logo
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • THƯ VIỆN ẢNH
  • TIN TỨC
  • FAQ
  • LIÊN HỆ
logo
  • Tháng 6 3, 2025
  • 0 Comments
  • By SETY CAMP

GIỚI TRẺ VÀ SỨ MỆNH KIẾN TẠO TƯƠNG LAI XANH

Khi những video “dọn rác ven sông” hay “thử thách sống không rác thải trong 7 ngày” liên tục phủ sóng trên các nền tảng mạng xã hội, chúng ta không thể phủ nhận rằng giới trẻ đang dùng hành động thiết thực để lên tiếng cho môi trường. Hình ảnh bạn trẻ cầm túi vải, bình nước no-plastic và trên tay là biển hiệu “Zero Waste” đã trở thành biểu tượng mới mẻ, lan tỏa nhanh chóng khắp các ngõ ngách thành phố. Không chỉ dừng lại ở trào lưu, những chiến dịch cộng đồng như “Plastic Free Challenge” hay “Repair Café” còn thu hút hàng nghìn người tham gia, khẳng định: sống xanh ngày nay đã là phong cách sống, chứ không đơn thuần là lựa chọn.

Video giới thiệu về Repair Cafe
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=gVjU1ydAUlQ

Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Chính phủ, các phương tiện truyền thông đại chúng, influencer, KOL,… và các tổ chức phi chính phủ, thông điệp về bảo vệ môi trường không chỉ được chia sẻ, mà còn được biến thành các hoạt động cụ thể — từ workshop may túi vải tái chế đến các buổi talkshow chia sẻ kinh nghiệm sống tối giản. Giới trẻ, với sức sáng tạo và khả năng kết nối qua không gian số, đã biến “xanh” thành một ưu tiên trong lối sống: mua sắm có ý thức, ăn uống lành mạnh và lan tỏa thói quen thân thiện với môi trường đến bạn bè, gia đình. Thời điểm này, sống xanh không còn chỉ là thông điệp, mà đã trở thành “chất riêng” của một thế hệ sẵn sàng hành động vì một tương lai bền vững.

Theo Lê Thị Thu Hà (2024)[1], sống xanh (green living) là việc đưa ra những lựa chọn bền vững trong các hoạt động thường ngày của con người. Con người có thể thực hành sống xanh trong các hoạt động tại nơi làm việc và nơi sống. Những lựa chọn hàng ngày có thể tạo ra một lối sống bền vững. Do đó, lối sống xanh được hiểu là sự hiện thực hóa các giá trị sống xanh thông qua hoạt động sống của con người.

Lối sống xanh được coi là biểu hiện của giá trị sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường và rộng hơn có vai trò và ý nghĩa to lớn với sự phát triển bền vững. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng nhận ra rằng hành vi tiêu dùng của họ có tác động đến môi trường và có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với xã hội hơn (Liina Häyrinen và cộng sự, 2016). Tác động của những thay đổi về lối sống và mô hình tiêu dùng đã được nhấn mạnh như một vấn đề nghiên cứu quan trọng liên quan đến thay đổi môi trường toàn cầu (Solecki et al., 2015; Creutzig et al., 2018; Koide et al., 2021, Yu-Sheng Shen et al., 2022). Chính sách của Chính phủ cũng là một trong những yếu tố tác động lớn đến thúc đẩy lối sống xanh (Jijian Zhang và Tianjiao Zheng, 2023).

Ở Việt Nam, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1658/ QĐ-TTg ngày 1/10/2021 đã nêu rõ mục tiêu xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Cụ thể, xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chất lượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.

Giới trẻ ngày nay không còn xem lối sống xanh chỉ là một lựa chọn cá nhân hay trào lưu nhất thời, mà đã coi đó là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, giới trẻ Việt Nam đang ngày càng thể hiện vai trò tiên phong trong các hoạt động bảo vệ môi trường, không chỉ qua lời nói mà bằng những hành động cụ thể và sáng tạo. Nhiều nhóm bạn trẻ đã tự tổ chức và tham gia vào các dự án cộng đồng như “Đổi pin lấy cây” của nhóm “Nhà Nhiều Lá” [2], thu hút hàng nghìn người tham gia thu gom pin cũ để đổi lấy cây xanh, góp phần nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải điện tử . Tại Hà Nội, câu lạc bộ “Hà Nội Xanh” với hơn 500 thành viên đã thực hiện hơn 200 đợt ra quân dọn dẹp tại các điểm ô nhiễm như sông Tô Lịch, kênh La Khê, thu gom hơn 1.500 tấn rác, biến lối sống xanh thành hành động thiết thực . Những hoạt động này cho thấy giới trẻ không chỉ quan tâm đến môi trường mà còn chủ động tạo ra sự thay đổi tích cực trong cộng đồng[3].

