Sự phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo thay thế dần cho năng lượng sử dụng hóa thạch đang diễn ra tại các quốc gia dẫn đầu nền kinh tế thế giới, càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế phải gắn liền với việc phát triển năng lượng bền vững, an toàn.
<TIẾNG ANH BÊN DƯỚI/ ENGLISH BELOW>
Đầu thế kỷ 20 ở Châu Âu đánh dấu sự tăng trưởng công nghiệp đáng kể đã dẫn đến lượng khí thải tăng lên do các nhà máy điện đốt than và các quy trình công nghiệp. Trước năm 1950, lượng phát thải tương đối thấp so với thời kỳ sau, ít hoạt động công nghiệp hơn và mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn. Trong giai đoạn 1950 – 1980, công nghiệp hóa nhanh chóng và mở rộng kinh tế, dẫn đến lượng khí thải tăng đáng kể. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trở nên phổ biến hơn và lượng khí thải đạt đỉnh điểm ở nhiều nước châu Âu. Sự bùng nổ kinh tế sau chiến tranh đã thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, từ đó làm tăng lượng khí thải nhà kính. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến đầu những năm 2000, châu Âu đã trải qua sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cùng với lượng khí thải tăng lên do hoạt động công nghiệp và tiêu thụ năng lượng tăng lên. Năm 1990, lượng phát thải khoảng 5.078 MtCO2e và năm 2000, lượng phát thải khoảng 4.851 MtCO2e.
Tại Hoa Kỳ, đây là một trong những quốc gia đóng góp lớn nhất vào lượng khí thải nhà kính toàn cầu và hiện đang đứng thứ hai trên thế giới về lượng khí thải carbon. Hoa Kỳ chịu trách nhiệm cho khoảng 15% lượng khí thải toàn cầu. Lượng khí thải nhà kính theo từng lĩnh vực kinh tế tại Hoa Kỳ năm 2020 bao gồm giao thông vận tải (27%), điện (25%), công nghiệp (24%), thương mại và dân dụng (13%) và nông nghiệp (11%). Có thể thấy lĩnh vực năng lượng chỉ đứng thứ 2 trong việc phát thải khí nhà kính ra môi trường.
Năm 2021, Trung Quốc thải 14,3 tỷ tấn CO2 tương đương (CO2e – đơn vị đo tất cả các khí nhà kính), theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam. Điều này khiến Trung Quốc trở thành nước phát thải lớn nhất thế giới hiện nay, dù khi tính cả lượng phát thải trong lịch sử, nước này vẫn xếp sau Mỹ. Ước tính, Gần 50% lượng khí thải CO2 đến từ ngành điện, trong khi đó, khoảng 60% sản lượng điện của nước này vẫn phụ thuộc vào than.
Dưới những tác động trên, có thể thấy các nước đang thải ra một lượng lớn CO2 thông qua các hoạt động sản xuất, giao thông, và tiêu thụ năng lượng. Các ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành nặng như sản xuất thép, xi măng và hóa chất, đóng góp một phần đáng kể vào tổng lượng khí thải. Sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng cũng dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng cao hơn, thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, năng lượng tái tạo được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng phát thải do các hoạt động sử dụng năng lượng. Các nước đã ban hành những chính sách nhằm đối phó với
Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết theo số liệu nghiên cứu của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), châu Âu là khu vực đi đầu trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nguồn năng lượng sạch. Với quyết tâm mạnh mẽ trong việc chuyển đổi hướng đi ngành năng lượng, châu Âu đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học lên 60% vào năm 2030 và tăng cường công suất điện gió ngoài khơi lên gấp 25 lần vào năm 2050, để đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon năm 2050.
Tại Hoa Kỳ, trong nghiên cứu “Triển vọng năng lượng tái tạo” do Cơ quan Thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia (NREL) thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ tiến hành cho thấy, hầu hết các nhà máy nhiệt điện than và nhà máy điện hạt nhân sẽ ngừng hoạt động vào năm 2030, những nhà máy còn lại sẽ hoạt động đến năm 2050. Theo nghiên cứu này, Hoa Kỳ có thể sản xuất ra 80% điện năng từ năng lượng tái tạo bằng công nghệ hiện có, bao gồm turbine gió, điện quang mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, địa nhiệt và thủy điện.
