Bước vào thế kỷ 21, vấn đề ô nhiễm môi trường được nhiều người quan tâm hơn bao giờ hết. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến môi trường, dẫn đến nhiều nguồn tài nguyên bị suy thoái gây nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, với nhiều điểm nóng, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh. Đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn nên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của nhiều quốc gia. Có thể nói, vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất hiện nay.
<TIẾNG ANH BÊN DƯỚI/ENGLISH BELOW>
Luật Bảo vệ môi trường đã định nghĩa Ô nhiễm môi trường như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đối của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” (khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014)
Sự biển đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường mang đến sự thay đổi rất lớn về khí hậu, gây ra biến đổi khí hậu, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái thiên nhiên.
Theo báo cáo đã chỉ ra rằng: Thiên nhiên ở hầu khắp mọi nơi trên toàn cầu đã bị biến đổi đáng kể bởi những động lực từ con người, với đa số các chỉ số của hệ sinh thái và đa dạng sinh học cho thấy mức độ 2. 75% diện tích mặt đất đã bị biến đổi đáng kể, 66% diện tích đại dương đang chịu tác động tích lũy ngày càng tăng và hơn 85% diện tích đất ngập nước đã bị mất đi. Trong khi tốc độ mất rừng toàn cầu đã được giảm bớt kể từ năm 2000 nhưng cũng phân bổ không đồng đều. Tại hầu hết các vùng nhiệt đới có tính đa dạng sinh học cao, 32 triệu ha rừng nguyên sinh hoặc rừng phục hồi đã bị mất đi từ năm 2010 đến năm 2015. Phạm vi rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới đang tăng lên ở một số quốc gia, và phạm vi toàn cầu của rừng ôn đới và rừng lá kim đang tăng lên. Một loạt các hành động – từ phục hồi rừng tự nhiên đến trồng các loại cây độc canh – đã góp phần vào sự gia tăng này, nhưng những hành động này lại có những hậu quả rất khác nhau đối với đa dạng sinh học và những đóng góp của nó đối với con người.
Khoảng một nửa diện tích san hô tại các rạn san hô đã bị mất đi kể từ những năm 1870, với sự suy giảm ngày càng tăng trong những thập kỷ gần đây bởi biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm các động lực khác. Mức độ phong phú trung bình của các loài bản địa trong hầu hết các quần xã sinh vật lớn trên cạn đã giảm ít nhất 20%, có khả năng ảnh hưởng đến các quá trình hệ sinh thái và do đó ảnh hưởng đến đóng góp của tự nhiên cho con người; sự suy giảm này chủ yếu diễn ra kể từ năm 1900 và có thể đang gia tăng. Ở những khu vực có tính đặc hữu cao, đa dạng sinh học bản địa thường bị tác động trầm trọng bởi các loài ngoại lai xâm hại. Kích thước quần thể của các loài động vật có xương sống hoang dã có xu hướng giảm trong 50 năm qua cả ở trên cạn, dưới nước ngọt và trên biển. Các xu hướng toàn cầu về quần thể côn trùng chưa được biết đến nhưng sự sụt giảm nhanh chóng đã được ghi nhận ở một số nơi.
Hoạt động của con người đe dọa đến nhiều loài, với sự tuyệt chủng toàn cầu hơn bao giờ hết. Trung bình khoảng 25% các loài động thực vật được đánh giá là đang bị đe dọa, cho thấy khoảng 1 triệu loài đã đối mặt với tuyệt chủng, trong đó rất nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng trong vài thập kỉ tới, trừ khi có hành động được tiến hành nhằm làm giảm cường độ các động lực gây mất đa dạng sinh học. Nếu không, tốc độ tuyệt chủng các loài trên toàn cầu, vốn đã cao hơn ít nhất hàng chục đến hàng trăm lần so với mức trung bình trong 10 triệu năm qua, sẽ còn tăng nhanh hơn nữa.
Kèm theo đó là sức khỏe của con người cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất đã gây nên tình trạng ô nhiễm đất – nước – không khí một cách nghiêm trọng.
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 92% dân số hiện đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm. Điều đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên. Theo các báo cáo của Unicef, ước tính ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm và ít nhất 70.000 ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam, khiến cho tuổi thọ trung bình bị rút ngắn 1,4 năm.