Tuy nhiên, việc duy trì lối sống xanh không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với giới trẻ. Nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng họ gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng do thiếu thông tin, chi phí cao của các sản phẩm thân thiện với môi trường, và sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Theo báo cáo Phân loại rác thải tại Việt Nam, do Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) và TGM Research thực hiện và công bố hồi cuối tháng 6, 15-24 là nhóm tuổi thể hiện ít sự quan tâm nhất tới các vấn đề về môi trường. Khảo sát cũng cho thấy thực tế, mức độ nhận thức về các vấn đề môi trường ở nhóm tuổi này dừng lại ở mức ý thức chứ chưa có hành động cụ thể. Dù bày tỏ sự ủng hộ cho việc phân loại rác tại nguồn, chỉ 34% nhóm tuổi này thực sự thực hiện việc này tại nhà [4]. Mặc dù có nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, nhưng việc biến nhận thức thành hành động cụ thể vẫn là một thách thức lớn đối với giới trẻ. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn vẫn khá cao, gấp 3-5 lần sản phẩm bình thường, khiến nhiều người tiêu dùng chưa sẵn sàng tiếp cận[5].

Mặc dàu vậy, sự tham gia tích cực của giới trẻ trong các hoạt động bảo vệ môi trường cho thấy lối sống xanh đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Không chỉ là một xu hướng nhất thời, lối sống xanh đã trở thành một phần trong bản sắc và trách nhiệm xã hội của thế hệ trẻ. Họ không chỉ thay đổi thói quen cá nhân mà còn lan tỏa tinh thần sống xanh đến cộng đồng xung quanh, góp phần xây dựng một tương lai bền vững hơn cho tất cả mọi người.

Khi những chiến dịch “Zero Waste”, thử thách “Plastic Free” hay những hoạt động dọn rác, trồng cây xuất hiện ngày càng dày đặc trên mạng xã hội và ngoài đời thực, giới trẻ đã cho thấy họ không chỉ dừng ở lời kêu gọi mà còn mạnh mẽ biến lời nói thành hành động. Từ việc mang theo túi vải, bình nước cá nhân đến việc lan tỏa video về phong trào thử thách sống không rác, thanh niên hôm nay đang khẳng định một thông điệp rõ ràng: Sống xanh không còn là lựa chọn. Họ đã đặt trách nhiệm với môi trường ngang bằng với những giá trị cá nhân, biến “xanh” thành biểu tượng của tinh thần cộng đồng và phong cách sống hiện đại.

Hiện tại, lối sống xanh không còn là một xu hướng nhất thời hay một thói quen bị thúc ép, việc sống xanh đã trở thành tôn chỉ hành động, ăn sâu vào từng quyết định trong đời sống hàng ngày của thế hệ trẻ. Với từng lượt chia sẻ, từng chiến dịch tình nguyện, thanh niên Việt Nam đã chứng minh rằng, giữa bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường, sống xanh không còn là lựa chọn của thế hệ đang lên tiếng vì tương lai bền vững.

Tài liệu tham khảo:

