“Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng” (JETP) là cơ chế hợp tác tài chính được hình thành trong những năm gần đây nhằm hỗ trợ một số nền kinh tế mới nổi đang lệ thuộc nhiều vào than đá thực hiện quá trình chuyển dịch công bằng. Mục đích là hỗ trợ các nước này tự xác định lộ trình từ bỏ sản xuất và tiêu thụ than đá để chuyển sang năng lượng sạch, có chú trọng đến giải quyết các tác động xã hội do quá trình chuyển dịch năng lượng, chẳng hạn như đào tạo và tạo công ăn việc làm thay thế cho các lực lượng lao động chịu ảnh hưởng và mang lại các cơ hội kinh tế mới cho các cộng đồng bị tác động.
<TIẾNG ANH BÊN DƯỚI/ENGLISH BELOW>
Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng đầu tiên được thiết lập vào tháng 11 năm 2021 giữa Nam Phi và nhóm các đối tác quốc tế gồm Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Liên minh Châu Âu tại Hội nghị COP 26 ở Glasgow, Anh. Theo đó, các đối tác quốc tế hứa cung cấp gói tài chính 8,5 tỷ USD cho Nam Phi. Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng thứ hai là giữa Indonesia và các đối tác gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Đan Mạch, Liên minh Châu Âu, Pháp, Đức, Italia, Na Uy, Vương quốc Anh, được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng 11 năm 2022 tại Bali, Indonesia, với gói tài chính 20 tỷ USD.
Việt Nam là nước thứ 3 thiết lập Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng vào tháng 12/2022 với các đối tác quốc tế gồm Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Canada, Đan Mạch và Na Uy, với gói tài chính 15,5 tỷ USD. Ngày 14/12/2022, Việt Nam và Nhóm Đối tác Quốc tế (International Partners Group – IPG) đã khởi động Thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP). Tham gia vào IPG gồm có: Đan Mạch, Đức, Pháp, Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh, Nhật Bản, Italy, Canada, Na Uy và Mỹ. Sau Nam Phi và Indonesia, Việt Nam là quốc gia thứ ba đạt được thỏa thuận thành lập JETP.
JETP đầu tiên được công bố tại Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu lần thứ 26 của Liên hợp quốc (COP26) ở Glasgow, theo đó Nam Phi được Pháp, Đức, Vương quốc Anh, Mỹ và EU hứa tài trợ 8,5 tỷ USD. Sau Nam Phi sẽ là JETP với các quốc gia khác, bao gồm Indonesia, Việt Nam, Ấn Độ (dự kiến vào tháng 7/2023) và Senegal. Mặc dù toàn bộ G7 sẽ tham gia đàm phán cho mỗi quan hệ đối tác, đối với mỗi quan hệ đối tác tiềm năng sẽ có 2 quốc gia điều phối chính.
Các quốc gia phát triển sẽ xem xét và đầu tư các dự án tham gia JETP ở các nước đang phát triển. Các dự án đó phải đáp ứng 4 mục tiêu: Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, hay tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, đóng góp cho việc đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, cũng như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Cung cấp hiệu quả kinh tế, xã hội rõ ràng cho các cộng đồng, doanh nghiệp và/hoặc công nhân bị ảnh hưởng bởi chuyển đổi năng lượng; Có tính xúc tác và khuyến khích đầu tư bổ sung từ JETP trong tương lai; Tác động tích cực rõ rệt lên chuyển đổi năng lượng công bằng.
Nhờ JETP, các quốc gia tham gia đã đạt được những kết quả sau đây:
Indonesia:
Khoản đầu tư JETP giúp các nhà máy điện than Indonesia “nghỉ hưu sớm”: Theo tổng kết kinh nghiệm do UNDP thực hiện, Indonesia là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, đầu tư vào nhiều nhà máy điện than, dẫn đến tình trạng dư thừa công suất ở một số vùng của đất nước. Indonesia đã có nhiều chính sách biến đổi khí hậu khác nhau, bao gồm “Chiến lược dài hạn về carbon thấp và khả năng chống chịu với khí hậu 2050” và “Kế hoạch lớn năng lượng quốc gia”. Ngoài các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong “Đóng góp do quốc gia tự quyết định tăng cường” năm 2022 của Indonesia hướng đến tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng sơ cấp lên ít nhất 23% vào 2025, 31% vào 2050; dầu phải dưới 25% vào 2025, dưới 20% vào 2050; than tối thiểu 30% vào 2025, 25% vào 2050; khí đốt tối thiểu 22% vào 2025 và 24% vào 2050.
