sach—giai-phap-bao-ve-moi-truong.aspx#:~:text=N%C4%83ng%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20s%E1%BA%A1ch%20l%C3%A0%20ch%C3%ADnh,c%E1%BB%A7a%20s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20t%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn., truy cập ngày 15/8/2024.
- Tổng cục Thống kê (2021), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội.
- Bộ Chính trị (2020), Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về phê duyệt Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về về các chính sách khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam với các quy định về quy hoạch dự án điện mặt trời, chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất đối với các dự án điện mặt trời.
- Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam
- Quốc hội (2021), Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH.
- Trần Thị Thu Hà (2022), Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam và một số đề xuất chính sách, Viện Chiến lược và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Thùy, L. B. T., & Lê Sơn, T. Ù. N. G. (2024). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo tại các cảng biển Việt Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, 77, 81-87.
——————–
Potential for Renewable Energy Development in Vietnam: Some Policy Implications
Currently, Vietnamese state legal documents still do not have an official concept of clean energy. In 2014, renewable energy was defined as “energy exploited from water, wind, sunlight, geothermal heat, ocean waves, biofuels and other renewable energy resources” as stipulated in Clause 1, Article 43 of the Law on Environmental Protection 2014, but by 2020, the Law on Environmental Protection No. 72/2020/QH14 of the National Assembly no longer mentioned this concept in the document. The new Law on Environmental Protection 2020 emphasizes the development of renewable energy in State policies in Article 5.

In the context of climate change and risks in energy security, factors such as energy demand, production and use have become urgent for every country around the world, not only in Vietnam. In Vietnam, Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020 of the Politburo on the orientation of Vietnam’s National Energy Development Strategy to 2030, with a vision to 2045, affirms the priority viewpoint of developing energy quickly and sustainably, one step ahead, associated with protecting the ecological environment, ensuring national defense and security, and achieving progress and social justice, which is of particular importance. In fact, the demand for energy consumption has a relatively rapid growth rate, in which final energy consumption in the period 2016-2020 increased by an average of about 6.8%/year; The proportion of electricity consumption in the structure of total final energy consumption also increased from 25.7% in 2015 to 28.4% in 2020. Power Master Plan VIII forecasts that commercial electricity will maintain an increase of about 8.7% per year in the period from 2021 to 2030, with electricity production expected to reach about 378.3 billion kWh in 2025 and about 567 billion kWh in 2030 (Statistical Yearbook 2021). Meanwhile, Vietnam’s economic development still relies mainly on energy-intensive industries, reserves and production of coal, oil, and natural gas have been decreasing every year; large and medium hydropower sources have been exploited to their full potential. That has led to challenges in energy security for Vietnam. In addition, the commitment to a roadmap towards net zero emissions under the Paris Agreement (PA) within the framework of the United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) has opened up the need for energy transition. That is, energy transition from traditional forms such as fossil energy to renewable forms such as solar energy, wind energy, wave energy, geothermal energy, and biomass energy. Developing renewable energy is an important solution to reduce greenhouse gas emissions in response to the climate change that is happening globally.
Vietnam has a coastline of more than 3,260 km, with an average wind speed of 7 m/s. Many provinces such as the Central Highlands, the South and the South Central Coast have high solar radiation. Therefore, Vietnam has great potential for renewable energy, especially wind energy and solar energy due to its favorable geographical location. However, before 2015, renewable energy sources (wind, solar) in Vietnam were almost non-existent, although there was a development orientation before 2010, but because of the low renewable energy price policy and high costs, there was no production, operation and demand. The policies and strategies for renewable energy development have been identified early: hydropower development since the 2000s, wind power development since 2010, in 2015 the Prime Minister issued Decision No. 2068/QD-TTg dated November 25, 2015 approving Vietnam’s Renewable Energy Development Strategy to 2030, with a vision to 2050, especially the Politburo issued Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020 on the orientation of Vietnam’s National Energy Development Strategy to 2030, with a vision to 2045 and the Government’s Action Program to implement Resolution No. 55 – NQ/TW (Resolution No. 140/NQ-CP dated October 2, 2020)… have been issued to ensure both sustainable and comprehensive economic development and energy security.
Nowadays, the trend of prioritizing renewable energy is based on diverse energy sources to create a safe, secure, reliable and low-carbon power system. Renewable energy has only really developed in recent years since the issuance of the revised Power Plan VII (in Decision No. 428/QD-TTg, dated March 18, 2016 on Approving the adjustment of the National Power Development Plan for the period 2011 – 2020 with a vision to 2030 ) and the Strategy for Renewable Energy Development of Vietnam to 2030, with a vision to 2050 (Decision No. 2068/QD-TTg dated November 25, 2015). In Section 1, Article 5, the Law on Environmental Protection 2020 has integrated clean energy and renewable energy development activities as one of the policies of the Vietnamese State to protect the environment. Recently, Vietnam has focused on prioritizing support and encouragement for private enterprises, businesses, and households to use renewable energy through policies and legal documents in Section 7, Article 65 of the 2020 Law on Environmental Protection. According to Section 2, Article 141 of the Law on Environmental Protection on incentives and support for environmental protection, clean energy production is part of business investment activities that are given incentives and support. In addition, the Government has also issued decisions such as: Decision 11/2017/QD-TTg, Decision 13/2020/QD-TTg of the Prime Minister on the mechanism to encourage the development of solar power in Vietnam; Decision 37/2011/QD-TTg, Decision 39/2018/QD-TTg on the mechanism to support the development of wind power projects in Vietnam.
