Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng, chuyển đổi sinh thái – xã hội đã trở thành một xu hướng quan trọng và cấp bách nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Chuyển đổi sinh thái không chỉ là vấn đề môi trường mà còn liên quan đến các thay đổi sâu sắc trong các mô hình sản xuất, tiêu dùng và chính sách xã hội. Đây là con đường hướng đến một tương lai lành mạnh hơn cho hành tinh, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau.
<TIẾNG ANH BÊN DƯỚI/ ENGLISH BELOW>
Chuyển đổi sinh thái – xã hội (Social – ecological transformation, viết tắt là SET) là một vấn đề hiện nay được rất nhiều các quốc gia rất quan tâm trong tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Lý thuyết sinh thái – xã hội đã được phát triển để tạo ra tri thức kết nối xã hội và tự nhiên, từ đó giúp con người có thể xây dựng khung lý thuyết cho sự phát triển hài hoà giữa tự nhiên và xã hội. Chuyển đổi sinh thái – xã hội là cách tiếp cận phát triển mới trong đó có sự dịch chuyển của hệ thống xã hội, vốn có sự tách biệt tương đối với hệ thống tự nhiên, sang một hệ thống tích hợp hài hoà các yếu tố tự nhiên và xã hội (Bruckmeier, 2016).
Chuyển đổi sinh thái – xã hội mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với cả môi trường và con người. Trước tiên, việc áp dụng các công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, và sinh khối giúp giảm thiểu lượng khí nhà kính, từ đó góp phần làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, trong đó tài nguyên được tái sử dụng, tái chế thay vì bị lãng phí, cũng giúp giảm thiểu lượng rác thải và ô nhiễm đất, nước, không khí. Một lợi ích quan trọng khác là sự cải thiện chất lượng cuộc sống. Các cộng đồng có thể tận hưởng không khí trong lành, nước sạch và môi trường sống lành mạnh. Hệ thống giao thông công cộng hiệu quả, sạch sẽ, giảm tải các phương tiện cá nhân, góp phần giảm ô nhiễm tiếng ồn và làm cho các đô thị trở nên dễ sống hơn. Đồng thời, chuyển đổi sinh thái – xã hội cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững, tạo ra việc làm trong các ngành công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, và quản lý tài nguyên hiệu quả.
Tiếp cận chuyển đổi sinh thái – xã hội (social-ecologial tranformation SET) đã được áp dụng trong nhiều hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong các nghiên cứu học thuật trên thế giới và ở Việt Nam.
Chuyển đổi sinh thái và xã hội đang trở thành một hướng đi mới quan trọng để giảm ô nhiễm và phát triển bền vững. Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nếu không có sự thay đổi trong cách thức phát triển kinh tế, mức độ ô nhiễm môi trường toàn cầu sẽ gia tăng 50% vào năm 2050, đồng thời sẽ khiến chi phí liên quan đến sức khỏe và môi trường tăng lên hơn 6.5 nghìn tỷ USD mỗi năm. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh có thể giúp giảm 40% lượng khí thải carbon toàn cầu vào năm 2030. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, khi mà ô nhiễm không khí gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.
Sự chuyển đổi sinh thái – xã hội không chỉ mang lại lợi ích môi trường mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng việc đầu tư vào các ngành công nghiệp xanh có thể tạo ra 65 triệu việc làm mới trên toàn cầu vào năm 2030. Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã tạo ra hàng triệu công việc mới, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hóa thạch. Tại Việt Nam, ngành năng lượng tái tạo cũng đang phát triển mạnh mẽ, khi tổng công suất điện gió và điện mặt trời trong năm 2023 đã đạt gần 20.000 MW, giúp giảm đáng kể lượng khí CO2 phát thải và tạo ra hàng nghìn việc làm trong ngành này.
Ngoài ra, chuyển đổi sinh thái – xã hội còn giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Báo cáo của Liên Hợp Quốc chỉ ra: Việc phát triển nền kinh tế tuần hoàn có thể tiết kiệm khoảng 4.5 tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu từ việc tái chế và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Tại Việt Nam, chiến lược “Nền Kinh Tế Xanh” đang được triển khai mạnh mẽ trong các ngành nông nghiệp và sản xuất. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc triển khai các mô hình nông nghiệp sạch và bền vững đã giúp giảm 30% sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.
Ngoài ra, chuyển đổi sinh thái – xã hội còn tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp thực phẩm, nơi đang có những bước đi mạnh mẽ hướng đến việc giảm thiểu lãng phí và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Một ví dụ điển hình là các sáng kiến bền vững của công ty Unilever, một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới. Unilever đã cam kết giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ quá trình sản xuất và vận chuyển sản phẩm. Công ty cũng đã áp dụng mô hình sản xuất tuần hoàn trong việc tái chế bao bì nhựa và sử dụng nguyên liệu từ các nguồn tài nguyên tái tạo. Theo báo cáo bền vững của Unilever (2022), trong năm qua, công ty đã giảm được 20% lượng nhựa sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng và tái chế gần 100,000 tấn bao bì nhựa, góp phần giảm lượng rác thải nhựa trên toàn cầu. Sáng kiến này không chỉ mang lại lợi ích môi trường mà còn giúp Unilever tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng cường hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng yêu cầu cao về bảo vệ môi trường.
Có thể thấy chuyển đổi sinh thái – xã hội là một chiến lược quan trọng và cần thiết để giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Các quốc gia và doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức rõ ràng về tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống của con người, và đang triển khai những sáng kiến mạnh mẽ nhằm giảm thiểu những tác động của ô nhiễm tới con người. Tuy nhiên có thể nhận thấy một trong những thách thức lớn trong việc chuyển đổi sinh thái – xã hội là cần phải thay đổi tư duy và hành vi của con người trong việc sản xuất và tiêu dùng. Đây là yếu tố then chốt nhằm hướng đến tương lai xanh, trong đó con người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa hành vi của mình thân thiện với môi trường. Do đó, việc thay đổi thói quen tiêu dùng, từ việc tái chế, giảm thiểu sử dụng nhựa đến lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường, đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân.
Đồng thời chuyển đổi sinh thái – xã hội cần có sự hợp tác của các quốc gia trong việc hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi sinh thái – xã hội hướng đến giảm ô nhiễm và phát triển bên vững. Trong đó nổi bật là “Green Deal” của Liên minh Châu Âu về sự hợp tác giữa các quốc gia, chính phủ và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và giảm thiểu ô nhiễm. Đây là dự án hợp tác giúp Châu Âu trở thành một nền kinh tế hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và cạnh tranh, đảm bảo: không phát thải ròng khí nhà kính vào năm 2050 tăng trưởng kinh tế tách rời khỏi việc sử dụng tài nguyên hóa thạch. Qua đó, cần có sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sinh thái – xã hội, hướng đến thế giới phát triển bền vững hơn.
Như vậy chúng ta có thể thấy, chuyển đổi sinh thái xã hội là một quá trình tất yếu và quan trọng trong việc đối phó với những thách thức môi trường hiện nay. Để quá trình chuyển đổi sinh thái xã hội đạt hiệu quả, các giải pháp cần được triển khai trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cải thiện công nghệ sản xuất đến thay đổi thói quen tiêu dùng. Đồng thời, các chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường cũng cần được hoàn thiện và thực thi nghiêm túc để đảm bảo mọi nỗ lực chuyển đổi đều đạt được kết quả bền vững. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, việc thúc đẩy chuyển đổi sinh thái xã hội trở thành một yêu cầu cấp bách. Vì vậy, mỗi quốc gia, dân tộc cần phải có ý thức trong việc chuyển đổi sinh thái xã hội hướng đến giảm thiểu ô nhiễm và phát triển bền vững.
Tài liệu tham khảo:
- OECD. (2020). The Economic Consequences of Climate Change. Organisation for Economic Co-operation and Development.
- Liên Hợp Quốc (2020). World Employment and Social Outlook 2020: The Role of Green Jobs. United Nations.
- Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). (2023). Renewables 2023 Market Report. International Energy Agency.
- Ngân hàng Thế giới. (2018). Transport for Urban Development: A World Bank Report. World Bank.
- Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) (2019). The Emissions Gap Report 2019. United Nations Environment Programme.
- Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). (2020), Renewables 2020, International Energy Agency.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (2022), Báo cáo về Môi trường Việt Nam 2022: Phát Triển Nền Kinh Tế Xanh, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.
- Unilever. (2022). Sustainable Living Report 2022. Unilever.
——————————
Social – Ecological Transformation: A New Direction for Pollution Reduction and Sustainable Development
In the context of climate change, environmental pollution and the depletion of natural resources, socio-ecological transition has become an important and urgent trend to achieve sustainable development. Ecological transition is not only an environmental issue but also involves profound changes in production, consumption patterns and social policies. This is the path towards a healthier future for the planet, reducing pollution and protecting natural resources for future generations.
Social-ecological transformation (SET) is an issue that many countries are currently interested in in the process of implementing sustainable development goals. Social-ecological theory has been developed to create knowledge connecting society and nature, thereby helping people to build a theoretical framework for the harmonious development between nature and society. Social-ecological transformation is a new development approach in which there is a shift of the social system, which is relatively separate from the natural system, to a system that harmoniously integrates natural and social factors (Bruckmeier, 2016).
Socio-ecological transition brings many practical benefits to both the environment and people. First, the application of green technologies and the use of renewable energy such as solar, wind, and biomass help reduce greenhouse gas emissions, thereby contributing to slowing down the process of climate change. In addition, the transition to a circular economy, in which resources are reused and recycled instead of wasted, also helps reduce waste and pollution of land, water, and air. Another important benefit is the improvement of quality of life. Communities can enjoy clean air, clean water, and a healthy living environment. An efficient, clean public transport system reduces the load on private vehicles, contributes to reducing noise pollution, and makes cities more livable. At the same time, socio-ecological transition also promotes sustainable economic development, creating jobs in green industries, renewable energy, and efficient resource management.
The social-ecological transformation approach (SET) has been applied in many socio-economic activities as well as in academic research around the world and in Vietnam .
Ecological and social transitions are emerging as an important new direction for pollution reduction and sustainable development. According to a report by the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD), without changes in economic development, global environmental pollution levels will increase by 50% by 2050, and will increase health and environmental costs to more than $6.5 trillion per year. A report by the World Bank has shown that the transition to a green economy can help reduce global carbon emissions by 40% by 2030. This will not only improve air quality but also protect public health, as air pollution causes about 7 million deaths per year worldwide.
The socio-ecological transition not only brings environmental benefits but also contributes positively to economic development. United Nations research shows that investing in green industries could create 65 million new jobs globally by 2030. According to a report by the International Energy Agency (IEA), wind and solar energy have created millions of new jobs, while reducing dependence on fossil energy sources. In Vietnam, the renewable energy industry is also growing strongly, with the total wind and solar power capacity in 2023 reaching nearly 20,000 MW, significantly reducing CO2 emissions and creating thousands of jobs in the industry .
In addition, the socio-ecological transformation also helps promote the sustainable development of industries and services. The United Nations report indicates that the development of a circular economy can save about 4.5 billion USD per year globally from recycling and efficient use of resources. In Vietnam, the “Green Economy” strategy is being strongly implemented in the agricultural and manufacturing sectors. According to a report by the Ministry of Natural Resources and Environment, the implementation of clean and sustainable agricultural models has helped reduce the use of chemicals and pesticides by 30%, while improving product quality, meeting the increasing demands of domestic and foreign markets.
In addition, the socio-ecological transition has a strong impact on the food industry, which is taking strong steps towards reducing waste and using resources more efficiently. A typical example is the sustainability initiatives of Unilever, one of the world’s largest consumer goods groups. Unilever has committed to reducing CO2 emissions from the production and transportation of its products. The company has also applied a circular production model in recycling plastic packaging and using raw materials from renewable resources. According to Unilever’s sustainability report (2022), in the past year, the company has reduced the amount of plastic used in consumer products by 20% and recycled nearly 100,000 tons of plastic packaging, contributing to reducing plastic waste globally. This initiative not only brings environmental benefits but also helps Unilever save production costs and enhance its image in the eyes of consumers with high demands on environmental protection.
It can be seen that socio-ecological transformation is an important and necessary strategy to reduce pollution, protect the environment and promote sustainable development. Countries and businesses have begun to clearly recognize the impact of climate change and environmental pollution on human life, and are implementing strong initiatives to minimize the impact of pollution on humans. However, it can be seen that one of the major challenges in socio-ecological transformation is the need to change people’s thinking and behavior in production and consumption. This is a key factor towards a green future, in which people play an important role in making their behavior environmentally friendly. Therefore, changing consumer habits, from recycling, reducing plastic use to choosing environmentally friendly products, requires a major change in each individual’s awareness and behavior.
At the same time, the socio-ecological transition requires the cooperation of countries in supporting and promoting the socio-ecological transition towards pollution reduction and sustainable development. Notable among these is the European Union’s “Green Deal” on cooperation between countries, governments and businesses to promote sustainable development and reduce pollution. This is a cooperation project to help Europe become a modern, resource-saving and competitive economy, ensuring: zero net greenhouse gas emissions by 2050, economic growth separated from the use of fossil resources. Thereby, there is a need for cooperation between countries to promote the socio-ecological transition, towards a more sustainable world.
Thus, we can see that socio-ecological transformation is an inevitable and important process in dealing with current environmental challenges. For the socio-ecological transformation to be effective, solutions need to be implemented in many different areas, from improving production technology to changing consumption habits. At the same time, environmental protection policies and measures also need to be completed and strictly implemented to ensure that all transformation efforts achieve sustainable results. In the context of globalization and climate change that are strongly affecting every country, promoting socio-ecological transformation has become an urgent requirement. Therefore, each country and nation needs to be aware of socio-ecological transformation towards pollution reduction and sustainable development.
References:
- OECD. (2020). The Economic Consequences of Climate Change . Organization for Economic Co-operation and Development.
- United Nations (2020). World Employment and Social Outlook 2020: The Role of Green Jobs . United Nations.
- International Energy Agency (IEA). (2023). Renewables 2023 Market Report . International Energy Agency.
- World Bank. (2018). Transport for Urban Development: A World Bank Report . World Bank.
- United Nations Environment Programme (UNEP) (2019). The Emissions Gap Report 2019. United Nations Environment Programme.
- International Energy Agency (IEA). (2020), Renewables 2020, International Energy Agency.
- Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam (2022), Vietnam Environment Report 2022: Developing a Green Economy, Ministry of Natural Resources and Environment of Vietnam.
- Unilever. (2022). Sustainable Living Report 2022 . Unilever.
Leave A Comment