Tại Trung Quốc, theo tổng kết của Chương trình môi trường Liên hợp quốc về năng lượng tái tạo, năm 2004 Trung Quốc mới đầu tư vào lĩnh vực này là 3 tỷ USD, nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 103 tỷ USD, vượt qua cả Hoa Kỳ là 44,1 tỷ USD, và chiếm khoảng 36% đầu tư của các nước trên toàn thế giới. Trong tổng kết kế hoạch 5 năm từ 2016 – 2020, tổng đầu tư Trung Quốc vào ngành công nghiệp này đã lên đến hơn 360 tỷ USD. Năm 2023, điện gió đã đáp ứng nhu cầu khoảng 80 triệu hộ trên toàn thế giới. Trung Quốc là quốc gia phát triển điện gió mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu đầy tham vọng, sản xuất 1200 GW điện gió và điện mặt trời vào năm 2030. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng tỷ trọng của nhiên liệu tái tạo trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp lên khoảng 25% vào năm 2030.
Đây được coi là mục tiêu chính nằm trong cam kết của Trung Quốc cắt giảm lượng phát thải carbon trước năm 2030 và là một phần của chương trình cải tổ toàn diện năng lượng quốc gia, nhằm cắt giảm dần các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.
Theo tính toán mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, năm 2024 năng lượng tái tạo sẽ đạt tỷ trọng khoảng 30% tổng cơ cấu sản xuất điện toàn cầu. Về cơ cấu nguồn điện, hiện nay tỷ trọng nguồn điện toàn cầu ước tính như sau: điện than 36,6%, điện dầu 2,8%, điện hạt nhân 10,7%, điện khí 23,5% và điện từ nguồn năng lượng tái tạo 26,4%. Ước tính vào tháng 6 năm 2024, ngành điện gió sẽ đạt mốc công suất 01 Terawatt đầu tiên. Thế giới phải cần tới 40 năm để đạt mốc này. Với tốc độ phát triển điện gió hiện nay, dự kiến cần khoảng 7-10 năm để lĩnh vực điện gió đạt mốc công suất Terawatt thứ 2. EU mong muốn đạt được 42,5% năng lượng tái tạo trong biểu đồ sử dụng năng lượng vào năm 2030. Các nước đang và kém phát triển có xu hướng chuyển biến chậm hơn trước xu thế chuyển đổi năng lượng.
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Mặt trời Solar Power, tổng công suất đặt điện năng lượng mặt trời toàn cầu sẽ đạt khoảng 1448 GW vào cuối năm 2024. Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất điện mặt trời với 430 GW năm 2023. Hoa Kỳ cũng đặt mục tiêu đạt 215 GW điện mặt trời từ nay đến năm 2030. Năm 2023, châu Phi đạt kỷ lục với 56 GW công suất điện mặt trời lắp mới, đánh dấu 3 năm liên tiếp đạt mức tăng trưởng 40%.
Tuy nhiên nhiều quốc gia đang gặp khó khăn trong quá trình phát triển các dự án năng lượng tái tạo như lạm phát, lãi suất cao, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng, chính sách phát triển dự án…nên ít nhiều ảnh hưởng tới đầu tư các dự án năng lượng tái tạo. Nhiều trường hợp phải đàm phán lại dự án, một số khác thậm chí phải hủy bỏ hợp đồng dự án. Nhiều nước có các dự án điện bị chậm tiến độ phải lùi thời hạn hoàn thành sang năm 2024, 2025. Tuy vậy, viễn cảnh phát triển điện gió vẫn được giới chuyên gia đánh giá sẽ thuận lợi hơn trong năm 2024-2025 và có thể đạt tăng trưởng khoảng 12% trên phạm vi toàn thế giới.
Có thể thấy quá trình phát triển năng lượng tái tạo ở nhiều quốc gia đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức kinh tế, từ lạm phát đến chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng đầu tư mà còn kéo theo sự chậm trễ trong việc hoàn thành các dự án điện tái tạo. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi năng lượng bền vững, nhiều quốc gia vẫn cam kết duy trì lộ trình phát triển này, mặc dù gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh hiện tại, việc khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, cần phải được ưu tiên hơn bao giờ hết. Các chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ linh hoạt và thiết thực để giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, đồng thời thúc đẩy đổi mới công nghệ và phát triển hạ tầng. Chỉ khi đó, năng lượng tái tạo mới có thể trở thành nguồn năng lượng chủ lực, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Mạnh, Năng lượng tái tạo: Xu hướng áp đảo trong tương lai, https://vneconomy.vn/techconnect//nang-luong-tai-tao-xu-huong-ap-dao-trong-tuong-lai.htm, truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
- Việt Phương, Xu hướng toàn cầu phát triển năng lượng tái tạo, https://www.erav.vn/tin-tuc/t14526/xu-huong-toan-cau-phat-trien-nang-luong-tai-tao.html, truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
- Nguyễn Đình Thọ, Đặng Thị Nhàn (2024), Tác động của hệ thống giao dịch phát thải châu Âu (EU ETS) đối với việc giảm phát thải và tăng trưởng kinh tế, Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt II/2024.
