Carbon tax in promoting the reduction of greenhouse gas emissions <English below>
Carbon được tìm thấy trong mọi loại nhiên liệu hydrocacbon (bao gồm than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên) và được giải phóng dưới dạng carbon dioxide (CO2) độc tố có hại khi loại nhiên liệu này bị đốt cháy. CO2 là hợp chất chịu trách nhiệm chính cho hiệu ứng “nhà kính” giữ nhiệt trong bầu khí quyển Trái đất và do đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Chính vì vậy, thuế carbon ra đời nhằm giảm khí thải từ carbon bằng cách: là một khoản phí áp dụng cho việc đốt nhiên liệu dựa trên carbon (than, dầu, khí đốt). Đây là loại thuế áp dụng đối với lượng khí CO2 phát thải của quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Cơ sở nền tảng của việc áp dụng thuế carbon là đưa ra chi phí bổ sung cho mỗi tấn CO2 phát thải vào khí quyển nhằm mục đích nội hóa các chi phí ngoại tác do phát thải CO2 gây ra cho xã hội. Thuế carbon sẽ được tính toán để bù đắp những phí tổn xã hội của việc phát thải CO2 như chi phí khắc phục sự cố môi trường. Nói cách khác, thuế carbon được thiết kế để giảm thiểu hoặc loại bỏ các ngoại ứng tiêu cực từ việc phát thải CO2.
Như vậy, thuế carbon là một khoản phí áp dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động như một loại “thuế ô nhiễm”. Thuế áp dụng đối với các công ty đốt nhiên liệu có nguồn gốc cacbon, bao gồm than, dầu, xăng và khí tự nhiên. Việc đốt các nhiên liệu này tạo ra các khí nhà kính như carbon dioxide và metan, làm nóng bầu khí quyển và gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đây cũng là cách để buộc những người sử dụng nhiên liệu carbon phải bồi thường cho những thiệt hại về khí hậu do thải carbon dioxide vào khí quyển. Thuế carbon là một biện pháp khuyến khích tiền tệ mạnh mẽ, thúc đẩy việc chuyển sang sử dụng năng lượng sạch trong toàn bộ nền kinh tế, đơn giản bằng cách làm cho việc chuyển sang sử dụng nhiên liệu không carbon và sử dụng năng lượng hiệu quả trở nên có lợi hơn về mặt kinh tế
(Nguồn ảnh: Tạp chí Pháp lý)
Về cơ chế miễn, giảm thuế carbon: Hiện nay, nhiên liệu hóa thạch vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trên thế giới. Không những thế, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch còn có xu hướng tăng lên, do gia tăng dân số toàn cầu và yêu cầu sử dụng năng lượng để phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc đánh thuế carbon có thể gây ra những cản trở nhất định cho các hoạt động kinh tế, vì làm gia tăng chi phí đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Do vậy, áp dụng thuế carbon nhằm giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế, nhưng đồng thời phải có những hỗ trợ, ưu đãi đối với một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định để không cản trở quá trình phát triển của kinh tế – xã hội. Theo đó, các trường hợp được xem xét miễn, giảm thuế carbon thường là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhà máy điện có quy mô nhỏ, các ngành nghề có nguy cơ rò rỉ carbon cao, các nhóm dân cư có mức thu nhập thấp trong xã hội dễ chịu “tổn thương” bởi thuế carbon.
Về mục đích sử dụng nguồn thu từ thuế carbon: Xuất phát từ bản chất của thuế carbon là nhằm để bù đắp những phí tổn xã hội do việc phát thải CO2 gây ra, tiền thuế carbon được sử dụng vào việc giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu, thúc đẩy bảo tồn năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng “xanh”. Ở nhiều nước, một phần thuế carbon còn được sử dụng để trợ cấp cho người nghèo, là đối tượng dễ bị tổn thương bởi thuế carbon do người tiêu dùng có thu nhập thấp thường phải chi tiêu nhiều hơn cho việc tiêu dùng nhiên liệu hoặc mua các sản phẩm tiêu tốn nhiều năng lượng. Đây được coi là biện pháp giảm lượng khí thải bằng cách làm cho việc sử dụng nhiên liệu phát thải khí carbon trở nên đắt đỏ hơn, do đó tạo cho các doanh nghiệp lý do để tiết kiệm năng lượng hơn và tiết kiệm tiền. Thuế carbon được kỳ vọng sẽ làm tăng chi phí xăng và điện, do đó khiến người tiêu dùng có lý do để chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.
Trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon để đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, EU đã công bố Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon (CBAM). Trong đó thuế carbon là được coi là 1 trong những biện pháp trong CBAM nhằm ngăn chặn rò rỉ carbon sang nước khác.
Theo CBAM, rò rỉ carbon là “chuyển động” của carbon ra nước ngoài, xảy ra khi các sản phẩm được sản xuất từ các khu vực pháp lý có chính sách môi trường ít nghiêm ngặt hơn, giá rẻ hơn và hiện vẫn được ưa chuộng hơn được nhập khẩu vào EU. Ngoài ra, hiện tượng này còn do xu hướng chuyển hoạt động sản xuất sang các khu vực định giá carbon thấp hơn. Do đó, Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon là một nỗ lực để các chính phủ đảm bảo rằng hàng nhập khẩu sẽ bị áp giá carbon tương đương với mức giá mà các nhà sản xuất trong nước phải chịu.
Hiện tại, ở cấp quốc gia, có hai hình thức định giá carbon phổ biến. Một là thuế carbon, tức là thuế suất được áp dụng cho mỗi tấn khí thải. Hai là hệ thống giao dịch khí thải (ETS), còn được gọi là giới hạn và giao dịch. Trong hai hình thức này, thuế carbon dễ hiểu hơn và dễ quản lý hơn. Thuế carbon cũng đem lại sự chắc chắn về giá và giúp tăng doanh thu cho chính phủ. Tuy nhiên, về mặt chính trị, thuế carbon ít được ưa chuộng hơn so với ETS.
Vào tháng 10/2023, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp của CBAM với một số lĩnh vực nhất định để khuyến khích giảm lượng khí thải CO2 và ngăn nguy cơ rò rỉ carbon sang khu vực khác.
Về bản chất, CBAM sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Về cơ chế cụ thể, nhà nhập khẩu hàng vào EU theo Cơ chế CBAM cần đăng ký với cơ quan quản lý trong nước và mua chứng chỉ CBAM. Giá của chứng chỉ dựa vào giá tín chỉ phát thải hàng tuần của ETS EU. Nhà nhập khẩu trong EU cần kê khai hàm lượng phát thải trong hàng nhập khẩu và giao nộp số lượng tín chỉ tương ứng của mỗi năm. Nếu nhà nhập khẩu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.
Trong giai đoạn đầu, CBAM sẽ tập trung vào các nhóm hàng hóa có nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất là xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, Hydrogen và Điện. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Vào cuối giai đoạn chuyển đổi của Cơ chế, tức năm 2025, Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá về hoạt động của CBAM và có thể mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp”, ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa.
Sau khi thực hiện đầy đủ vào năm 2026, các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM tại EU sẽ cần phải mua giấy chứng nhận CBAM. Giá của các chứng chỉ sẽ được tính tùy thuộc vào giá đấu giá trung bình hàng tuần của các khoản trợ cấp ETS của EU được biểu thị bằng €/tấn CO2 thải ra. Ngay sau khi hệ thống này có hiệu lực vào ngày 1/1/2026, các nhà nhập khẩu sẽ có nghĩa vụ khai báo số lượng hàng hóa nhập khẩu vào EU trong năm trước và lượng phát khí thải trong quá trình sản xuất sản phẩm. Báo cáo cần được gửi trước ngày 31/5 hàng năm. Theo đó, số tín chỉ CBAM tương ứng sẽ được tính toán dựa trên số liệu này.
Lộ trình CBAM của Liên minh Châu Âu (EU)
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công thương)
Theo đó, thông tin về lượng khí thải CO2 với hàng hóa của CBAM phải được cung cấp cho các nhà nhập khẩu đã đăng ký tại EU. Nếu thông tin không có sẵn, các nhà nhập khẩu có thể sử dụng giá trị mặc định của lượng khí thải CO2 với hàng hóa tương ứng để xác định số lượng tín chỉ cần mua.
