Nỗ lực nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp như kêu gọi trong Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu đòi hỏi nhiều giải pháp. Trong đó bao gồm các cách tiếp cận đổi mới sáng tạo, công bằng và bền vững để khử carbon cho nền kinh tế và chuyển đổi năng lượng toàn diện trên quy mô toàn cầu, trong khi vẫn cần đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu về khí hậu và mục tiêu phát triển.
<TIẾNG ANH BÊN DƯỚI/ ENGLISH BELOW>
Có thể thấy, chuyển đổi năng lượng công bằng cũng góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Chuyển đổi các hệ thống năng lượng sẽ tạo ra việc làm mới, tăng tiếp cận năng lượng sạch và hiện đại, đồng thời trao quyền cho người dân và xã hội để các quốc gia chống chịu tốt hơn và thịnh vượng hơn. Vì vậy, “Chuyển đổi năng lượng công bằng” là mục tiêu của nhiều quốc gia trong tiến trình thực hiện các mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu, với mong muốn xây dựng xã hội xanh, hướng tới công bằng và cùng nhau phát triển.
Quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng là nhằm cắt giảm nhiên liệu hóa thạch theo cách giảm bất bình đẳng trong xã hội, tập trung vào chuyển các khoản phí về khí hậu sang những người giàu gây ô nhiễm. Điều này bao gồm việc bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng bị ảnh hưởng, tạo ra cơ hội việc làm mới, và đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình này. Chuyển đổi năng lượng công bằng tập trung vào các mục tiêu sau đây:
Giảm bất bình đẳng: Mục tiêu này nhằm đảm bảo rằng các cộng đồng dễ bị tổn thương có thể tiếp cận năng lượng sạch và được hưởng lợi từ việc tạo ra việc làm xanh. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), chuyển đổi năng lượng cần hỗ trợ các nhóm yếu thế để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Khuyến khích công bằng xã hội: Cần phải tích hợp các yếu tố công bằng về chủng tộc, giới tính và kinh tế vào chính sách năng lượng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhấn mạnh rằng cần có các chính sách để đảm bảo mọi người, đặc biệt là hộ gia đình thu nhập thấp, có quyền truy cập vào năng lượng sạch.
Thúc đẩy phát triển bền vững: Các chính sách năng lượng nên không chỉ giảm phát thải mà còn tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho mọi tầng lớp xã hội. Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) khuyến nghị rằng chuyển đổi năng lượng phải gắn liền với các mục tiêu phát triển bền vững.
Để tiến đến chuyển đổi năng lượng công bằng, các nước đang phát triển cần có sự hỗ trợ quốc tế về nhiều mặt dưới hình thức tài chính, công nghệ, kiến thức và xây dựng năng lực để khử các-bon nền kinh tế một cách hiệu quả và thiết lập lộ trình phát triển các-bon thấp. Chuyển đổi Năng lượng Công bằng chia sẻ chi phí và lợi ích của quá trình chuyển đổi một cách công bằng giữa các quốc gia, giữa các khu vực, giữa các ngành công nghiệp, giữa cộng đồng và giữa các cá nhân.
Chuyển đổi năng lượng công bằng đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là vấn đề tài chính và nguồn lực. Các quốc gia và khu vực khác nhau có khả năng kinh tế và công nghệ không đồng đều, dẫn đến sự chênh lệch trong việc tiếp cận các nguồn năng lượng tái tạo. Những nước nghèo hơn thường thiếu vốn đầu tư và công nghệ cần thiết để chuyển đổi sang năng lượng sạch, từ đó tạo ra nguy cơ gia tăng sự bất bình đẳng trong phát triển kinh tế và xã hội. Thực tế là những quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên thường có xu hướng bảo vệ lợi ích của mình, dẫn đến việc kéo dài thời gian chuyển đổi và gia tăng gánh nặng cho các quốc gia khác. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng bền vững. Ngoài ra, các quốc gia có trữ lượng hóa thạch có thể không mặn mà với việc thúc đẩy chuyển đổi, trong khi những quốc gia không có tài nguyên này lại tìm cách đẩy mạnh quá trình chuyển đổi để phát triển bền vững. Đây là một thách thức lớn cần có sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế để đảm bảo rằng mọi quốc gia đều có cơ hội tham gia và hưởng lợi từ sự chuyển đổi này.
Mặc dù có nhiều thách thức, chuyển đổi năng lượng công bằng cũng mở ra những cơ hội mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ. Các công nghệ năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió ngày càng trở nên hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn. Điều này không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra cơ hội việc làm trong các lĩnh vực sản xuất, lắp đặt và bảo trì các hệ thống năng lượng sạch. Những cải tiến này có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mặt khác, cơ hội còn thể hiện qua việc thực thi các chính sách xã hội, chính sách chuyển đổi nghề, nhất là đối với nhóm công nhân, người lao động đang làm việc ở các lĩnh vực năng lượng như là các mỏ than hay là các nhà máy điện than, giúp họ có các kĩ năng mới để có thể chuyển đổi được sang các ngành kinh tế mới.
Chuyển đổi năng lượng công bằng không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội và môi trường. Việc chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo có thể giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, để thực hiện điều này một cách công bằng, các chính sách cần được thiết kế để đảm bảo rằng những nhóm yếu thế không bị bỏ lại phía sau. Đồng thời các quốc gia phát thải nhiều khí nhà kính trong quá khứ cần thực hiện trách nhiệm của mình và hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực, chuyển đổi năng lượng tại các nước đang phát triển cần có lộ trình phù hợp và tính đến điều kiện và hoàn cảnh của từng quốc gia.
Việc triển khai thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là xu hướng toàn cầu trong chuyển đổi công bằng. Đây là “cuộc chơi” để chuyển đổi, huy động nguồn lực toàn xã hội tham gia vào chuyển đổi năng lượng. Quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và toàn diện sẽ tạo ra các cơ hội kinh tế mới, tạo việc làm và đào tạo lại kỹ năng, xây dựng năng lực và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội. Chuyển đổi năng lượng công bằng còn đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu mạnh mẽ. Các quốc gia cần phối hợp chặt chẽ để chia sẻ công nghệ, kiến thức và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Sự hợp tác này có thể được thúc đẩy thông qua các hiệp định quốc tế, các quỹ hỗ trợ phát triển và các sáng kiến chung. Khi mọi quốc gia cùng nhau nỗ lực, khả năng đạt được một tương lai năng lượng sạch và công bằng sẽ trở nên khả thi hơn bao giờ hết.
Tài liệu tham khảo:
- ‘Resource Mobilisation Plan, Implementing Viet Nam’s Just Energy Transformation Partnership (JETP). November 2023.
- Ramla Khalidi (2023), Tài chính và Quản trị cho một Việt Nam Chuyển dịch Năng lượng Công bằng, https://www.undp.org/sites/g/files/zskgke326/files/2022-09/Ramla%20Khalidi%20Finance%20and%20governance%20for%20a%20just%20energy%20transition%202022.09.14_VN.pdf, truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2024.
- Thu Cúc (2023), Công bằng là cốt lõi của quá trình chuyển đổi năng lượng thành công, https://baochinhphu.vn/cong-bang-la-cot-loi-cua-qua-trinh-chuyen-doi-nang-luong-thanh-cong-102231204170832248.htm, truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2024.
————————-
Just Energy Transition: A New Path for the Future
The effort to limit the global average temperature increase to 1.5°C above pre-industrial levels as called for in the Paris Agreement on Climate Change requires many solutions. These include innovative, equitable and sustainable approaches to decarbonizing the economy and comprehensive energy transition on a global scale, while ensuring the implementation of climate and development goals . It can be seen that a just energy transition also contributes to the implementation of the Sustainable Development Goals (SDGs). Transforming energy systems will create new jobs, increase access to clean and modern energy, and empower people and societies to make countries more resilient and prosperous. Therefore, “A just energy transition” is the goal of many countries in the process of implementing climate change mitigation goals, with the desire to build a green society, towards equity and common development.
A just energy transition aims to phase out fossil fuels in a way that reduces social inequality, focusing on shifting the costs of climate change onto wealthy polluters. This includes protecting the rights of affected communities, creating new jobs, and ensuring that no one is left behind in the process. A just energy transition focuses on the following goals:
Reducing inequality: This goal aims to ensure that vulnerable communities have access to clean energy and benefit from the creation of green jobs. According to a report by the United Nations Environment Programme (UNEP), the energy transition needs to support disadvantaged groups to minimize negative impacts.
Promoting social equity: Racial, gender, and economic equity must be integrated into energy policy. The International Energy Agency (IEA) emphasizes that policies are needed to ensure that everyone, especially low-income households, have access to clean energy.
Promoting sustainable development: Energy policies should not only reduce emissions but also create sustainable development opportunities for all levels of society. The International Renewable Energy Agency (IRENA) recommends that the energy transition must be linked to sustainable development goals.
To achieve a just energy transition, developing countries need international support in the form of finance, technology, knowledge and capacity building to effectively decarbonize their economies and set low-carbon development pathways. A Just Energy Transition shares the costs and benefits of the transition equitably across countries, regions, industries, communities and individuals.
A just energy transition faces significant challenges, particularly in terms of finance and resources. Different countries and regions have unequal economic and technological capabilities, leading to disparities in access to renewable energy sources. Poorer countries often lack the investment capital and technology needed to transition to clean energy, which risks increasing inequality in economic and social development. In addition, countries with more resource advantages tend to protect their interests, leading to longer transition times and increased burdens for other countries. This creates inequality in the transition to sustainable energy sources. In addition, countries with fossil reserves may be reluctant to accelerate the transition, while countries without such resources seek to accelerate the transition to sustainable development. This is a major challenge that requires international cooperation and support to ensure that every country has the opportunity to participate in and benefit from this transformation.
Despite the challenges, a just energy transition also opens up new opportunities thanks to technological developments. Renewable energy technologies such as solar and wind power are becoming increasingly efficient and cost-effective. This not only helps reduce greenhouse gas emissions but also creates jobs in the manufacturing, installation and maintenance of clean energy systems. These improvements can contribute to improving the quality of life for communities and promoting sustainable economic growth. On the other hand, opportunities are also demonstrated through the implementation of social policies and occupational transition policies, especially for workers and laborers working in energy sectors such as coal mines or coal-fired power plants, helping them gain new skills to be able to transition to new economic sectors.
A just energy transition is not only about economics, but also about society and the environment. Switching from fossil fuels to renewables can reduce pollution and protect public health. However, to do this equitably, policies need to be designed to ensure that disadvantaged groups are not left behind. At the same time, countries that have emitted large amounts of greenhouse gases in the past need to do their part and support developing countries with finance, technology and capacity building. The energy transition in developing countries needs to be tailored to each country’s specific conditions and circumstances.
The implementation of the Just Energy Transition (JETP) is a global trend in just transition. This is the “game” for transformation, mobilizing resources from the whole society to participate in the energy transition. The just and inclusive energy transition will create new economic opportunities, create jobs and re-skills, build capacity and strengthen social safety nets. Just energy transition also requires strong global cooperation. Countries need to work closely to share technology, knowledge and resources to achieve sustainable development goals. This cooperation can be promoted through international agreements, development assistance funds and joint initiatives. When all countries work together, the possibility of achieving a clean and equitable energy future becomes more feasible than ever.
References:
- ‘Resource Mobilization Plan, Implementing Vietnam’s Just Energy Transformation Partnership (JETP). November 2023 .
- Ramla Khalidi (2023), Finance and Governance for a Just Energy Transition in Vietnam , https://www.undp.org/sites/g/files/zskgke326/files/2022-09/Ramla%20Khalidi%20Finance%20and%20governance%20for%20a%20just%20energy%20transition%202022.09.14_VN.pdf , accessed October 24, 2024.
- Thu Cuc (2023), Equity is the core of a successful energy transition, https://baochinhphu.vn/cong-bang-la-cot-loi-cua-qua-trinh-chuyen-doi-nang-luong-thanh-cong-102231204170832248.htm , accessed October 24, 2024.
Leave A Comment