- Thu Thảo (2023), Trung Quốc phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, https://vnexpress.net/trung-quoc-phat-thai-khi-nha-kinh-lon-nhat-the-gioi-4682826.html#:~:text=N%C4%83m%202021%2C%20Trung%20Qu%E1%BB%91c%20th%E1%BA%A3i,n%C3%A0y%20v%E1%BA%ABn%20x%E1%BA%BFp%20sau%20M%E1%BB%B9., truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
- PKL (2023), Lịch sử phát thải carbon, https://khoamoitruonghue.edu.vn/tin-bai-moi-truong/lich-su-phat-thai-carbon-dioxide/, truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2024.
———————————
PROMOTING THE USE OF RENEWABLE ENERGY FROM THE EXPERIENCE OF SOME COUNTRIES IN THE WORLD
The strong development of the renewable energy industry, gradually replacing fossil energy, is taking place in the world’s leading economic countries, further demonstrating the importance of economic development associated with the development of sustainable and safe energy.
The early 20th century in Europe saw significant industrial growth that led to increased emissions due to coal-fired power plants and industrial processes. Emissions were relatively low before 1950 compared to later periods, with less industrial activity and lower energy consumption. During the 1950s and 1980s, rapid industrialization and economic expansion led to a significant increase in emissions. The use of fossil fuels became more widespread and emissions peaked in many European countries. The post-war economic boom fueled industrial growth, which in turn increased greenhouse gas emissions. During the 1990s to early 2000s, Europe experienced strong economic growth coupled with increased emissions due to increased industrial activity and energy consumption. In 1990, emissions were approximately 5,078 MtCO2e and in 2000, emissions were approximately 4,851 MtCO2e.
In the United States, it is one of the largest contributors to global greenhouse gas emissions and currently ranks second in the world in carbon emissions. The United States is responsible for about 15% of global emissions. Greenhouse gas emissions by economic sector in the United States in 2020 include transportation (27%), electricity (25%), industry (24%), commercial and residential (13%), and agriculture (11%). It can be seen that the energy sector is only second in greenhouse gas emissions to the environment.
In 2021, China emitted 14.3 billion tons of carbon dioxide equivalent (CO2e – a measure of all greenhouse gases), according to the Potsdam Institute for Climate Impact Research. This makes China the world’s largest emitter today, although when historical emissions are included, it still ranks behind the United States. It is estimated that nearly 50% of CO2 emissions come from the power sector, while the country still relies on coal for about 60% of its electricity production.
Under the above impacts, it can be seen that countries are emitting a large amount of CO2 through production, transportation, and energy consumption activities. Industries, especially heavy industries such as steel, cement, and chemical production, contribute a significant part to the total emissions. Population growth and consumer demand also lead to higher energy consumption, promoting the use of fossil fuels. Therefore, renewable energy is considered one of the important solutions to reduce emissions from energy use activities. Countries have issued policies to deal with this.
The Institute of Energy (Ministry of Industry and Trade) said that according to research data from the International Energy Agency (IEA), Europe is the leading region in promoting the restructuring of the energy sector towards building infrastructure to develop clean energy sources. With a strong determination to change the direction of the energy sector, Europe aims to increase the proportion of renewable energy and bioenergy to 60% by 2030 and increase offshore wind power capacity by 25 times by 2050, to achieve the goal of carbon neutrality by 2050.
In the United States, the “Renewable Energy Outlook” study conducted by the National Renewable Energy Laboratory (NREL) of the US Department of Energy shows that most coal-fired power plants and nuclear power plants will be retired by 2030, while the remaining plants will operate by 2050. According to this study, the United States can produce 80% of its electricity from renewable energy using existing technology, including wind turbines, solar photovoltaics, wind power, bioenergy, geothermal energy and hydropower.