Từ mục tiêu đó, JETP ở Indonesia nhằm hỗ trợ cải cách chính sách, giúp Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho tài chính và đầu tư xanh và tăng cường khung pháp lý. Các khoản đầu tư của JETP sẽ chủ yếu là các khoản vay cho Chính phủ hoặc cho các doanh nghiệp và được Chính phủ bảo lãnh. Tài chính khu vực công sẽ nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân.
Việt Nam:
Ở Việt Nam, Chương trình quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) ban đầu sẽ huy động 15,5 tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư nhân trong vòng 3-5 năm tới, hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam. Theo tổng kết của UNDP, trong quá trình thiết lập và thực hiện JETP, Việt Nam đang phải đối mặt nhiều thách thức về đảm bảo an ninh năng lượng đi cùng với đảm bảo yếu tố công bằng. Cùng với đó là yêu cầu phải sửa đổi về pháp luật, chính sách kinh tế – xã hội, công nghệ để đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
Việt Nam đang tiến hành các biện pháp cần thiết để thực hiện JETP như nội luật hóa Tuyên bố chính trị thành lập JETP, thành lập Ban Thư ký và xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực với sự tham gia của toàn hệ thống chính trị và Chính phủ, cũng như sự tham gia của các bên liên quan khác. Chương trình JETP sẽ hỗ trợ Việt Nam hướng tới một số mục tiêu mới đầy tham vọng. Cụ thể, giảm phát thải đỉnh của ngành điện tối đa là 30% đến năm 2030, từ 240 triệu tấn CO2 xuống 170 triệu tấn CO2, đưa thời điểm đạt đỉnh phát thải khí nhà kính sớm hơn 5 năm, ở mốc năm 2030; giảm công suất điện than của Việt Nam từ mức 37 GW theo kế hoạch hiện tại xuống còn 30,2 GW.
JETP cũng giúp Việt Nam đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo để năng lượng tái tạo chiếm 47% tổng lượng điện được tạo ra đến năm 2030 (so với tỷ trọng hoạch định hiện nay là 36%). Việc thực hiện thành công các mục tiêu đầy tham vọng này sẽ giúp giảm phát thải khoảng 500 triệu tấn (một nửa giga tấn) từ giờ đến năm 2035.
Nam Phi:
Nước thứ ba được UNDP đề cập tới trong tổng kết kinh nghiệm là Nam Phi. Quốc gia này đã có Dự luật Biến đổi khí hậu và các chính sách về biến đổi khí hậu. Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật lần đầu năm 2021 chỉ ra rằng phát thải vào năm 2030 sẽ thấp hơn đáng kể so với năm 2015 và phát thải khí nhà kính sẽ đạt đỉnh trong giai đoạn 2020 – 2025. Trong khi đó, nền kinh tế và hệ thống năng lượng của Nam Phi phụ thuộc rất nhiều vào than. Trong tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp năm 2018, than chiếm 65%, dầu thô (nhập khẩu) 18%, khí đốt 3%, hạt nhân 2%, địa nhiệt 1% và năng lượng tái tạo 11%.
Hiện nay, Nam Phi đang phải đối mặt với biến động xã hội vì mất điện và thu hẹp quy mô khai thác than cũng như ngừng hoạt động của các nhà máy điện than. Trong năm 2022 và kéo dài cho đến nay, Nam Phi bị thiếu điện trầm trọng, thường xuyên sa thải phụ tải và cắt điện luân phiên. Các nguyên nhân chính là vấn nạn tham nhũng trong ngành năng lượng, đặc biệt là ở lĩnh vực đầu tư xây dựng; một số nhà máy điện than bị ngừng hoạt động, số khác bị dừng máy kéo dài do công tác bảo trì bị trì hoãn; ngoài ra, từ năm 2014 đến năm 2022, ngành điện Nam Phi không ký thêm các hợp đồng mới nào để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Nam Phi đã xây dựng Kế hoạch đầu tư và đang xây dựng Kế hoạch thực hiện. JETP của Nam Phi bao gồm các hạng mục đầu tư nhằm ngừng hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than; phát triển sản xuất năng lượng tái tạo (điện mặt trời, gió, pin lưu trữ); tăng cường cơ sở hạ tầng lưới truyền tải để phù hợp với năng lượng tái tạo; đồng thời hiện đại hóa hệ thống phân phối điện. Kế hoạch cũng bao gồm việc đầu tư vào nguồn nhân lực, trong đó tập trung đầu tư tại khu vực có các nhà máy điện than và mỏ than ngừng hoạt động, nơi có các hoạt động hỗ trợ để triển khai các công nghệ sạch, hạ tầng địa phương, sinh kế, doanh nghiệp, hỗ trợ tạo việc làm và đào tạo kỹ năng nghề. Lĩnh vực phương tiện giao thông điện (EV) (cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng sạc EV, chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng sang EV) sẽ được quan tâm và hỗ trợ. Hoạt động hỗ trợ cũng sẽ dành cho phát triển hydro xanh để khử cacbon cho các ngành công nghiệp phát thải lớn và trở thành nhà xuất khẩu hydro xanh.
Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng qua trường hợp ở Việt Nam, Indonesia và Nam Phi cho thấy tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Qua việc tạo ra các chương trình hợp tác, chia sẻ công nghệ và hỗ trợ tài chính, ba quốc gia này có thể xây dựng một mô hình chuyển đổi năng lượng công bằng, từ đó không chỉ cải thiện đời sống người dân mà còn góp phần vào mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững, hướng đến xã hội công bằng, văn minh.
Tài liệu tham khảo:
- Dang , T. T. H., Truong, N. T., & Dang, T. T. (2022). Just energy transition partnership and challenges for Vietnam energy sector. Petrovietnam Journal, 12, 38 – 44.
- Phương Thảo (2023), Kinh nghiệm của 3 nước đầu tiên trong Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng, https://mekongasean.vn/kinh-nghiem-cua-3-nuoc-dau-tien-trong-doi-tac-chuyen-dich-nang-luong-cong-bang-17030.html, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2024.
—————————
Just Energy Transition Partnership (JETP)
Just Energy Transition Partnership (JETP)
The “Just Energy Transition Partnership” (JETP) is a financial cooperation mechanism established in recent years to support a number of emerging economies that are heavily dependent on coal to make a just transition. The aim is to support these countries to determine their own roadmaps away from coal production and consumption and towards clean energy, with a focus on addressing the social impacts of the energy transition, such as training and creating alternative jobs for affected workforces and bringing new economic opportunities to affected communities.
The first Just Energy Transition Partnership was established in November 2021 between South Africa and a group of international partners including the United Kingdom, the United States, France, Germany and the European Union at COP 26 in Glasgow, England, with the international partners pledging to provide a financial package of US$8.5 billion to South Africa. The second Just Energy Transition Partnership was between Indonesia and its partners including Japan, the United States, Canada, Denmark, the European Union, France, Germany, Italy, Norway and the United Kingdom, announced at the G20 Summit in November 2022 in Bali, Indonesia, with a financial package of US$20 billion.
Vietnam is the third country to establish the Just Energy Transition Partnership in December 2022 with international partners including the European Union, the United Kingdom, the United States, Japan, Germany, France, Italy, Canada, Denmark and Norway, with a financial package of 15.5 billion USD. On December 14, 2022, Vietnam and the International Partners Group (IPG) launched the Just Energy Transition Partnership (JETP). The IPG includes Denmark, Germany, France, the European Union (EU), the United Kingdom, Japan, Italy, Canada, Norway and the United States. After South Africa and Indonesia, Vietnam is the third country to reach an agreement to establish JETP.
The first JETP was announced at the 26th United Nations Climate Change Conference (COP26) in Glasgow, with South Africa receiving a pledge of $8.5 billion from France, Germany, the UK, the US and the EU. South Africa will be followed by JETPs with other countries, including Indonesia, Vietnam, India (expected in July 2023) and Senegal. While the entire G7 will be involved in negotiations for each partnership, there will be two lead coordinating countries for each potential partnership.
Developed countries will consider and invest in JETP projects in developing countries. These projects must meet four objectives: Promote renewable energy development, or energy savings and efficiency, contribute to the achievement of greenhouse gas emission reduction targets, as well as ensure national energy security; Provide clear economic and social benefits to communities, businesses and/or workers affected by the energy transition; Catalyze and encourage additional investment from JETP in the future; Have a clear positive impact on a just energy transition.
Thanks to JETP, participating countries have achieved the following results:
Indonesia:
JETP investment helps Indonesian coal plants “retire early”: According to a review of experiences conducted by UNDP, Indonesia is the world’s largest coal exporter, investing in many coal power plants, leading to overcapacity in some parts of the country. Indonesia has various climate change policies, including the “Long-term Low Carbon and Climate Resilience Strategy 2050” and the “National Energy Master Plan”. In addition to the greenhouse gas emission reduction targets in Indonesia’s 2022 “Enhanced Nationally Determined Contribution” to increase the share of renewable energy in the primary energy mix to at least 23% by 2025, 31% by 2050; oil must be below 25% by 2025, below 20% by 2050; coal must be at least 30% by 2025, 25% by 2050; gas at least 22% by 2025 and 24% by 2050.
From that objective, JETP in Indonesia aims to support policy reforms, help the Government facilitate green finance and investment and strengthen the regulatory framework. JETP investments will mainly be loans to the Government or to businesses and guaranteed by the Government. Public sector financing will aim to promote private sector investment.
Vietnam:
In Vietnam, the Just Energy Transition Partnership (JETP) will initially mobilize US$15.5 billion from public and private sources over the next 3-5 years to support Vietnam’s green transition. According to UNDP, in the process of establishing and implementing JETP, Vietnam is facing many challenges in ensuring energy security along with ensuring equity. Along with that is the requirement to amend laws, socio-economic policies, and technology to meet the requirements.
Vietnam is taking necessary measures to implement JETP such as legalizing the Political Declaration establishing JETP, establishing a Secretariat and developing a Resource Mobilization Plan with the participation of the entire political system and Government, as well as the participation of other stakeholders. The JETP program will support Vietnam towards a number of ambitious new targets. Specifically, reducing peak emissions in the power sector by a maximum of 30% by 2030, from 240 million tons of CO2 to 170 million tons of CO2, bringing the peak of greenhouse gas emissions forward by 5 years, to 2030; reducing Vietnam’s coal power capacity from the current planned 37 GW to 30.2 GW.
JETP will also help Vietnam accelerate its renewable energy deployment, with renewables accounting for 47% of total electricity generation by 2030 (up from the current planned 36%). Successfully achieving these ambitious targets would reduce emissions by around 500 million tonnes (half a gigaton) between now and 2035.
South Africa:
The third country mentioned by UNDP in its experience review is South Africa. This country has a Climate Change Bill and climate change policies. The first update of the Nationally Determined Contribution in 2021 indicates that emissions will be significantly lower in 2030 than in 2015 and that greenhouse gas emissions will peak between 2020 and 2025. Meanwhile, South Africa’s economy and energy system are heavily dependent on coal. Of the total primary energy supply in 2018, coal accounted for 65%, crude oil (imported) 18%, gas 3%, nuclear 2%, geothermal 1% and renewables 11%.
South Africa is currently facing social upheaval due to power outages, coal mining downsizing, and coal-fired power plant shutdowns. In 2022 and continuing to this day, South Africa has been experiencing severe power shortages, with frequent load shedding and rolling blackouts. The main causes are corruption in the energy sector, especially in the construction investment sector; some coal-fired power plants have been shut down, while others have been down for extended periods due to delayed maintenance; in addition, from 2014 to 2022, the South African electricity sector has not signed any new contracts to develop renewable energy sources.
South Africa has developed an Investment Plan and is developing an Implementation Plan. South Africa’s JETP includes investments to decommission coal-fired power plants; develop renewable energy production (solar, wind, battery storage); enhance transmission grid infrastructure to accommodate renewable energy; and modernize the electricity distribution system. The plan also includes investments in human resources, focusing on areas with decommissioned coal power plants and coal mines, where there are support activities to deploy clean technologies, local infrastructure, livelihoods, enterprises, support for job creation and vocational skills training. The electric vehicle (EV) sector (EV manufacturing and charging infrastructure, conversion of public transport to EV) will be of interest and support. Support will also be provided for the development of green hydrogen to decarbonize large emission-producing industries and become a green hydrogen exporter.
The Partnership for a Just Energy Transition, as seen in Vietnam, Indonesia and South Africa, demonstrates the great potential for promoting sustainable development and environmental protection. By creating cooperation programs, sharing technology and providing financial support, these three countries can build a model for a just energy transition that not only improves people’s lives but also contributes to the global goal of sustainable development, towards a fair and civilized society.
References:
- Dang, TTH, Truong, NT, & Dang, TT (2022). Just energy transition partnership and challenges for Vietnam energy sector . Petrovietnam Journal, 12, 38 – 44.
- Phuong Thao (2023), Experience of the first 3 countries in the Partnership for a Just Energy Transition , https://mekongasean.vn/kinh-nghiem-cua-3-nuoc-dau-tien-trong-doi-tac-chuyen-dich-nang-luong-cong-bang-17030.html , accessed October 20, 2024.
Leave A Comment