  1. C. Herrmann, S. Rhein, K.F. Sträter. 2022. “Consumers’ sustainability-related perception of and willingness-to-pay for food packaging alternatives”. Resour. Conserv. Recycl., No. 181 (2022), 106219, 10.1016
  2. Jijian Zhang, Tianjiao Zheng (2023). Can dual pilot policy of innovative city and low các-bon city promote green lifestyle transformation of residents. Journal of Cleaner Production, Volume 405, https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2023.136711.
  3. LĐXH (2024), Chỉ 12 – 18% người tiêu dùng chọn sản phẩm xanh vì giá cao, https://dansinh.dantri.com.vn/tien-luong-tien-cong/chi-12-18-nguoi-tieu-dung-chon-san-pham-xanh-vi-gia-cao-20241121153646211.htm
  4. Lê Thị Thu Hà, Lối sống xanh – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Môi trường, số 10/2024, tr43-49.
  5. Liina Häyrinen và cộng sự, 2016. Lifestyle of health and sustainability of forest owners as an indicator of multiple use of forests. Forest Policy and Economics. Volume 67
  6. Phương Anh, Thanh Bình (2024), Nhóm Hà Nội Xanh – Những chiến binh giải cứu những “dòng sông chết”, https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/nhom-ha-noi-xanh-nhung-chien-binh-giai-cuu-nhung-dong-song-chet-772715, truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2025.
  7. Sinh viên Việt Nam (2021), Đổi pin lấy cây xanh, https://svvn.tienphong.vn/doi-pin-lay-cay-xanh-post1327934.tpo#:~:text=SVVN%20%2D%20%E2%80%9C%C4%90%E1%BB%95i%20pin%2C%20l%E1%BA%A5y,sinh%20%E2%80%93%20sinh%20vi%C3%AAn%20t%E1%BA%A1i%20TP, truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2025.
  8. Xuân Minh (2024), Giới trẻ sống xanh: giữa nói và làm, https://cuoituan.tuoitre.vn/gioi-tre-song-xanh-giua-noi-va-lam-20240724103216186.htm?
  9. Yu-Sheng Shen, Ying-Chen Lin, Wee Cheah, Jianyi Lin, Lilai Xu, Yanmin Li (2022). Influences and pathways of urban form and lifestyle on các-bon emission reduction/ Urban Climate,_Volume 46, https://doi.org/10.1016/j.uclim.2022.101325.

English below:

YOUTH AND THE MISSION OF CREATING A GREEN FUTURE

When videos of “ cleaning up riverbanks ” or “ 7-day zero-waste challenge ” continuously appear on social media platforms, we cannot deny that young people are using practical actions to speak up for the environment. The image of young people holding cloth bags, no-plastic water bottles and “ Zero Waste ” signs has become a new symbol, spreading quickly throughout every corner of the city. Not just a trend, community campaigns such as “ Plastic Free Challenge ” or “ Repair Café ” have also attracted thousands of participants, affirming that green living today is a lifestyle, not just a choice.

Video about Repair Cafe
Link: https://www.youtube.com/watch?v=gVjU1ydAUlQ

With strong influence from the Government, mass media, influencers, KOLs,… and non-governmental organizations, the message of environmental protection is not only shared, but also transformed into specific activities – from recycled fabric bag sewing workshops to talk shows sharing experiences of minimalist living. Young people, with their creativity and ability to connect via digital space, have turned ” green ” into a priority in their lifestyle: conscious shopping, healthy eating and spreading environmentally friendly habits to friends and family. At this time, green living is no longer just a message, but has become the “uniqueness” of a generation ready to act for a sustainable future.

According to Le Thi Thu Ha (2024) [6], green living is making sustainable choices in people’s daily activities. People can practice green living in activities at work and in their living places. Daily choices can create a sustainable lifestyle. Therefore, green living is understood as the realization of green living values through people’s living activities.

Green lifestyle is considered a manifestation of healthy living values, health improvement, environmental protection and more broadly has a great role and significance for sustainable development. More and more consumers realize that their consumption behavior has an impact on the environment and tend to choose more environmentally friendly and socially responsible products (Liina Häyrinen et al., 2016). The impact of changes in lifestyle and consumption patterns has been emphasized as an important research issue related to global environmental change (Solecki et al., 2015; Creutzig et al., 2018; Koide et al., 2021, Yu-Sheng Shen et al., 2022). Government policy is also one of the major factors influencing the promotion of green lifestyle (Jijian Zhang and Tianjiao Zheng, 2023).

In Vietnam, the National Strategy on Green Growth for the period 2021 – 2030, with a vision to 2050, approved by the Prime Minister in Decision No. 1658/QD-TTg dated October 1, 2021, clearly stated the goal of greening lifestyles and promoting sustainable consumption. Specifically, building a green lifestyle combined with a beautiful traditional lifestyle to create a high-quality life in harmony with nature. Implementing urbanization and building new rural areas ensures green and sustainable growth goals; creating a culture of sustainable consumption in the context of integration with the world.