In China, according to the United Nations Environment Program’s summary of renewable energy, in 2004 China invested only 3 billion USD in this field, but by 2015 it had increased to 103 billion USD, surpassing the United States at 44.1 billion USD, and accounting for about 36% of investment from countries worldwide. In the summary of the 5-year plan from 2016 – 2020, China’s total investment in this industry has reached more than 360 billion USD. In 2023, wind power has met the needs of about 80 million households worldwide. China is a country that strongly develops wind power and is aiming for an ambitious goal of producing 1,200 GW of wind and solar power by 2030. The Chinese government has announced that it will increase the proportion of renewable fuels in primary energy consumption to about 25% by 2030.
This is considered a key target in China’s commitment to cut carbon emissions by 2030 and is part of a comprehensive national energy reform program, aiming to gradually cut down on polluting fossil fuel plants.
According to recent calculations by the International Energy Agency (IEA), by 2024, renewable energy will account for about 30% of the total global electricity production structure. Regarding the electricity source structure, the current estimated proportion of global electricity sources is as follows: coal power 36.6%, oil power 2.8%, nuclear power 10.7%, gas power 23.5% and electricity from renewable energy sources 26.4%. It is estimated that in June 2024, the wind power industry will reach the first 1 Terawatt capacity milestone. It will take the world 40 years to reach this milestone. At the current pace of wind power development, it is expected to take about 7-10 years for the wind power sector to reach the second Terawatt capacity milestone. The EU wants to achieve 42.5% renewable energy in its energy use chart by 2030. Developing and less developed countries tend to move more slowly towards the energy transition trend.
According to the forecast of the Solar Power Agency, the total installed capacity of global solar power will reach about 1,448 GW by the end of 2024. China is the leading country in solar power generation with 430 GW in 2023. The United States also aims to reach 215 GW of solar power between now and 2030. In 2023, Africa will hit a record with 56 GW of new solar power capacity, marking 3 consecutive years of 40% growth.
However, many countries are facing difficulties in developing renewable energy projects such as inflation, high interest rates, rising prices of construction materials, project development policies, etc., which more or less affect investment in renewable energy projects. In many cases, projects have to be renegotiated, and some even have to cancel project contracts. Many countries with power projects behind schedule have had to postpone the completion date to 2024 and 2025. However, experts still assess that the prospect of wind power development will be more favorable in 2024-2025 and can achieve growth of about 12% worldwide.
It can be seen that the development of renewable energy in many countries is facing a series of economic challenges, from inflation to rising raw material costs. These factors not only affect investment capacity but also lead to delays in the completion of renewable power projects. However, recognizing the importance of sustainable energy transition, many countries are still committed to maintaining this development roadmap, despite many difficulties. In the current context, encouraging investment in renewable energy needs to be prioritized more than ever. Governments need to have flexible and practical support policies to minimize risks for investors, while promoting technological innovation and infrastructure development. Only then can renewable energy become a key energy source, contributing to the goals of sustainable development and environmental protection in the future.
References:
- Nguyen Manh, Renewable Energy: The Dominant Trend in the Future , https://vneconomy.vn/techconnect//nang-luong-tai-tao-xu-huong-ap-dao-trong-tuong-lai.htm , accessed August 16, 2024.
- Viet Phuong, Global trends in renewable energy development, https://www.erav.vn/tin-tuc/t14526/xu-huong-toan-cau-phat-trien-nang-luong-tai-tao.html, accessed August 16, 2024.
- Nguyen Dinh Tho, Dang Thi Nhan (2024), Impact of the European Emissions Trading System (EU ETS) on Emission Reduction and Economic Growth, Environment Magazine, Vietnamese Special Issue II/2024.
- Thu Thao (2023), China is the world’s largest greenhouse gas emitter, https://vnexpress.net/trung-quoc-phat-thai-khi-nha-kinh-lon-nhat-the-gioi-4682826.html#:~:text=N%C4%83m%202021%2C%20Trung%20Qu%E1%BB%91c%20th%E1%BA%A3i,n%C3%A0y%20v%E1%BA%ABn%20x%E1%BA%BFp%20sau%20M%E1%BB%B9 ., accessed August 16, 2024.
- PKL (2023), History of carbon emissions, https://khoamoitruonghue.edu.vn/tin-bai-moi-truong/lich-su-phat-thai-carbon-dioxide/ , accessed August 16, 2024.
Leave A Comment