TS. VŨ THỊ THƠM

Description

“Sự cân bằng chính là chìa khóa để chúng ta giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, trong công việc”

– TS. Vũ Thị Thơm –

Chủ nhiệm Bộ môn Y Dược học cơ sở, Khoa Y Dược, ĐHQGHN

Thành viên Ban điều hành Câu lạc bộ Nhà khoa học ĐHQGHN

 

BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions”-“Chuyển đổi sinh thái – xã hội và Giới trẻ: Từ ý tưởng đến hành động” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới TS. Vũ Thị Thơm!

Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của chị.

 

Chị có hình mẫu nhà khoa học nữ/một nhân vật nữ giới nào ảnh hưởng đến quyết định làm việc, nghiên cứu trong ngành Y Dược không?

Khi học bên Đức, chị có ấn tượng với nữ chính trị gia bà Angela Marken. Bà Merkel được bầu giữ chức vụ Thủ tướng Đức lần đầu tiên sau cuộc bầu cử quốc hội năm 2005. Bà đã trải qua 4 nhiệm kỳ liên tiếp trên cương vị người đứng đầu Chính phủ Đức. Bà là nhà khoa học rất đam mê về hóa lượng tử.

 

Là một nhà khoa học nữ, theo chị trở ngại lớn nhất chị cần phải vượt qua là gì? Chị đã bao giờ có suy nghĩ rằng sẽ những việc này sẽ dễ hơn hoặc khó khăn hơn nếu chị là nam giới?

Trở ngại lớn thì chắc là không có, vì bản thân chị gặp nhiều người tốt, gặp thầy rất tốt và rất giỏi, rất công bằng cả về tài chính và khoa học. Điều này giúp chị có môi trường học tập, nghiên cứu và làm việc đều có sự ghi nhận.

Còn là nữ giới sẽ có những khó khăn chung, đặc biệt là khi sinh con, có con nhỏ. Đây là khoảng thời gian bị gián đoạn. Có thể đây là khoảng thời gian khó khăn, nhưng là khó khăn trong hạnh phúc!

 

Theo chị, để theo đuối đam mê nghiên cứu khoa học, các bạn nữ trẻ cần có những hành trang gì?

Để làm khoa học, ở Việt Nam rất khó khăn về môi trường, cơ sở vật chất, các điều kiện tài chính, môi trường học thuật chưa dc như ở nước phát triển. Nhưng không phải vì thế mà mình không làm khoa học. Khi học ở nước ngoài về, chị có mong muốn sẽ về Việt Nam để quyết tâm phát triển nghiên cứu về y học cơ sở.

Nhà nước, các trường đại học hiện nay đã có nhiều chính sách đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất, dù hỗ trợ cũng vẫn còn dàn trài nhưng cũng là những điều kiện để các nhà nghiên cứu có thể triển khai những hướng nghiên cứu, với khát vọng giúp nền khoa học nước nhà phát triển hơn nữa.

Về hành trang, từ kinh nghiệm là một “người chị” đi trước, chị nghĩ rằng các bạn trẻ cần những hành trang: NĂNG LỰC – ĐỨC TÍNH – KỸ NĂNG

Trước hết về năng lực: cần có trí tuệ, tư duy logic và ngoại ngữ tốt

Về đức tính liên quan đến khoa học: trung thực (trung thực trong nghiên cứu rất quan trọng, kết quả nghiên cứu trung thực sẽ ghi nhận những tri thức đúng và lịch sử sẽ trả lời những kết quả nghiên cứu sẽ đúng gay sai). Đức tính thứ hai là sự kiên trì: Làm khoa học đòi hỏi trình độ cao, khó nhưng có thể lương thấp. Nhưng cái gì kiên trì cũng sẽ được đền đáp. Và cho đến bây giờ, chị cũng tự nuôi được bản thân (cười). Không thể so sánh thu nhập của nhà khoa học với doanh nhân được.

Về kỹ năng, một nhà khoa học nữ cần những kỹ năng vô cùng quan trọng: làm việc nhóm, tập hợp nhân lực bao gồm cả đội ngũ trong nước và quốc tế. Chúng ta nghiên cứu ở Việt Nam nhưng cần hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kết nối tập hợp tốt đội ngũ nhóm làm việc ngay từ đầu.  Nhưng theo chị thì kỹ năng hoàn toàn có thể rèn luyện được, chúng ta có thể học để biết cách giao tiếp với nhà khoa học, làm việc nhóm với nhau ra sao, học hỏi để cùng đi đến thành công. Chị nghĩ rằng không có ai giỏi hết cả, kinh nghiệm của chị chính là chăm chỉ, chịu khó học hỏi, học càng nhiều càng tốt, và quan trọng nhất là biến nó thành hành động.

 

Hiện nay vị thế của phụ nữ trong nghiên cứu khoa học vẫn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt đối với nữ nghiên cứu trẻ. Chị đã có những hành động cụ thể nào để khích lệ tinh thần nghiên cứu khoa học của các bạn trẻ là nữ – nơi chị đang công tác, cũng như trong cộng đồng khoa học chị tham gia?  

