Công nghệ sạch trong nông nghiệp là đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và sự gia tăng nhu cầu về thực phẩm bền vững. Bằng cách áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại và thân thiện với môi trường, công nghệ sạch không chỉ giúp tối ưu hóa năng suất mà còn bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hướng đến nông nghiệp bền vững, công nghệ sạch mang lại giải pháp hiệu quả để phát triển ngành nông nghiệp mà vẫn đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.
<TIẾNG ANH BÊN DƯỚI/ENGLISH BELOW>
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.
Nhận thức rõ vấn đề này, những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách phát triển công nghệ sạch, hướng tới đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Trong đó, các chủ trương, chính sách đẩy nhanh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các thành tựu KHCN vào SXNN được quan tâm đặc biệt. Tại Đại hội XIII (năm 2021), trong bối cảnh tình hình mới, Đảng ta khẳng định chủ trương: “Phát triển mạnh mẽ khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức ctranh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”
Đối với nông nghiệp, Đại hội đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp… phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao. Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm…”. Những quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vừa có ý nghĩa định hướng, vừa tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sạch vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Một trong những lợi ích lớn nhất của công nghệ sạch trong nông nghiệp là khả năng giảm thiểu sử dụng hóa chất độc hại. Việc áp dụng các phương pháp canh tác hữu cơ, như sử dụng phân bón tự nhiên và biện pháp kiểm soát sinh học, không chỉ giảm thiểu ô nhiễm đất và nước mà còn bảo vệ đa dạng sinh học. Đồng thời, công nghệ sạch còn giúp tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng đối với sâu bệnh và biến đổi khí hậu, từ đó đảm bảo an ninh lương thực. Công nghệ sạch giúp tăng sản lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội với chất lượng tốt hơn.
Công nghệ sạch cũng tạo số lượng hàng hóa lớn với chất lượng cao, đồng đều. Từ đó, có thể tham gia chuỗi giá trị và thương mại toàn cầu nhờ đáp ứng được yêu cầu về nguồn cung ứng cũng như chất lượng sản phẩm theo tiêu chí của thị trường và có thể truy xuất được nguồn gốc. Đối với các doanh nghiệp địa phương, sử dụng công nghệ sạch có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho địa phương và quốc gia khi doanh thu từ sản xuất tăng lên, mang lại lợi ích kinh tế lớn.
Về mặt việc làm, công nghệ sạch tạo thêm công ăn việc làm cho một số bộ phận dân cư và cơ hội khởi nghiệp cho doanh nghiệp địa phương trên cơ sở hình thành các thị trường sản phẩm có giá trị gia tăng mới; Tạo giá trị gia tăng cho một số sản phẩm địa phương (kể cả phụ phẩm nông nghiệp), hình thành các sản phẩm hàng hóa đặc sản chủ lực của quốc gia, vùng và địa phương (mỗi làng một sản phẩm).
Mặc dù có nhiều lợi ích, việc triển khai công nghệ sạch trong nông nghiệp cũng gặp phải một số thách thức. Chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ mới có thể cao, đặc biệt đối với các nông hộ nhỏ. Ngoài ra, nhiều nông dân vẫn thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng công nghệ sạch hiệu quả. Do đó, cần có sự hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trong việc đào tạo và cung cấp thông tin để giúp nông dân vượt qua những rào cản này.
Thực tế cho thấy Việc đẩy nhanh nghiên cứu, sử dụng công nghệ sạch vào sản xuất đã đóng góp rất lớn đến sự phát triển của ngành Nông nghiệp Việt Nam. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công nghệ sạch tạo đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đạt 38%. Điều này đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong giai đoạn 2016 – 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tăng nhanh, đạt 238,81 tỷ USD, trung bình đạt hơn 39,8 tỷ USD/năm, riêng năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD.
Bên cạnh đó, việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ngày càng mở rộng và hiệu quả mang lại sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, năng suất cao. Có thể thấy, công nghệ sạch trong nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các tiêu chuẩn Vietgap. Đồng thời, VietGAP cũng đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế. Chất lượng sản phẩm sử dụng công nghệ sạch được nâng cao, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao về sản phẩm an toàn, vì vậy việc kết hợp giữa VietGAP và công nghệ sạch giúp đáp ứng nhu cầu này.
Hướng tới tương lai, công nghệ sạch được xem là chìa khóa để xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Với sự phát triển của công nghệ và sự nhận thức ngày càng cao về bảo vệ môi trường, ngành nông nghiệp có cơ hội lớn để cải thiện hiệu suất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm nông dân, doanh nghiệp và chính phủ, sẽ là yếu tố quyết định để thúc đẩy ứng dụng công nghệ sạch trong nông nghiệp. Công nghệ sạch hướng đến nông nghiệp bền vững không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh lương thực. Với sự hỗ trợ đúng đắn và cam kết từ các bên liên quan, ngành nông nghiệp có thể phát triển một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội mà vẫn giữ gìn tài nguyên cho thế hệ tương lai.
Tài liệu tham khảo:
- Lê Linh (2020), Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc/diem-nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/phat-trien-nong-nghiep-ung-dung-cong-nghe-cao-563993.html, truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
- Mai Thị Huyền và cộng sự (2023), Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam, https://tapchitaichinh.vn/day-manh-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-vao-san-xuat-nong-nghiep-tai-viet-nam.html, truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
- Trung tâm Phân tích và Chứng nhận CLSP NN Hà Nội (2021), Lợi ích khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và những thách thức, https://trungtamphantichchungnhanhanoi.gov.vn/nong-nghiep-cong-nghe-cao/ , truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2024.
—————————–
Low-waste technology towards Sustainable Agriculture: A New Direction for the Agricultural Industry.
Low-waste technology in agriculture is becoming increasingly important in the context of climate change and the increasing demand for sustainable food. By applying modern and environmentally friendly farming methods, Low-waste technology not only helps to optimize productivity but also protects natural resources. Aiming at sustainable agriculture, Low-waste technology provides an effective solution to develop the agricultural sector while ensuring safety for the environment and human health.
Developing high-tech agriculture and innovating science and technology are considered one of the key and central solutions. Applying science and technology to solve challenges in agricultural development with the advantages of technologies such as: Biotechnology, greenhouse technology, drip irrigation technology, sensor technology, automation, Internet of Things, etc. helps agricultural production save costs, increase productivity, reduce prices and improve the quality of agricultural products, and protect the environment. On the other hand, high-tech agriculture helps farmers be proactive in production, overcome seasonality, reduce dependence on weather and climate, and meet market demand for quality agricultural products.
Fully aware of this issue, in recent years, our Party and State have continuously supplemented and improved policies and strategies for Low-waste technology development, aiming to promote the application of science and technology in production. In particular, policies and strategies to accelerate research, transfer and application of scientific and technological achievements in agricultural production have received special attention. At the 13th National Congress (2021), in the context of the new situation, our Party affirmed the policy: “Strongly develop science – technology and innovation to create breakthroughs in productivity, quality, efficiency and competitiveness in the context of the Fourth Industrial Revolution”.
Regarding agriculture, the Congress pointed out: “Promote agricultural restructuring… develop large-scale, concentrated commodity agriculture in a modern direction, specialized areas for high-quality commodities. Strongly develop high-tech agriculture, organic agriculture, ecological agriculture, meeting common food safety standards…”. The Party’s viewpoints and policies and the State’s policies and laws are both directional and create a favorable legal environment to promote research and application of Low-waste technology in agricultural production activities in our country.
One of the greatest benefits of Low-waste technology in agriculture is its ability to reduce the use of toxic chemicals. The adoption of organic farming methods, such as the use of natural fertilizers and biological controls, not only reduces soil and water pollution but also protects biodiversity. At the same time, Low-waste technology also helps increase the resilience of crops to pests and climate change, thereby ensuring food security. Low-waste technology helps increase agricultural production, meeting the growing demand for food of better quality.
Low-waste technology also produces large quantities of goods with high and consistent quality. From there, it is possible to participate in the global value chain and trade by meeting the requirements of supply sources as well as product quality according to market criteria and traceability. For local businesses, using Low-waste technology can promote economic growth for the locality and the country as revenue from production increases, bringing great economic benefits.
In terms of employment, Low-waste technology creates more jobs for some segments of the population and startup opportunities for local businesses on the basis of forming new value-added product markets; Creating added value for some local products (including agricultural by-products), forming key specialty products of the country, region and locality (one product per village).
Despite the many benefits, the implementation of Low-waste technology in agriculture also faces a number of challenges. The initial investment costs for new technology can be high, especially for smallholder farmers. In addition, many farmers still lack the knowledge and skills needed to effectively adopt Low-waste technology. Therefore, support from governments and NGOs in providing training and information is needed to help farmers overcome these barriers.
In fact, accelerating research and using Low-waste technology in production has greatly contributed to the development of Vietnam’s agricultural sector. According to the assessment of the Ministry of Agriculture and Rural Development, Low-waste technology contributes over 30% of added value in agricultural production, and 38% in the field of plant and animal breed production. This has contributed to improving the productivity, quality and competitiveness of agricultural products and goods in the domestic and international markets. In the period 2016 – 2021, the total export turnover of agricultural, forestry and fishery products of Vietnam increased rapidly, reaching 238.81 billion USD, an average of more than 39.8 billion USD/year, and in 2021 alone reaching 48.6 billion USD.
In addition, the application of Good Agricultural Practices (VietGAP) is increasingly widespread and effective, bringing safe, high-quality, and high-yield products. It can be seen that Low-waste technology in agriculture plays an important role in implementing VietGAP standards. At the same time, VietGAP also plays a role in facilitating Vietnamese agricultural products to penetrate international markets. The quality of products using Low-waste technology is improved, thereby increasing competitiveness in the market. Consumers increasingly demand safe products, so the combination of VietGAP and Low-waste technology helps meet this need.
Looking to the future, Low-waste technology is seen as the key to building sustainable agriculture. With the development of technology and increasing awareness of environmental protection, the agricultural sector has great opportunities to improve efficiency and minimize negative impacts on the environment. Cooperation between stakeholders, including farmers, businesses and governments, will be a decisive factor in promoting the application of Low-waste technology in agriculture. Low-waste technology towards sustainable agriculture not only brings economic benefits to farmers but also contributes to environmental protection and food security. With the right support and commitment from stakeholders, the agricultural sector can develop sustainably, meeting the growing needs of society while preserving resources for future generations.
References:
- Le Linh (2020), Development of high-tech agriculture,https://dangcongsan.vn/khoa-hoc-va-cong-nghe-voi-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc/diem-nhan-khoa-hoc-va-cong-nghe/phat-trien-nong-nghiep-ung-dung-cong-nghe-cao-563993.html, accessed September 24, 2024.
- Mai Thi Huyen et al. (2023), Promoting the application of science and technology in agricultural production in Vietnam, https://tapchitaichinh.vn/day-manh-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-vao-san-xuat-nong-nghiep-tai-viet-nam. html, accessed September 24, 2024.
- Hanoi Center for Analysis and Certification of Agricultural Products (2021), Benefits of applying high technology to agricultural production and challenges, https://trungtamphantichchungnhanhanoi.gov.vn/nong-nghiep-cong-nghe-cao/ , accessed September 24, 2024.
Leave A Comment