Young people today no longer consider green living as just a personal choice or a temporary trend, but have considered it an essential part of daily life. Currently, Vietnamese youth are increasingly showing their pioneering role in environmental protection activities, not only through words but also through concrete and creative actions. Many groups of young people have organized and participated in community projects such as “Exchanging batteries for trees” by the group “Nha Nhieu La” [7], attracting thousands of people to collect old batteries in exchange for trees, contributing to raising awareness of the harmful effects of electronic waste. In Hanoi, the “Green Hanoi” club with more than 500 members has carried out more than 200 clean-up campaigns at polluted areas such as To Lich River and La Khe Canal, collecting more than 1,500 tons of garbage, turning green living into practical action. These activities show that young people not only care about the environment but also take the initiative to create positive change in the community [8].

However, maintaining a green lifestyle is not always easy for young people. Many young people share that they have difficulty changing their consumption habits due to lack of information, high costs of environmentally friendly products, and inconveniences in daily life. According to the Waste Classification in Vietnam report, conducted by the Vietnam Packaging Recycling Alliance (PRO Vietnam) and TGM Research and published at the end of June, 15-24 year olds are the age group that shows the least interest in environmental issues. The survey also shows that in reality, the level of awareness of environmental issues in this age group stops at the level of awareness and does not have specific actions. Although expressing support for waste classification at source, only 34% of this age group actually does this at home [9]. Although there is awareness of the importance of environmental protection, turning awareness into specific actions is still a big challenge for young people. Besides, the price of completely biodegradable biological products is still quite high, 3-5 times higher than normal products, making many consumers not ready to access them [10].

However, the active participation of young people in environmental protection activities shows that green living is gradually becoming an indispensable part of their daily lives. Not just a passing trend, green living has become a part of the identity and social responsibility of the young generation. They not only change their personal habits but also spread the spirit of green living to the surrounding community, contributing to building a more sustainable future for everyone.

As “Zero Waste” campaigns, “Plastic Free” challenges, and trash-cleaning and tree-planting activities appear more and more frequently on social media and in real life, young people have shown that they do not just stop at calling for action but also strongly turn words into actions. From carrying cloth bags and personal water bottles to spreading videos about the zero-waste challenge movement, today’s youth are affirming a clear message: Green living is no longer an option. They have put environmental responsibility on par with personal values, turning “green” into a symbol of community spirit and modern lifestyle.

Nowadays, green living is no longer a temporary trend or a forced habit, green living has become a guiding principle, deeply rooted in every decision in the daily life of the young generation. With each share, each volunteer campaign , Vietnamese youth have proven that, in the context of climate change and environmental crisis, green living is no longer an option for the generation that is speaking up for a sustainable future.

References:

  1. C. Herrmann, S. Rhein, KF Sträter. 2022. “Consumers’ sustainability-related perception of and willingness-to-pay for food packaging alternatives”. Resour. Conserv. Recycle., No. 181 (2022), 106219, October 1016
  2. Jijian Zhang, Tianjiao Zheng (2023). Can dual pilot policy of innovative city and low carbon city promote green lifestyle transformation of residents. Journal of Cleaner Production, Volume 405, https://doi.org/10.1016/j.jclepro.2023.136711 .
  3. LĐXH (2024), Only 12 – 18% of consumers choose green products because of high prices, https://dansinh.dantri.com.vn/tien-luong-tien-cong/chi-12-18-nguoi-tieu-dung-chon-san-pham-xanh-vi-gia-cao-20241121153646211.htm
  4. Le Thi Thu Ha, Green lifestyle – international experience and lessons for Vietnam, Environment Magazine, No. 10/2024, pp. 43-49.
  5. Liina Häyrinen et al., 2016. Lifestyle of health and sustainability of forest owners as an indicator of multiple use of forests. Forest Policy and Economics. Volume 67
  6. Phuong Anh, Thanh Binh (2024), Green Hanoi Group – Warriors rescuing “dead rivers”, https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/nhom-ha-noi-xanh-nhung-chien-binh-giai-cuu-nhung-dong-song-chet-772715, accessed May 19, 2025.
  7. Vietnamese Students (2021), Exchange batteries for trees, https://svvn.tienphong.vn/doi-pin-lay-cay-xanh-post1327934.tpo#:~:text=SVVN%20%2D%20%E2%80%9C%C4%90%E1%BB%95i%20pin%2C%20l%E1%BA%A5y,sinh%20%E2%80%93%20sinh%20vi%C3%AAn%20t%E1%BA%A1i%20TP, accessed May 19, 2025.
  8. Xuan Minh (2024), Green living among young people: between saying and doing, https://cuoituan.tuoitre.vn/gioi-tre-song-xanh-giua-noi-va-lam-20240724103216186.htm?
  9. Yu-Sheng Shen, Ying-Chen Lin, Wee Cheah, Jianyi Lin, Lilai Xu, Yanmin Li (2022). Influences and pathways of urban form and lifestyle on carbon emission reduction/ Urban Climate,_Volume 46, https://doi.org/10.1016/j.uclim.2022.101325 .