 Đối với chị, quản trị bao giờ cũng bao gồm hai mặt: quản trị nội bộ và đối ngoại. Nội bộ thậm chí còn quan trọng ngang, nhỉnh hơn đối ngoại. Chị cũng rất may mắn đồng hành cũng nhóm làm việc toàn các bạn rất chăm chỉ, đạo đức tốt và cũng rất giỏi chuyên môn. Là người dẫn dắt các bạn ấy, chỉ luôn chủ trọng việc dạy các bạn cách làm việc đồng hành cùng nhau và dạy cho các bạn biết cách đồng cách cùng những người khác. Chị luôn nghĩ rằng khi đã qua thời điểm vàng về nghề nghiệp thì mình hãy lùi về phía sau thúc đẩy các bạn tiến lên.

Bên cạnh việc đồng hành về chuyên môn, chị cũng quan tâm đến tâm lý, những vấn đề mà các bạn nữ đồng nghiệp hay gặp phải. Bản thân chị cũng chủ động “gánh” việc cho các bạn để các bạn vượt qua những lúc khó khăn. Trong thời gian các bạn làm việc ở Lab muộn, chị cũng mua cơm cho các bạn và động viên các bạn. Sự gắn kết tình cảm của chị em trong nhóm có lẽ từ những điều nhỏ nhặt nhất.

 

Khi chị làm việc cùng nhóm nghiên cứu có thể không tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn. Vậy chị sẽ cùng nhóm nghiên cứu giải quyết như thế nào?

Hiện nay chị cũng quản lý tập thể khoảng 20 người (trước đó là khoảng 30 người). Mỗi người là một thế giới riêng, có nền tảng riêng, có điều kiện sống và nhân sinh quan riêng, cách hành xử cũng vì thế mà khác biệt.

Có những lúc khúc mắc, và việc phản biện trong công việc là luôn luôn có. Bản thân chị cũng là một người rất nghiêm khắc trong công việc. Nhưng chị luôn dùng sự chân thành trong việc giải quyết những khúc mắc trong mối quan hệ với đồng nghiệp, các cộng sự trong nhóm. Bản thân chị cũng không ngại thừa nhận lỗi sai của mình và luôn cố gắng làm gương, dùng sự chân thành để đối xử với các cộng sự trong nhóm nghiên cứu.

Tại sao chị nói đến sự chân thành, là bởi vì tấm lòng chân thành phải thông qua hành động và không thể nói suông. Khi chị nói chị quyết tâm giúp em phát triển trong công việc nghiên cứu khoa học, để em làm được việc gì, thì chị sẽ đồng hành cùng các bạn nữ đó cho đến khi làm được thì thôi, làm tốt thì thôi.

 

Trại hè SETY 2022 là trại hè đầu tiên dành cho các học viên nữ trẻ với độ tuổi 18-35. Thông đip ca d án: “The development of SET through a ferminist perspective”, qua đó nhn mnh vai trò ca ph n trong khoa hc và phát trin (đặc biệt là trong vấn đề chuyển đổi sinh thái – xã hội và phát triển bền vững). Rất mong cô có thể gửi một vài lời chia sẻ/lời chúc/lời động viên/khích lệ các bạn học viên của trại hè SETY.

Chỉ nghĩ rằng phụ nữ thì luôn yêu đời, luôn nghĩ tốt trong mọi vấn đề, luôn học tập và nâng cao năng lực của mình. Khi chúng ta tìm được những góc độ tích cực nhất, tốt nhất trong mọi tình huống, mọi vấn đề thì sẽ luôn an yên.

Chị cũng khuyên các bạn nữ có gia đình là Gia đình luôn quan trọng số 1. Nếu có sự ưu tiên thì hãy là ưu tiên gia đình trước, công việc sau. Và nhiệm vụ của chúng ta là cân bằng cuộc sống.

Khi con cái của chị hỏi chị là “Mẹ ơi, mẹ đi làm à?”. Chị luôn nói rằng “Uh, mẹ đi làm, mẹ làm những việc có ích cho xã hội, có ích cho gia đình mình”. Chị nghĩ rằng phụ nữ không nên có suy nghĩ “Vì gia đình mà ở nhà chăm con”. Sự cân bằng chính là chìa khóa để chúng ta – những người phụ nữ yêu khoa học giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, trong công việc.

Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn chị đã chia sẻ!

—————————————————————————

 

DR. VU THI THOM

The Organizational Committee of the SETY summer camp (Social-Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions) would like to send respectful greetings to Dr. Vu Thi Thom

 

To inspire and spread the passion for scientific research, and implementation of projects on enhancing the role of women in scientific research, and community development for sustainable development goals, the Organizational Committee looks forward to receiving your opinions.

 

Here are some questions we would like to interview you with!

Do you have any role model of a female scientist/a female figure that influences your decision to work and study in the field of Medicine and Pharmacy?

