Ở Việt Nam hiện vẫn chưa có lộ trình thuế carbon. Mặc dù vậy trước đó để giảm những tác động của con người tới môi trường, Chính phủ đã có những biện pháp ban hành thuế, phí bảo vệ môi trường
<English below>
Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung trên thế giới, buộc phải nỗ lực thực hiện các biện pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
(Nguồn: vietnam.vn)
Ở Việt Nam hiện vẫn chưa có lộ trình thuế carbon. Mặc dù vậy trước đó để giảm những tác động của con người tới môi trường, Chính phủ đã có những biện pháp ban hành thuế, phí bảo vệ môi trường như sau:
Theo quy định Khoản 1, Điều 2 Luật Thuế Bảo vệ Môi trường năm 2010, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường. Theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế gồm 08 nhóm hàng hóa sau: Xăng dầu, than đá, dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (dung dịch HCFC), túi ni lông thuộc diện chịu thuế, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
Theo quy định tại Điều 136, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường. Mức thuế bảo vệ môi trường được xác định căn cứ vào mức độ gây tác động xấu đến môi trường. Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về thuế bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Có thể thấy, thuế bảo vệ môi trường cùng với phí bảo vệ môi trường có đặc điểm tương thích với thuế các-bon. Tại hội thảo “Đề xuất thuế carbon nhằm giảm nhẹ tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU đối với Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra hai phương án chính để áp dụng thuế carbon, đó là tích hợp vào thuế bảo vệ môi trường hoặc tích hợp vào phí bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu áp dụng thuế biên giới carbon tại Việt Nam nhằm mang lại các lợi ích như: Giúp tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm thiểu áp dụng các công nghệ lạc hậu vào sản xuất, nhất là trong các ngành hóa dầu, hóa chất, thép, than, nhiệt điện…; Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và nguồn tăng thu được xem là nguồn lực quan trọng để chi ngân sách cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu hằng năm; Việc áp thuế biên giới carbon cũng nâng cao tiêu chuẩn về giảm khí thải carbon trong quá trình sản xuất tại Việt Nam và đây là căn cứ để đàm phán thương mại về thuế suất carbon đối với hàng hóa nhập khẩu mà EU dự định áp dụng; Giảm thiểu sự dịch chuyển các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển sang nước đang phát triển như Việt Nam.
Tuy nhiên cũng theo các chuyên gia, việc ban hành thuế carbon mới có thể gây nguy cơ chồng chéo với thuế bảo vệ môi trường hiện tại do hai thuế này có một số mục tiêu chung, điều này có khả năng dẫn đến tình trạng đánh thuế hai lần đối với cùng một đối tượng chịu thuế. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc áp dụng thuế carbon theo cần có một lộ trình cụ thể, nhằm đảm bảo hài hòa được lợi ích của nhà nước cũng như lợi ích của doanh nghiệp và các đối tượng chịu thuế. Ngoài ra, thuế carbon cũng cần rõ ràng và được tham vấn một cách rộng rãi, đầy đủ, nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc sử dụng thuế carbon cũng như sử dụng nguồn thu từ thuế để phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính thay vì việc sử dụng dòng thuế này đưa vào ngân sách nhà nước.
Các chuyên gia khuyến nghị cần bảo đảm tiếp cận liên ngành và điều phối giữa các cơ quan liên quan, tham vấn về các phương án chủ chốt và phạm vi của thuế carbon trong bối cảnh chính sách giảm phát thải quốc gia. Tăng cường hợp tác toàn diện giữa các cơ quan quản lý; thực hiện nghiên cứu về việc tái sử dụng nguồn thu từ thuế carbon để xác định các phương án nhằm đảm bảo khuyến khích giảm phát thải. Thí điểm để xây dựng kinh nghiệm thực tế về thu thuế carbon và hệ thống báo cáo cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng cũng như các cơ quan nhà nước; xác định những thách thức và rào cản đối với việc triển khai thu thuế carbon…
Việc xây dựng thuế carbon tại Việt Nam sẽ giúp giữ lại một phần nguồn thu phải trả trong dài hạn, giảm tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và tăng cường khả năng cạnh tranh trong thời gian tới.
- Song Hà (2023),Chính sách thuế carbon: Cần xác định phương án phù hợp nhất với Việt Nam, <https://vneconomy.vn/chinh-sach-thue-carbon-can-xac-dinh-phuong-an-phu-hop-nhat-voi-viet-nam.htm>, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- USAID, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNDP (2018), Cơ hội thực hiện định giá carbon tại Việt Nam, <https://www.undp.org/sites/g/files/zskgke326/files/migration/vn/Opportunities-for-Carbon-Pricing-in-Vietnam_Vie.pdf>, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2023), Nghiên cứu đề xuất phương án thuế các-bon tại Việt Nam, <https://monre.gov.vn/Pages/nghien-cuu-de-xuat-phuong-an-thue-cac-bon-tai-viet-nam.aspx>, truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2024.