Xét về mặt tích cực, CBAM sẽ tạo ra động lực trực tiếp giảm phát thải cho các nhà sản xuất bị ảnh hưởng. Điều này tác động đến các doanh nghiệp trong các ngành bị ảnh hưởng nhằm thay đổi hướng đi ít giảm phát thải, phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh và các cam kết giảm phát thải mà các quốc gia đang hướng tới. Tuy nhiên, xét về mặt khác, giá trị xuất khẩu các ngành hàng CBAM hướng đến sẽ bị ảnh hưởng khá lớn, làm gia tăng áp lực với các doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
- The Center for Climate and Energy Solutions (2024), Carbon tax basics, <https://www.c2es.org/content/carbon-tax-basics/>, accessed on June 6th, 2024.
- Carbon Tax Centre, What’s carbon tax?, <https://www.carbontax.org/whats-a-carbon-tax/>, accessed on June 6th, 2024.
- Nguyễn Thị Thu Hiền, Thuế carbon – Công cụ kinh tế hiệu quả trong việc thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính, Tạp chí Công Thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 18(1), tháng 8 năm 2022.
- Việt Hằng, Cơ chế CBAM của EU và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam, https://tapchicongthuong.vn/magazine/co-che-cbam-cua-eu-va-khuyen-nghi-giai-phap-cho-viet-nam-107633.htm, truy cập vào 04 tháng 6 năm 2024.
- Trương Thị Quỳnh Vân, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và những tác động đến xuất khẩu của Việt Nam, https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/co-che-dieu-chinh-bien-gioi-carbon–cbam–va-nhung-tac-dong-den-xuat-khau-cua-viet-nam-5557.4050.html, truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2024.
————————-o0o—————————–
Carbon tax in promoting the reduction of greenhouse gas emissions
Carbon is found in all hydrocarbon fuels (including coal, oil and natural gas) and is released as the harmful toxin carbon dioxide (CO2) when this fuel is burned. CO2 is the compound primarily responsible for the “greenhouse” effect that traps heat in the Earth’s atmosphere and is therefore one of the main causes of global warming. Thus, the carbon tax was born to reduce carbon emissions by: being a fee for burning carbon-based fuels (coal, oil, gas). A tax indicates the amount of CO2 emitted from the combustion of fossil fuels. The fundamental basis of applying a carbon tax is to introduce an additional cost for each ton of CO2 emitted into the atmosphere to internalize the external costs caused by CO2 emissions to society. The carbon tax will be calculated to offset the social costs of CO2 emissions such as the cost of overcoming environmental problems. In other words, carbon taxes are designed to reduce or eliminate negative externalities from CO2 emissions.
(Source: Legal Magazine)
Thus, a carbon tax is a fee imposed on businesses and individuals that acts as a “pollution tax”. The tax applies to companies that burn carbon-based fuels, including coal, oil, gasoline and natural gas. Burning these fuels produces greenhouse gases such as carbon dioxide and methane, which heat the atmosphere and cause global warming. This is also a way to force carbon fuel users to compensate for climate damage caused by releasing carbon dioxide into the atmosphere. A carbon tax is a powerful monetary incentive that promotes the shift to clean energy across the entire economy, simply making the switch to carbon-free fuels and energy efficiency becomes more economically beneficial.
Regarding the carbon tax exemption and reduction mechanism:
Currently, fossil fuels are still the main source of energy supply in the world. Not only that, the use of fossil fuels also tends to increase, due to global population growth and the need to use energy for economic development. In that context, carbon taxation can cause certain obstacles to economic activities, because it increases investment, production, and business costs. Therefore, applying a carbon tax aims to reduce fossil fuel use in most fields and economic sectors, but at the same time, there must be support and incentives for certain fields and sectors determined so as not to hinder the process of socio-economic development. Accordingly, the cases considered for carbon tax exemption or reduction are usually businesses in agriculture, forestry, small-scale power plants, sectors with a high risk of carbon leakage, and low-income resident groups in society that are vulnerable to carbon taxes.
Regarding the purpose of using carbon tax revenue:
Due to the purpose of the carbon tax, which is to offset the social costs caused by CO2 emissions, carbon tax money is used to reduce the phenomenon of global warming globally, promoting energy conservation and developing renewable energy and “green” energy. In many countries, a part of the carbon tax is also used to subsidize the poor, who are vulnerable to carbon taxes because they often have to spend more on fuel consumption or buy products that consume a lot of energy. This is seen as a measure to reduce emissions by making carbon-emitting fuels more expensive, thus it gives businesses a reason to be more energy efficient and save money. The carbon tax is expected to increase the cost of gasoline and electricity, thus giving consumers a reason to switch to clean energy.