While studying in Germany, I was impressed with the female politician Angela Marken. Ms. Merkel was elected as Chancellor of Germany for the first time in the parliamentary elections in 2005. She has spent four consecutive terms as head of the German government. She is a very passionate scientist in quantum chemistry.

As a female scientist, what are the biggest obstacles you need to overcome? Have you ever thought that these things would be easier or more difficult if you were a man?

There is not probably any big obstacle, I guess. I am really lucky to meet many good people, nice and great instructors, and they are pretty fair both financially and scientifically. This helps me a lot to have a learning, research, and working environment with recognition.

As a woman, there will be common difficulties, especially when giving birth and having babies. This is the period of interruption. This may be a hard time, but undeniably truly happy!

In your opinion, to pursue a passion for scientific research, what do young women need to prepare for?

Doing research in Vietnam can be tough in terms of the environment, facilities, financial conditions, and especially the academic environment that is not as good as in developed countries. Having said that, these difficulties failed to prevent me from conducting research. When I returned from studying abroad, I had a burning desire to develop research in basic medicine in Vietnam.

The State and universities currently have many policies to invest in building facilities. Although the support is still scattered and limited, it is also a great condition for researchers to implement research directions with the ambition to help state science develop further.

Regarding necessary preparation, from experience as a “sister”- a senior, I do think that young people need to prepare: COMPETENCE – VIRTUES – SKILLS

First of all, in terms of capacity, good intellectual, logical thinking, and foreign language competence are required.

Next, concerning the virtues related to science, it is “honesty” (honesty in research is crucial, honest research results will record the right knowledge and history will answer whether the research results will be right or wrong). The second virtue is perseverance. Doing science requires high qualifications. It is a  difficult job, but you might get a low salary. However, whatever you persevere with will pay off. And up until now, I’ve been able to financially support myself (laughs). Well, the income of the scientist cannot be compared with that of the entrepreneur.

Lastly, in terms of skills, a female scientist needs essential skills: teamwork, and gathering human resources including both domestic and international teams. To be more specific, we do research in Vietnam but still, need to integrate with the world. However, not everyone can gather a good set of workgroups from the beginning. In my opinion, skills can be completely trained, we can learn to communicate with scientists, work together in groups, and learn to reach success all together. I think that no one is an expert at first. My experience is working hard, studying hard, learning as much as possible, and most importantly, putting it into action.

Currently, the position of women in scientific research still exists many limitations, especially for young female researchers. What specific actions have you taken to encourage the spirit of scientific research among young women – where you are working, as well as among the scientific community you are involved in?         

To me, governance always includes two aspects: internal and external. Internal is even more important than external. I am very fortunate to collaborate with teammates who are extremely hardworking, moral, and professional. As their leader, it is crucially important to teach them how to work together in a team and how to collaborate with others. I always think that when the golden time in my career is over, I should step back and push others forward.

In addition to professional companionship, I also care about psychological problems that female colleagues often encounter. I myself take the initiative to “burden” the work for them so that they can easily overcome their difficult times. When they had to work overtime at the Lab, I bought food for them and positively encouraged them. The emotional bond of the sisterhood in the team probably comes from these smallest things.

While working with the research team, conflicts and contradictions may not be avoided. So how will you and the research team solve it?

Currently, I am managing a group of about 20 people (previously about 30 people). Each has its world, own background, own living conditions, and own perspectives on life. Therefore, each behaves differently.

There must be existing problems, and criticism at work at one time or another. I am a very strict person at work. However, I always use my sincerity in solving problems of relationships with colleagues and partners in the team. I am not afraid to admit my mistakes and I always try to set an example for others as well as use sincerity to treat my colleagues in the research team.

The reason why I keep mentioning “sincerity” is that sincerity only works through actions and not just words. When I am determined to help my teammates to develop in scientific research,  I would definitely accompany them until they could do it well.

SETY 2022 is the first summer camp for young female participants aged 18-35.

The message of the project is “The development of SET through a feminist perspective”, thereby emphasizing the role of women in science and development (especially in the issue of social-ecological transformation and sustainable development).

We do hope that you can send some sharings /wishes/encouragement to the SETY camp’s attendees.

I think women should enjoy life, think positively, and keep studying and enhancing their abilities. When we can see the positives in any situation, any problems can be addressed sooner or later.

I also advise married women that their family should be the most important. Family should be the first priority and work should take second place. And our job is to achieve life balance.

When my children asked me, “Mom, are you going to work?”. I always told them that “Yeah, I am going to work, doing things that are helpful and useful to society and the family as well”.  I suppose that women should not have the thought of staying at home full-time to take care of their children for the sake of the family. The work-life balance is the key for us – the women who love science to solve all problems in life as well as at work.

We would like to sincerely thank you for your sharing!

 

About the instructor

0 (0 ratings)

27 Courses

0 students

Free
  • Course level: Intermediate
  • Total Enrolled 0
  • Last Update Tháng Chín 29, 2022
Share: