Với việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và khát vọng phát triển đất nước thịnh vượng và bền vững. Bằng tầm nhìn của mình, Việt Nam đã mạnh dạn đưa ra những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững với quan điểm xuyên suốt là “không chấp nhận phương thức tăng trưởng bằng mọi giá”. Đặc biệt, trong khuôn khổ Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, Việt Nam đã ban hành Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) hướng đến các mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo, giảm mạnh nhiệt điện than, phát triển hợp lý nguồn điện khí sử dụng LNG và sử dụng các nguồn điện sinh khối.
Sau COP26 và COP27, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia đã triển khai thực hiện cam kết; các bộ, ngành, cơ quan liên quan đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều đề án, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động, trong đó có: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Chiến lược tăng trưởng xanh; Quy hoạch điện VIII tiến đến năng lượng tái tạo là chủ đạo; Phát triển 1 triệ̂u ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp; Xây dựng và thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định, ban hành Kế hoạch thực hiện cơ chế đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP)…
Tại Hội nghị COP28, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP. Thủ tướng khẳng định chuyển đổi năng lượng công bằng có ý nghĩa quyết định đối với việc đạt được định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và các mục tiêu phát triển bền vững với tinh thần lấy người dân làm trung tâm.
Các cam kết và kế hoạch hành động được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu như sau:
Về lĩnh vực giao thông vận tải: Việt Nam cam kết giảm 100% khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó khuyến khích người dân sử dụng xăng sinh học E5.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất, Việt Nam cam kết giảm 70% khí nhà kính. Đối với ngành xử lý chất thải, con số này là 60,7%. Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam cam kết giảm 32,6% khí nhà kính; ngành nông nghiệp giảm 43% khí nhà kính; ngành công nghiệp giảm 38,3% và giảm lượng hấp thụ carbon còn 20%.
Về tỷ trọng nguồn điện, Việt Nam cam kết sử dụng 33% từ năng lượng tái tạo và 67% từ các nguồn khác.
Bên cạnh đó Việt Nam cũng ban hành các đề án lớn. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Nhà nước đã ban hành các Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải ngành giao thông và Kế hoạch phát triển về rừng và sử dụng đất; rà soát trao đổi tín chỉ carbon.
Để đạt được những cam kết đã nêu, Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác quốc tế với các cơ quan như: Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Bộ Môi trường Hàn Quốc; Bộ Môi trường Nhật Bản; Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Liên minh Năng lượng vì Hành tinh và Con người (GEAPP), Cơ quan dịch vụ dự án Liên Hợp Quốc (UNOPS), các ngân hàng như Citibank, HSBC, Standard Chartered, BIDV,…
Vì vậy Việt Nam cần hoàn thiện pháp lý, cơ chế thu hút tài chính xanh. Bên cạnh đó chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, carbon thấp; Tăng cường đầu tư hạ tầng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy giảm phát thải giao thông và khí nhà kính. Việt Nam cũng cần bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, thúc đẩy ngoại giao khí hậu và thu hút các đầu tư quốc tế. Việt Nam cần chú ý phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Đặc biệt, sự ra đời của Trung tâm Năng lượng tái tạo quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện lộ trình NetZero.
Tuy nhiên để đạt phát thải ròng bằng 0 cần sự hợp tác của các bên liên quan. Trong đó, Chính phủ đóng vai trò dẫn dắt, tạo hành lang pháp lý thuận lợi. Doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào sản xuất và cũng là bên tiêu dùng năng lượng lớn, là đối tượng chính phải giảm phát thải. Bên cạnh đó, tiếng nói của cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự, giới khoa học cũng rất quan trọng, đặc biệt trong chuyển đổi nhận thức, hành động trong những vấn đề như tiêu dùng giảm phát thải, giá năng lượng… Không chỉ vậy, Việt Nam cần phải đưa ra một lộ trình cụ thể của riêng mình để đạt được những mục tiêu quan trọng trong tiến trình cùng các nước trên thế giới thực hiện NetZero.
Bên cạnh đó không chỉ chú trọng về đầu tư, Việt Nam cần tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, đảm bảo chuyển dịch công bằng khi thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng theo JETP.
Nguồn tham khảo:
1. Bộ Công Thương, Nỗ lực thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Nỗ lực thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 (moit.gov.vn) (truy cập ngày 30/4/2024)
2. Ngân hàng Thế giới, Báo cáo mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới đề xuất lộ trình để Việt Nam giải quyết các rủi ro khí hậu đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
3. Khánh Ly (2023), Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu theo Nghị quyết số 24-NQ/TW: Nền tảng nâng cao vị thế của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế, https://monre.gov.vn (truy cập ngày 30/4/2024)
4. Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 896-TTg ngày 26/07/2022 về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.
5. Thủ tướng Chính phủ (2023), Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
VIETNAM WITH THE WORLD’S ENERGY TRANSITION ROADMAP
With the approval of the National Strategy on Climate Change, the National Strategy on Green Growth for the period 2021 – 2030, and a vision to 2050, the Government of Vietnam has shown its determination and aspiration to develop a prosperous and sustainable nation. With its vision, Vietnam has boldly made strong commitments to sustainable development with the consistent view of “not accepting growth at all costs”. In particular, within the framework of the National Energy Development Strategy, Vietnam issued Decision No. 500/QD-TTg dated May 15, 2023, of the Prime Minister approving the National Electricity Development Plan in the current period. period 2021-2030, vision to 2050 (Power Plan VIII) targets: Promoting the development of renewable energy sources, sharply reducing coal thermal power, and reasonably developing gas power sources using LNG and use biomass power sources.
After COP26 and COP27, with the drastic direction of the Prime Minister, the National Steering Committee has implemented the commitment; relevant ministries, branches, and agencies have advised and submitted to the Prime Minister to promulgate many projects, strategies, planning, and action plans, including: National Strategy on Climate Change; Green growth Strategy; Electricity Planning VIII moves towards renewable energy as the mainstream; Develop 1 million hectares of high-quality, low-emission rice; Develop and implement nationally determined contributions, promulgate the Plan to implement the Just Energy Transition Partnership (JETP) mechanism…
At the COP28 Conference, Prime Minister Pham Minh Chinh announced the Plan to mobilize resources to implement JETP. The Prime Minister affirmed that a just energy transition is decisive for achieving Vietnam’s national energy development strategy, to achieve net zero emissions by 2050 and other targets such as sustainable development with a people-centered spirit.
The commitments and action plans stated by Prime Minister Pham Minh Chinh are as follows:
Transportation sector: Vietnam committed to reducing 100% greenhouse gases, which encourages people to use E5 biofuel.
Forestry and land use sector, Vietnam committed to reducing greenhouse gases by 70%. In the waste treatment industry, this figure is 60.7%. In the energy sector, Vietnam committed to reducing greenhouse gases by 32.6%; The agricultural sector reduced greenhouse gases by 43%; industry decreased by 38.3% and reduced carbon absorption by 20%.
Regarding the proportion of electricity sources, Vietnam committed to using 33% from renewable energy and 67% from other sources.
Besides, Vietnam also promulgates major projects. Prime Minister Pham Minh Chinh emphasized that the State has issued National Strategies on Climate Change; an Action Plan for Methane Emissions Reduction; a Sustainable Forestry Development program; a National Action Plan on green growth; an action program on green energy conversion, emission reduction in the transport sector and Development Plan on forests and land use; Review carbon credit exchange.
To achieve the stated commitments, Vietnam has signed international cooperation agreements with agencies such as the Korea International Cooperation Agency (KOICA), the Korean Ministry of Environment; the Ministry of Environment of Japan; the Indian Ministry of Earth Sciences, International Finance Corporation (IFC), Energy Alliance for Planet and People (GEAPP), United Nations Project Services Agency (UNOPS), banks like Citibank, HSBC, Standard Chartered, BIDV,…
Therefore, Vietnam needs to improve its legal system and mechanism to attract green finance. Besides, focusing on developing ecological, low-carbon agriculture; Increasing investment in urban infrastructure to adapt to climate change and promoting reduction of traffic and greenhouse gas emissions. Vietnam also needs to protect and restore natural resources, promote climate diplomacy, and attract international investments. Vietnam needs to pay attention to developing renewable energy sources. In particular, the birth of the National Renewable Energy Center plays an important role in implementing the NetZero roadmap.
However, achieving net zero emissions requires cooperation from stakeholders. In which, the Government plays a leading role, creating a favorable legal corridor. Enterprises are directly involved in production and are also large energy consumers, and are the main subjects that must reduce emissions. In addition, the voices of the community, civil society organizations, and scientists are also very important, especially in shifting awareness and action on issues such as consumption, emission reduction, and energy prices. … Not only that, Vietnam needs to come up with its specific roadmap to achieve important goals in the process of implementing NetZero with other countries around the world. Besides, not only focusing on investment, Vietnam needs to focus on developing human resources for a green economy, renewable energy, and circular economy sectors, ensuring a fair transition when implementing energy conversion. equitable quantity according to JETP.
References:
1. Ministry of Industry and Trade, Efforts to implement Vietnam’s commitments at COP26 Conference, Efforts to implement Vietnam’s commitments at COP26 Conference (moit.gov.vn) (accessed April 30, 2024)
2. World Bank, New World Bank Group Report proposes a roadmap for Vietnam to address climate risks while maintaining strong economic growth.
3. Khanh Ly (2023), Proactively responding to climate change according to Resolution No. 24-NQ/TW: Foundation for enhancing Vietnam’s position in international forums, https://monre.gov.vn (accessed updated April 30, 2024)
4. Prime Minister (2022), Decision No. 896-TTg dated July 26, 2022 on Approving the National Strategy on Climate Change for the period up to 2050.
5. Prime Minister (2023), Decision No. 500/QD-TTg of the Prime Minister: Approving the National Electricity Development Plan for the period 2021 – 2030, vision to 2050