Tại Việt Nam, trong Báo cáo về ô nhiễm không khí mới nhất (2024) đã cho thấy: Số liệu thống kê ô nhiễm không khí mới nhất vẽ nên một bức tranh đáng lo ngại. Trong tháng 3, người dân Hà Nội chỉ trải qua một ngày có chất lượng không khí ở mức “vừa phải”, không có ngày nào chất lượng không khí ở mức “tốt”. Ô nhiễm không khí quay trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023, khi Việt Nam chứng kiến mức độ các hạt bụi mịn PM2.5 , có hại trong không khí mà tất cả chúng ta đều hít thở tăng 9%. Trung bình vào năm 2023, chỉ số PM2.5 của Việt Nam cao gấp gần sáu lần mức khuyến nghị của WHO.
Chất lượng không khí kém là nguy cơ lớn đối với sức khỏe ở Việt Nam và trên toàn cầu. Hạt vật chất hay bụi mịn PM (các hạt mịn chứa nhiều chất ô nhiễm và độc tố khác nhau) xâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch của con người. Những nguy cơ về sức khỏe về lâu dài do tiếp xúc với ô nhiễm không khí kéo dài bao gồm đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh, nhưng một số người có nguy cơ cao hơn những người khác, bao gồm cả người mắc các bệnh về phổi như hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, là nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính như viêm phổi, chịu ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của phổi, gây ra ước tính 7% tổng số ca tử vong có thể do ô nhiễm không khí ở Việt Nam; người cao tuổi; người mắc bệnh tim mạch và/hoặc tiểu đường; những người làm việc hoặc tập thể dục với cường độ cao ngoài trời; và những người sống hoặc làm việc gần các nguồn ô nhiễm bao gồm đường cao tốc mật độ cao, công trường phá dỡ và xây dựng, khu công nghiệp, khu đốt rác thải lộ thiên và khu vực cháy rừng. Phụ nữ mang thai và thai nhi phải đối mặt với những nguy cơ đặc biệt, phơi nhiễm trong thời kỳ mang thai có liên quan đến tình trạng đẻ non và thiếu cân khi sinh. Hơn nữa, không khí không trong lành có liên quan đến chứng rối loạn thần kinh, béo phì ở trẻ em và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Bên cạnh đó ô nhiễm đất không chỉ tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động vật. Đất bị ô nhiễm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Ô nhiễm môi trường đất có thể đến từ tự nhiên. Ô nhiễm đất tự nhiên có thể kể đến như đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, hạn hán… tác động đến sự sống của động, thực vật. Ô nhiễm đất còn ảnh hưởng đến sự phát triển hệ sinh thái. Chất gây ô nhiễm thường làm thay đổi quá trình chuyển hóa thực vật, gây giảm năng suất cây trồng. Đất bị ô nhiễm, cây cối kém phát triển nên việc bảo vệ đất tránh xói mòn bị hạn chế.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp, khoảng 135 tỷ tấn đất đã bị mất khỏi đất canh tác và do phải mất hàng nghìn năm để hình thành đất, nên việc bảo vệ và phục hồi khẩn cấp các loại đất rất cần thiết. Ô nhiễm đất ảnh hưởng đến đa dạng sinh học trên và dưới mặt đất theo hai cách chính. Số lượng sinh vật có thể giảm do độc tính do chất gây ô nhiễm gây ra, nhưng cũng có thể quan sát thấy những thay đổi ở cấp độ cộng đồng ở chỗ các sinh vật có khả năng chịu đựng hoặc kháng thuốc sẽ được hưởng lợi so với những sinh vật nhạy cảm với chất gây ô nhiễm. Người ta cũng quan sát thấy rằng việc tiếp xúc với một số nguyên tố vi lượng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc ở vi sinh vật đất và cũng thúc đẩy khả năng kháng thuốc chống vi trùng (Heydari, 2020). Ngoài ra, các chất gây ô nhiễm trong đất có thể xâm nhập vào chuỗi thức ăn và gây bệnh tật cũng như tử vong ở các sinh vật sống trong đất, trên cạn (bao gồm cả con người) và các sinh vật dưới nước. Do đó, mất đa dạng sinh học và sinh khối dẫn đến giảm chất hữu cơ và thay đổi lượng chất dinh dưỡng đầu vào và chu trình. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sơ cấp của các hệ sinh thái tự nhiên và nông nghiệp và dẫn đến sự mất mát tổng thể các dịch vụ hệ sinh thái đất. Ngoài ra, đất bị ô nhiễm lại trở thành nguồn gây ô nhiễm cho nước ngầm, thông qua việc rửa trôi các chất gây ô nhiễm, nước ngọt và môi trường biển, vì các chất gây ô nhiễm có thể được vận chuyển ra khỏi khu vực thông qua xói mòn do gió và nước. Những thay đổi này có thể diễn ra từ từ hoặc duy trì ở trạng thái trơ cho đến điểm uốn khi xảy ra sự xuống cấp nghiêm trọng.