[1] Lê Thị Thu Hà, Lối sống xanh – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Môi trường, số 10/2024, tr43-49.

[2] Sinh viên Việt Nam (2021), Đổi pin lấy cây xanh, https://svvn.tienphong.vn/doi-pin-lay-cay-xanh-post1327934.tpo#:~:text=SVVN%20%2D%20%E2%80%9C%C4%90%E1%BB%95i%20pin%2C%20l%E1%BA%A5y,sinh%20%E2%80%93%20sinh%20vi%C3%AAn%20t%E1%BA%A1i%20TP, truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2025.

[3] Phương Anh, Thanh Bình (2024), Nhóm Hà Nội Xanh – Những chiến binh giải cứu những “dòng sông chết”, https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/nhom-ha-noi-xanh-nhung-chien-binh-giai-cuu-nhung-dong-song-chet-772715, truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2025.

[4] Xuân Minh (2024), Giới trẻ sống xanh: giữa nói và làm, https://cuoituan.tuoitre.vn/gioi-tre-song-xanh-giua-noi-va-lam-20240724103216186.htm?

[5] LĐXH (2024), Chỉ 12 – 18% người tiêu dùng chọn sản phẩm xanh vì giá cao, https://dansinh.dantri.com.vn/tien-luong-tien-cong/chi-12-18-nguoi-tieu-dung-chon-san-pham-xanh-vi-gia-cao-20241121153646211.htm

[6]Le Thi Thu Ha, Green lifestyle – international experience and lessons for Vietnam , Environment Magazine, No. 10/2024, pp. 43-49.

[7]Vietnamese Students (2021), Exchange batteries for trees , https://svvn.tienphong.vn/doi-pin-lay-cay-xanh-post1327934.tpo#:~:text=SVVN%20%2D%20%E2%80%9C%C4%90%E1%BB%95i%20pin%2C%20l%E1%BA%A5y,sinh%20%E2%80%93%20sinh%20vi%C3%AAn%20t%E1%BA%A1i%20TP , accessed May 19, 2025.

[8]Phuong Anh , Thanh Binh (2024), Green Hanoi Group – Warriors rescuing “dead rivers” , https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/nhom-ha-noi-xanh-nhung-chien-binh-giai-cuu-nhung-dong-song-chet-772715 , accessed May 19, 2025.

[9]Xuan Minh (2024), Green living among young people: between saying and doing , https://cuoituan.tuoitre.vn/gioi-tre-song-xanh-giua-noi-va-lam-20240724103216186.htm?

[10]LĐXH (2024), Only 12 – 18% of consumers choose green products because of high prices , https://dansinh.dantri.com.vn/tien-luong-tien-cong/chi-12-18-nguoi-tieu-dung-chon-san-pham-xanh-vi-gia-cao-20241121153646211.htm

SETY CAMP

  • Share:

Leave A Comment Cancel reply

Awesome Logo

Về chúng tôi

SETY Camp là trại hè khoa học dành cho nữ từ 18-35 tuổi do Viện Chính sách và Quản lý tổ chức, dưới sự tài trợ của Quỹ Rosa-Luxemburg khu vực Đông Nam Á.

Menu

  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • THƯ VIỆN ẢNH
  • TIN TỨC
  • FAQ
  • LIÊN HỆ

Liên hệ

  • P209 nhà D, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • setycamp2022@gmail.com
  • (+84) 243-558-7547
Awesome Image

© SETY camp. All Rights Reserved 2022

Login

Forgot Password?

Thêm/sửa đường dẫn

Nhập địa chỉ đích

Hoặc liên kết đến nội dung đã tồn tại

    Thiếu từ khóa tìm kiếm. Hiển thị các bài viết mới nhất. Tìm hoặc sử dụng phím mũi tên lên và xuống để chọn một mục.