The State also has preferential policies on energy prices :
- Wind energy: According to Decision No. 39/2018/QD-TTg, dated September 10, 2018, of the Prime Minister, on “Amending and supplementing a number of articles of Decision No. 37/2011/QD-TTg, dated June 29, 2011 of the Prime Minister on the mechanism to support the development of wind power projects in Vietnam”, it is stipulated that private investors have more favorable conditions when the electricity price increases from 7.8UScent/kWh to 8.5USScent/kWh for onshore projects; officially applying the price of 9.8USScent/kWh for offshore projects;
- Biomass energy: According to Decision No. 08/2020/QD-TTg, dated March 5, 2020, of the Prime Minister, on “Amending and supplementing a number of articles of Decision No. 24/2014/QD-TTg dated March 24, 2014 of the Prime Minister on the mechanism to support the development of biomass power projects in Vietnam”, it is stipulated that the electricity buyer (EVN Group) is obliged to purchase all electricity under a non-negotiated contract with electricity prices according to 2 main types of biomass: cogeneration of heat and electricity (5.8 US cents/kWh) and avoided costs according to the price of imported coal-fired thermal power (about 7.5 US cents/kWh applied to the Southern region).
- Waste-to-energy: Decision No. 31/2014/QD-TTg, dated May 5, 2014, of the Prime Minister, “On the mechanism to support the development of power generation projects using solid waste in Vietnam” stipulates priority and support for waste-to-energy according to two types of technology: landfilling to recover methane gas and incineration to ensure environmental hygiene with prices of 7.28 UScent/kWh and 10.05 UScent/kWh, respectively.
- Solar power: According to Decision No. 11/2017/QD-TTg, dated April 11, 2017, of the Prime Minister, “On the mechanism to encourage the development of solar power projects in Vietnam”, the price support level is quite high (9.35 US cents/kWh); at the same time, it creates conditions for investment and development of rooftop power projects in addition to ground-mounted or grid-connected solar power.
In general, using clean energy can ensure a sustainable, low-risk and affordable energy future, especially with the potential to reduce greenhouse gas emissions. Renewable energy can be exploited everywhere. Using renewable energy also has its own advantages in protecting the environment, for example, wind energy takes up very little space; using biomass energy from agricultural and industrial waste helps reduce landfills, developing crops that provide biomass energy also increases oxygen, reducing CO2 for the environment. However, infrastructure in Vietnam is not yet synchronized with the scale of development, technology transfer and storage of clean energy, leading to the situation where investors have to spend large amounts of capital to invest in initial infrastructure (roads, electricity, water lines, etc.). The cost of investing in the construction of the power supply system is still high, so the investment decision is always considered and reviewed first. To address this issue, an example in the study by Bui Thi Thuy Linh and Le Son Tung (2024) showed that Vietnam has applied FiT prices to attract investors and people with reasonable prices. In addition, the investment process is complicated because the State has not issued a master plan for renewable energy development, there is no roadmap for retail prices of electricity generated from renewable energy; publicity and transparency in the production, distribution and transmission of electricity have not been focused on.
Thus, in the future, as the population continues to grow, the increasing demand for energy and the increased familiarity with clean energy sources will be the answer to providing sustainable energy solutions while protecting against the effects of climate change.
References
- Ministry of Science and Technology ( 2023 ) , Clean energy sources: Solutions to protect the environment , https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/23603/nguon-nang-luong-sach—giai-phap-bao-ve-moi-truong.aspx#:~:text=N%C4%83ng%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20s%E1%BA%A1ch%20l%C3%A0%20ch%C3%ADnh,c%E1%BB%A7a%20s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20t%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn . , accessed date August 15, 2024 .
- General Statistics Office (2021), Statistical Yearbook , Statistical Publishing House, Hanoi.
- Politburo (2020), Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020 of the Politburo on approving the Orientation of Vietnam’s National Energy Development Strategy to 2030, with a vision to 2045.
- Prime Minister (2017), Decision 11/2017/QD-TTg on policies to encourage the development of solar power projects in Vietnam with regulations on solar power project planning, policies on import tax exemption and reduction, corporate income tax, land use fees for solar power projects.
- Prime Minister (2020), Decision 13/2020/QD-TTg of the Prime Minister on the mechanism to encourage the development of solar power in Vietnam
- National Assembly (2021), Law on Environmental Protection No. 72/2020/QH .
- Tran Thi Thu Ha (2022), Attracting foreign direct investment to develop renewable energy sector in Vietnam and some policy proposals, Institute of Strategy and Development, Ministry of Planning and Investment.
- Thuy, LBT, & Le Son, T. Ù. NG (2024). Research on factors affecting the development of renewable energy sources at Vietnamese seaports. Journal of Maritime Science and Technology, 77, 81-87.
Leave A Comment