Ô nhiễm nước đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến cả hệ sinh thái và sức khỏe con người. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, khoảng 1,36 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu được ghi nhận là do ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nước đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến cả hệ sinh thái và sức khỏe con người. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, khoảng 1,36 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu được ghi nhận là do ô nhiễm nguồn nước. Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn đang gia tăng, với nhiều người dân không có khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến nước như tiêu chảy và viêm phổi tăng cao. Ô nhiễm nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gây tổn hại cho hệ sinh thái. Gần 80% tổng lượng nước thải công nghiệp và nước thải đô thị trên toàn cầu được thải ra mà không qua xử lý, làm suy giảm chất lượng nước và đe dọa sự sống của nhiều loài sinh vật thủy sinh. Hệ sinh thái nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, với nhiều loài động vật biển và thực vật không thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm.
Ô nhiễm môi trường đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái toàn cầu. Các chất thải công nghiệp, rác thải nhựa, khí thải từ các phương tiện giao thông và hoạt động sản xuất làm ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước, khiến nhiều loài động thực vật mất đi môi trường sống. Chất ô nhiễm tích tụ trong cơ thể động vật, từ đó tác động trực tiếp đến chuỗi thức ăn, gây suy giảm đa dạng sinh học và làm mất cân bằng sinh thái. Nhiều hệ sinh thái như rừng, biển và các vùng đất ngập nước đang bị suy thoái do sự xâm nhập của các yếu tố ô nhiễm này.
Ô nhiễm cũng có những tác động tiêu cực rõ rệt đối với sức khỏe con người. Khói bụi và các hạt mịn trong không khí gây ra các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, và các bệnh tim mạch. Ô nhiễm nguồn nước làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm, như tả, lỵ và sốt rét, do vi khuẩn và virus có trong nước thải gây ra. Hơn nữa, các chất độc hại trong thực phẩm, từ việc sử dụng thuốc trừ sâu hay kim loại nặng, có thể tích tụ trong cơ thể con người, gây ra các bệnh ung thư, rối loạn thần kinh và các vấn đề về sinh sản.
Để bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người, cần phải có những biện pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả. Việc giảm thiểu chất thải, sử dụng năng lượng tái tạo, bảo vệ rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những giải pháp cấp bách. Hơn nữa, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và thực hiện các hành động bảo vệ môi trường trong đời sống hàng ngày, từ việc tái chế rác thải cho đến giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm gây hại cho môi trường.
Tài liệu tham khảo:
- Đặng Huy Huỳnh (2022), Các tác động của ô nhiễm môi trường đối với với đa dạng sinh học Việt Nam, Tạp chí Môi trường số 4/2022.
- Nguyễn Trọng Chuẩn (2021), Vấn nạn ô nhiễm môi trường, khủng hoảng sinh thái và sự cần thiết phải xây dựng tư duy văn minh sinh thái, < https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/824464/van-nan-o-nhiem-moi-truong%2C-khung-hoang-sinh-thai-va-su-can-thiet-phai-xay-dung-tu-duy-van-minh-sinh-thai.aspx>, truy cập ngày 07 tháng 11 năm 2024.
- UNICEF Việt Nam (2024), Ô nhiễm không khí của Việt Nam, https://www.unicef.org/vietnam/vi/nhung-cau-chuyen/o-nhiem-khong-khi-viet-nam, truy cập ngày 07 tháng 11 năm 2024.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021), Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia: Giai đoạn 2016-2020, NXB Dân trí, Hà Nội.
- Ngân hàng Thế giới (2017), Tổng quan về Ô nhiễm Nông nghiệp ở Việt Nam: Báo cáo tóm tắt 2017.
- IUCN (2019), Báo cáo đánh giá toàn cầu về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.
- Dangcongsan.vn(2021), Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và giải pháp khắc phục, https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-nhan-gay-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-khong-khi-va-giai-phap-khac-phuc-594455.html, truy cập ngày 07 tháng 11 năm 2024.
- FAO and UNEP. 2021. Global assessment of soil pollution: Report. Rome.
————————
Environmental pollution: How have ecosystems and humans changed?
Entering the 21st century, the issue of environmental pollution is of more concern than ever. The rapid development of the market economy has had a significant impact on the environment, leading to the degradation of many resources, causing serious environmental pollution. The situation of environmental pollution continues to develop complicatedly, with many hot spots, and the quality of the environment in many places has declined sharply. Especially in the process of socio-economic development, many shortcomings have been exposed and created great pressure on the environment, ecosystems and biodiversity of many countries. It can be said that the issue of environmental pollution is the most important and urgent issue today.
The Law on Environmental Protection defines Environmental Pollution as follows: “Environmental pollution is the change of environmental components that is not in accordance with environmental technical regulations and environmental standards, causing adverse effects on humans and living organisms” (Clause 8, Article 3 of the Law on Environmental Protection 2014).
Changes in environmental components can originate from many causes, the main cause of which is pollutants. Pollutants are defined by environmentalists as substances or physical factors that, when present in the environment, cause environmental pollution. The effects of environmental pollution bring about huge changes in climate, causing climate change, negatively affecting the natural ecosystem.
The report found that: Nature has been significantly altered by human drivers almost everywhere on the planet, with most ecosystem and biodiversity indicators showing a level 2 change. 75% of land areas have been significantly altered, 66% of oceans are experiencing increasing cumulative impacts and more than 85% of wetlands have been lost. While the rate of global deforestation has slowed since 2000, it is unevenly distributed . In most biodiverse tropical regions, 32 million hectares of primary or regenerating forest were lost between 2010 and 2015. The extent of tropical and subtropical forests is increasing in some countries, and the global extent of temperate and coniferous forests is increasing. A range of actions – from restoring natural forests to planting monocultures – have contributed to this increase, but these actions have had very different consequences for biodiversity and its contributions to humans.
About half of coral cover on coral reefs has been lost since the 1870s, with declines accelerating in recent decades as climate change exacerbates other drivers. The average richness of native species in most major terrestrial biomes has declined by at least 20%, potentially affecting ecosystem processes and thus the contributions of nature to humans; this decline has largely occurred since 1900 and may be accelerating. In areas of high endemism, native biodiversity is often severely impacted by invasive alien species. Population sizes of wild vertebrates have been declining over the past 50 years in terrestrial, freshwater and marine settings. Global trends in insect populations are not known, but rapid declines have been recorded in some locations.
Human activity threatens more species than ever before, with global extinctions occurring at an unprecedented rate. An average of 25% of all plant and animal species are now considered threatened, suggesting that around 1 million species already face extinction, many of which are at risk of extinction within the next few decades unless action is taken to reduce the intensity of the drivers of biodiversity loss. Otherwise, the rate of global species extinction, which is already at least tens to hundreds of times higher than the average rate over the past 10 million years, will accelerate even further.
Along with that, human health is also seriously affected, because production activities have caused serious pollution of land – water – air.
Air pollution is a difficult problem for the world in general and Vietnam in particular. According to statistics from the World Health Organization (WHO), up to 92% of the population is currently living in polluted air. This has had a huge impact on human life and the natural environment. According to Unicef reports, air pollution is estimated to cause about 7 million deaths globally each year and at least 70,000 deaths each year in Vietnam, causing the average life expectancy to be shortened by 1.4 years .
In Vietnam, the latest Air Pollution Report (2024) showed: The latest air pollution statistics paint a worrying picture. In March, Hanoi residents experienced only one day of “moderate” air quality, with no “good” air quality days. Air pollution returned to pre-pandemic levels in 2023, when Vietnam saw a 9% increase in levels of harmful PM2.5 particles in the air we all breathe. On average, Vietnam’s PM2.5 index in 2023 was nearly six times higher than WHO’s recommended level.
Poor air quality is a major health risk in Vietnam and globally. Particulate matter or PM (fine particles containing various pollutants and toxins) penetrates deep into the lungs and cardiovascular system of humans. Long-term health risks from prolonged exposure to air pollution include stroke, heart disease, lung cancer and chronic obstructive pulmonary disease. Everyone is at risk, but some people are at higher risk than others, including people with lung diseases such as asthma or chronic obstructive pulmonary disease; children, especially those under 5 years of age, who are at high risk of acute respiratory infections such as pneumonia, which affect lung development and function, causing an estimated 7% of all deaths attributable to air pollution in Vietnam; older people; people with cardiovascular disease and/or diabetes; people who work or exercise vigorously outdoors; and people who live or work near pollution sources including high-speed highways, demolition and construction sites, industrial zones, open waste incineration sites, and wildfire areas. Pregnant women and their unborn babies face particular risks, with exposure during pregnancy linked to premature birth and low birth weight. Furthermore, unhealthy air has been linked to neurological disorders, childhood obesity, and mental health problems.
In addition, soil pollution not only has a negative impact on agricultural production and the quality of agricultural products but also affects human and animal health. Contaminated soil directly affects human health through direct contact with the soil or through the respiratory tract due to the evaporation of soil pollutants. Soil pollution can come from nature. Natural soil pollution can include soil contaminated with alum, salinity, drought, etc., affecting the life of animals and plants. Soil pollution also affects the development of ecosystems. Pollutants often change the process of plant metabolism, causing a reduction in crop yields. Polluted soil, poor plant growth, so soil protection against erosion is limited.
According to a United Nations report, approximately 135 billion tons of soil have been lost from arable land since the Industrial Revolution, and since it takes thousands of years to form soil, urgent protection and restoration of soils is urgently needed. Soil pollution affects above- and below-ground biodiversity in two main ways. The number of organisms may decrease due to toxicity caused by contaminants, but changes can also be observed at the community level where tolerant or resistant organisms benefit compared to those sensitive to the contaminants. It has also been observed that exposure to certain trace elements can induce resistance in soil microorganisms and also promote resistance to antimicrobials (Heydari, 2020). In addition, soil contaminants can enter the food chain and cause disease and death in soil, terrestrial (including humans) and aquatic organisms. Loss of biodiversity and biomass thus leads to a reduction in organic matter and changes in nutrient inputs and cycling. This affects the primary productivity of natural and agricultural ecosystems and leads to an overall loss of soil ecosystem services. In addition, contaminated soils become a source of pollution to groundwater, through leaching of contaminants, and to freshwater and marine environments, as contaminants can be transported away from the site through wind and water erosion. These changes can be gradual or remain inert until an inflection point occurs when severe degradation occurs.
Water pollution is becoming a serious problem, deeply affecting both ecosystems and human health. According to a study by the World Bank, approximately 1.36 million deaths globally are recorded each year due to water pollution. Water pollution is becoming a serious problem, deeply affecting both ecosystems and human health. According to a study by the World Bank, approximately 1.36 million deaths globally are recorded each year due to water pollution. In Vietnam, water pollution in rural areas is increasing, with many people lacking access to clean water, leading to increased rates of water-related diseases such as diarrhea and pneumonia. Water pollution not only affects human health but also damages ecosystems. Nearly 80% of total industrial and urban wastewater globally is discharged untreated, degrading water quality and threatening the lives of many aquatic species. Aquatic ecosystems are severely affected, with many marine animals and plants unable to survive in the polluted environment.
Environmental pollution is causing serious impacts on the global ecosystem. Industrial waste, plastic waste, emissions from vehicles and manufacturing activities pollute the air, soil and water, causing many species of animals and plants to lose their habitat. Pollutants accumulate in the bodies of animals, thereby directly affecting the food chain, causing biodiversity loss and ecological imbalance. Many ecosystems such as forests, seas and wetlands are being degraded due to the intrusion of these pollutants.
Pollution also has clear negative impacts on human health. Dust and fine particles in the air cause respiratory diseases such as asthma, pneumonia, and cardiovascular diseases. Water pollution increases infectious diseases, such as cholera, dysentery, and malaria, caused by bacteria and viruses in wastewater. Furthermore, toxic substances in food, from the use of pesticides or heavy metals, can accumulate in the human body, causing cancers, neurological disorders, and reproductive problems.
To protect the ecosystem and human health, effective measures to manage and reduce pollution are needed. Waste reduction, the use of renewable energy, and the protection of forests and natural resources are urgent solutions. Furthermore, every citizen needs to raise awareness of the importance of environmental protection and take environmental protection actions in daily life, from recycling waste to reducing the use of products that are harmful to the environment.
References:
- Dang Huy Huynh (2022), Impacts of environmental pollution on Vietnam’s biodiversity , Environmental Magazine No. 4/2022 .
- Nguyen Trong Chuan (2021), The problem of environmental pollution, ecological crisis and the need to build ecological civilization thinking , < https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/824464/van-nan-o- nhiem-moi-truong%2C-khung-hoang-sinh-thai-va-su-can-thiet-phai-xay-dung-tu-duy-van-minh-sinh-thai.aspx >, accessed November 7, 2024.
- UNICEF Viet Nam (2024), Air pollution in Viet Nam , https://www.unicef.org/vietnam/vi/nhung-cau-chuyen/o-nhiem-khong-khi-viet-nam , accessed November 7, 2024.
- Ministry of Natural Resources and Environment (2021), National State of the Environment Report: 2016-2020 period, Dan Tri Publishing House, Hanoi.
- World Bank (2017), Overview of Agricultural Pollution in Vietnam: 2017 Summary Report.
- IUCN (2019), Global Assessment Report on Biodiversity and Ecosystem Services.
- Dangcongsan .vn(2021), Causes of air pollution and solutions , https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-nhan-gay-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-khong-khi-va-giai-phap-khac-phuc-594455.html , accessed November 7, 2024.
- FAO and UNEP. 2021. Global assessment of soil pollution: Report. Rome.
Leave A Comment