<Tiếng Anh bên dưới/ English below>
Khi nói đến chủ đề khí thải và các biện pháp bảo vệ môi trường, chúng ta thường hay nhắc đến cụm từ “Dấu chân sinh thái” qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Vậy “dấu chân sinh thái” là gì?
“Dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ CO2, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải.” – Khái niệm này đã được xây dựng và phát triển từ những năm 1990 do nhóm các nhà khoa học trường đại học British Columbia là: William E. Rees và Mathis Wackernagel tiến hành.
Dấu chân sinh thái được đo bằng “ha” toàn cầu (còn gọi là gha) và cho phép các chuyên gia xác định diện tích đất mà mỗi người cần để đáp ứng đủ nhu cầu của họ.
Nói một cách đơn giản hơn, “Dấu chân sinh thái” chính là một phương thức biểu thị mức độ áp lực mà con người gây ra đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở môi trường xung quanh. Đây cũng là phương pháp có thể biểu thị lượng tài nguyên được con người tiêu thụ. Từ khi được giới thiệu lần đầu vào năm 1993 bởi William Rees, “Dấu chân sinh thái” được thiết kế để đánh giá tác động của con người lên môi trường, đồng thời còn cho phép các nhà phân tích xác định tốc độ con người tiêu thụ tài nguyên và tạo ra chất thải.
Phương pháp “Dấu chân sinh thái” xác định hai phần: Trữ lượng sinh thái (diện tích cho năng suất sinh học) và nhu cầu con người. Theo đó, trữ lượng sinh thái được tính cho sáu kiểu diện tích:
Đất trồng trọt (Cropland): là diện tích được sử dụng cho canh tác để thu lương thực, thức ăn gia súc và sợi bông, gồm 70 loại diện tích sơ cấp và 15 loại diện tích thứ cấp.
Đất chăn nuôi (Grazing land): là diện tích được dùng để chăn nuôi động vật để lấy thịt, da, len và sữa, gồm đồng cỏ tự nhiên và bán tự nhiên.
Rừng: gồm rừng tự nhiên và rừng trồng để thu gỗ nhiên liệu, gỗ tròn.
Mặt nước thủy sản: là diện tích cung cấp thủy sản nước ngọt và nước biển, bao gồm 8 loại cá, động vật thủy sinh và 1 loại thực vật thủy sinh.
Đất xây dựng: là diện tích được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà ở, khu công nghiệp, nhà máy điện,…Đất năng lượng hay “đất cacbon”: là diện tích đất hoặc đại dương cần để hấp thu phát thải CO2 từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch.
(Nguồn: https://www.footprintnetwork.org/)
Theo Tiezzi và các cộng sự (2015), phương pháp tính “Dấu chân sinh thái” như sau:
EF = ΣTi/Yw x EQFi
Trong đó:
EF: là dấu chân sinh thái
Ti: là mức tiêu thụ hàng năm (tính bằng tấn) sản phẩm i của một quốc gia
Yw: là sản lượng trung bình thế giới của sản phẩm i
EQFi: là hệ số tương đương của sản phẩm i.
Để tính toán nguồn cung, dấu chân sinh thái tổng hợp tổng năng lực sinh học hiện có, bao gồm bất kỳ vùng đất và biển, đất rừng, đất trồng trọt, vùng đánh bắt cá và bất kỳ vùng đất nào mà công trình xây dựng đã được hoàn thành. Ở cấp độ cá nhân, dấu chân sinh thái quyết định số lượng tiêu thụ và độ bền của những sản phẩm này được sản xuất. Dấu chân sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các tổ chức và quốc gia xác định lượng đất sản xuất có sẵn cho họ.
Năng lực sinh học của mỗi cá thể được tính toán dựa trên diện tích sản xuất sẵn có (tính bằng ha), năng suất của từng khu vực và số người cùng chia sẻ diện tích đó. Tuy nhiên, nếu dấu chân sinh thái của một quần thể lớn hơn khả năng sinh học để phục vụ quần thể đó thì khu vực đó có nguy cơ bị thiếu hụt năng lực sinh học hoặc thâm hụt sinh thái.
Nói một cách đơn giản, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ vượt quá tốc độ mà hệ sinh thái trong khu vực có khả năng tái tạo. Trong trường hợp này, một khu vực có thể xem xét việc phục vụ nhu cầu bằng cách nhập khẩu hàng hóa, tiêu thụ quá mức tài sản sinh thái của mình hoặc tham gia vào các hoạt động gây hại cho môi trường theo cách này hay cách khác.
Nếu không đánh giá dấu chân sinh thái, các chính phủ và tổ chức có thể gặp khó khăn trong việc giám sát việc tiêu thụ tài nguyên sinh thái và thực hiện các bước hướng tới một tương lai bền vững.
Nguồn tham khảo:
1. Global Footprint Network, Ecological Footprint, https://www.footprintnetwork.org/our-work/ecological-footprint/ (accessed on: April 30th, 2024)
2. Fu, W., Turner, J. C., Zhao, J., & Du, G. (2015). Ecological footprint (EF): An expanded role in calculating resource productivity (RP) using China and the G20 member countries as examples. Ecological indicators, 48, 464-471.
THINGS TO KNOW ABOUT “ECOLOGICAL FOOTPRINT”
“Ecological Footprint is a measure of the need for biologically productive land and water areas needed to provide food, wood for humans, infrastructure construction surfaces, and land area of CO2 absorption, ability to contain and assimilate waste.” – This concept has been built and developed since the 1990s by a group of scientists from the University of British Columbia: William E. Rees and Mathis Wackernagel.
Ecological Footprint is measured by global hectares “ha” (also known as gha) and allows experts to determine how much land each person needs to meet their needs.
To put it more simply, “Ecological Footprint” is a way to indicate the pressure level that humans put on the natural resources available in the surrounding environment. This is also a method that can express the amount of resources consumed by humans. Since it was first introduced in 1993 by William Rees, the “Ecological Footprint” has been designed to assess human impact on the environment, while it also allows analysts to determine how fast humans are moving in consuming resources and creating waste.
The “Ecological Footprint” method determines two parts: ecological reserves (biological productivity space) and human’s demands. Accordingly, ecological reserves are calculated for six types of yields:
Cropland: is the area used for farming to collect food, animal feed and cotton fiber, including 70 types of primary area and 15 types of secondary area.
Grazing land: is an area used to raise animals for meat, leather, wool and milk, including natural and semi-natural pastures.
Forest: includes natural forests and planted forests to collect fuelwood and round wood.
Aquatic water surface: is the area providing freshwater and seawater aquatic products, including 8 types of fish, aquatic animals and 1 type of aquatic plant.
Construction land: the area used to build infrastructure: houses, industrial parks, power plants,…
Energy land or “carbon land”: is the area of land or ocean needed to absorb CO2 emissions from fossil fuel combustion.
(Source: https://www.footprintnetwork.org/)
According to Tiezzi et al. (2015), the calculating method “ Ecological Footprint” is as follows:
EF = ΣTi/Yw x EQFi
In there:
EF: is Ecological Footprint
Ti: is the annual consumption (in tons) of product i of a country
Yw: is the world average output of product i
EQFi: is the equivalent coefficient of product i.
To calculate supply, the Ecological Footprint aggregates the total biological capacity available, including any land and sea areas, forest lands, croplands, fishing areas, and any land on which construction has been completed. At the individual level, the Ecological Footprint determines the quantity consumed and the durability of the products produced. Ecological Footprint plays a very important role in helping organizations and countries determine the amount of productive land available to them.
The biological capacity of each individual is calculated based on the available productive area (in hectares), the productivity of each area, and the number of people sharing that area. However, if a population’s Ecological Footprint exceeds the bio-capacity to serve that population, then the area is at risk of experiencing a bio-capacity deficit or an ecological deficit.
Simply put, demand for goods and services exceeds the rate at which the region’s ecosystems can regenerate. In this case, a region may consider serving demand by importing goods, over-consuming its ecological assets, or engaging in activities that harm the environment in different ways.
Without assessing ecological footprints, governments and organizations may find it difficult to monitor the consumption of ecological resources and take steps toward a sustainable future.
Reference source:
- Global Footprint Network, Ecological Footprint, https://www.footprintnetwork.org/our-work/ecological-footprint/ (accessed on: April 30th, 2024)
- Fu, W., Turner, J. C., Zhao, J., & Du, G. (2015). Ecological footprint (EF): An expanded role in calculating resource productivity (RP) using China and the G20 member countries as examples. Ecological indicators, 48, 464-471.