- Thành Chung (2023), Áp dụng thuế carbon rộng rãi và một số khuyến nghị khi vận dụng ở Việt Nam, https://phaply.net.vn/ap-dung-thue-carbon-rong-rai-va-mot-so-khuyen-nghi-khi-van-dung-o-viet-nam-a255887.html#:~:text=Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20%C3%A1p%20d%E1%BB%A5ng%20thu%E1%BA%BF,Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20v%C3%A0%20ngu%E1%BB%93n%20t%C4%83ng
—————————–o0o—————————
Vietnam with the development of carbon tax
Vietnam is not out of the general trend in the world, forced to make efforts to implement measures to reduce greenhouse gas emissions towards the goal of achieving net zero emissions by 2050.
(Source: vietnam.vn)
In Vietnam, there is currently no carbon tax roadmap. However, previously to reduce human impacts on the environment, the Government has taken measures to issue taxes and environmental protection fees as follows:
According to the provisions of Clause 1, Article 2 of the Law on Environmental Protection Tax 2010, an environmental protection tax is an indirect tax, collected on products and goods (known as goods) when used to cause impacts bad for the environment. Environmental taxation is a form of restricting a product or activity that is not beneficial to the environment. According to the provisions of the Law on Environmental Protection Tax, taxable objects include the following 08 groups of goods: Petroleum, coal, hydro-chloro-fluoro-carbon solution (HCFC solution), taxable plastic bags, herbicides, forest product preservatives, warehouse disinfectants, and termiticides are restricted in use.
According to the provisions of Article 136, Law on Environmental Protection 2020, environmental protection tax applies to products and goods whose use causes negative impacts on the environment or environmental pollutants. The environmental protection tax rate is determined based on the level of negative impact on the environment. The promulgation and organization of implementation of regulations on environmental protection tax are carried out by the provisions of tax law.
It can be seen that the environmental protection tax and environmental protection fee have compatible characteristics with the carbon tax. At the workshop “Proposed carbon tax to mitigate the impact of the EU’s carbon border adjustment mechanism on Vietnam” organized by the Ministry of Natural Resources and Environment, experts proposed two main options to apply carbon tax, which is integrated into environmental protection tax or integrated into environmental protection fee.
Researching the application of a carbon border tax in Vietnam aims to bring benefits such as: Helping strengthen environmental protection activities, minimizing the application of outdated technologies in production, especially in the petrochemical industry, chemicals, steel, coal, thermal power… and increasing revenue for the national budget and increasing revenue is considered an important resource to spend the budget on annual environmental protection and climate change tasks; The imposition of a carbon border tax also raises standards for reducing carbon emissions during the production process in Vietnam and this is the basis for trade negotiations on carbon tax rates for imported goods that the EU plans to apply. ; Minimize the movement of factories causing environmental pollution from developed countries to developing countries like Vietnam.
However, according to experts, the promulgation of a new carbon tax may pose a risk of overlap with the current environmental protection tax because these two taxes have some common goals, which could potentially lead to a situation of overcharging double tax on the same taxable object. However, according to experts, the application of carbon tax requires a specific roadmap, to ensure harmony between the interests of the nation and the interests of businesses and tax subjects. In addition, the carbon tax also needs to be clear and consulted widely and fully, to ensure transparency and effectiveness in using the carbon tax as well as using tax revenue to serve activities for protecting the environment and greenhouse gas emissions reduction instead of using this tax line to put it into the state budget.
Experts recommend ensuring cross-sectoral approaches and coordination between relevant agencies, consultation on key options, and the scope of a carbon tax in the context of national emissions reduction policies. Strengthen comprehensive cooperation between management agencies; Research repurposing carbon tax revenues to identify options to ensure incentives to reduce emissions. Pilot to build practical experience on carbon tax collection and reporting systems for affected businesses as well as state agencies; Identify challenges and barriers to implementing carbon tax collection…
Establishing a carbon tax in Vietnam will help retain part of the revenue payable in the long term, reduce the impact of the Carbon Border Adjustment Mechanism (CBAM) on Vietnam’s exports, and enhance the ability to compete shortly.
References
- Song Ha (2023), Carbon tax policy: Need to determine the most suitable option for Vietnam, < https://vneconomy.vn/chinh-sach-thue-carbon-can-xac-dinh-phuong-an- phu-hop-nhat-voi-viet-nam.htm >, accessed June 6, 2024.
- USAID, Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment, UNDP (2018), Opportunities to implement carbon pricing in Vietnam, < https://www.undp.org/sites/g/files/zskgke326/files/ migration/vn/Opportunities-for-Carbon-Pricing-in-Vietnam_Vie.pdf >, accessed June 6, 2024.
- Ministry of Natural Resources and Environment (2023), Research and propose carbon tax options in Vietnam, < https://monre.gov.vn/Pages/nghien-cuu-de-xuat-phuong-an-thue -carbon-tai-viet-nam.aspx >, accessed June 6, 2024.
- Thanh Chung (2023), Widely applying carbon tax and some recommendations for application in Vietnam, https://phaply.net.vn/ap-dung-thue-carbon-rong-rai-va-mot- so-recommendations-when-using-in-viet-nam-a255887.html#:~:text=Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20%C3%A1p%20d%E1 %BB%A5ng%20thu%E1%BA%BF,Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20v%C3%A0%20ngu%E1%BB%93n%20t%C4%83ng