To cut carbon emissions to cope with the impacts of climate change, the EU has announced the Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM). The carbon tax is considered one of the measures in CBAM to prevent carbon leakage to other countries.
According to CBAM, carbon leakage is the “movement” of carbon abroad, which occurs when products produced in jurisdictions with less stringent environmental policies, cheaper prices, and currently preferred, are imported into the EU. It is also due to the trend of shifting production to regions with lower carbon prices. The Carbon Border Adjustment Mechanism is therefore an attempt by governments to ensure that imports are charged a carbon price equivalent to the price paid by domestic producers.
Currently, at the national level, there are two common forms of carbon pricing. One is the carbon tax applied to each ton of emissions. The second is the Emissions Trading System (ETS), also known as cap and trade. Of these two forms, carbon taxes are easier to understand and administer. A carbon tax also provides price certainty and helps increase government revenue. However, politically, a carbon tax is less popular than an ETS.
In October 2023, the European Union (EU) began the transition period of CBAM in certain sectors to encourage the reduction of CO2 emissions and prevent the risk of carbon leakage to other areas.
In essence, CBAM will impose a carbon tax on all goods imported into EU markets based on the intensity of greenhouse gas emissions in the production process in the host country. Regarding the specific mechanism, importers of goods into the EU under the CBAM Mechanism need to register with the domestic management agency and purchase a CBAM certificate. The certificate’s price is based on the weekly emission credit price of the EU ETS importers within the EU need to declare the emissions content of imported goods and submit the corresponding number of credits each year. If the importer can prove that a carbon price was paid when producing the imported goods, the corresponding emissions can be deducted.
In the first phase, CBAM will focus on commodity groups with the highest risk of carbon leakage: cement, iron and steel, aluminum, fertilizer, Hydrogen, and Electricity. These account for 94% of the EU’s industrial emissions. At the end of the Mechanism’s transition period in 2025, the European Commission will review the CBAM’s work and may expand its scope to more products and services, including the value chain, and possibly may include “indirect emissions,” such as carbon emissions from using electricity to produce goods.
Once fully implemented in 2026, importers of goods covered by CBAM in the EU will need to purchase CBAM certificates. The price of the certificates will be calculated depending on the weekly average auction price of EU ETS subsidies expressed in €/tonne of CO2 emitted. As soon as this system comes into force on January 1, 2026, importers will be obliged to declare the number of goods imported into the EU in the previous year and the amount of emissions produced during the production. The report needs to be sent before May 31 every year. Accordingly, the corresponding number of CBAM credits will be calculated based on this data.
CBAM Roadmap in European Union (EU)
(Source: Institute for Industry and Trade Strategy and Policy Research)
Accordingly, information on CO2 emissions with CBAM goods must be provided to EU-registered importers. If information is not available, importers can use the default value of CO2 emissions for the respective commodity to determine the number of credits to purchase.
On the positive side, CBAM will create direct incentives to reduce emissions for affected manufacturers. This impacts businesses in affected sectors to change directions with less emission reduction through the green growth strategy and emission reduction commitments in the country. However, on the other hand, the export value of the industries CBAM targets will be greatly affected, increasing pressure on businesses.
References:
- The Center for Climate and Energy Solutions (2024), Carbon tax basics, < https://www.c2es.org/content/carbon-tax-basics/ >, accessed on June 6th, 2024.
- Carbon Tax Center, What’s carbon tax?, < https://www.carbontax.org/whats-a-carbon-tax/ >, accessed on June 6th, 2024.
- Nguyen Thi Thu Hien, Carbon tax – An effective economic tool in promoting greenhouse gas emission reduction, Industry and Trade Magazine – Results of scientific research and technological application, No. 18(1), May August 2022.
- Viet Hang, EU CBAM Mechanism and recommended solutions for Vietnam, https://tapchicongthuong.vn/magazine/co-che-cbam-cua-eu-va-khuyen-nghi-giai-phap-cho-viet -nam-107633.htm , accessed July 4, 2024.
- Truong Thi Quynh Van, Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) and impacts on Vietnam’s exports, https://vioit.org.vn/vn/chien-luoc-chinh-sach/co-che- policy-change-carbon-world-cbam–and-tac-dong-to-exhaust-other-cua-viet-nam-5557.4050.html , accessed July 4, 2024.
Leave A Comment