BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth) với chủ đề “Ước mơ của bạn về môi trường biển trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái xã hội” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới TS. Vũ Kim Chi!
Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của cô!
<English below>
1. Đầu tiên, xin cô chia sẻ với BTC và các bạn học viên SETY 2023, một chút thông tin về bản thân và lĩnh vực nghiên cứu mà cô quan tâm ạ?
Xin chào, cô là Vũ Kim Chi, hiện đang công tác tại Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN. Hiện tại cô đang tham gia dự án gọi tắt là 3SIP2C về Rác thải nhựa ven biển ở Việt Nam. Tên viết tắt bắt nguồn từ tên dự án Tiếng Anh là Sources, Sinks, and Solutions for the Impact of Plastics on Coastal Communities in Viet Nam. 3S tức là Sources, Sinks và Solutions (Nguồn, nơi tích tụ và giải pháp) IP là Impact of Plastic, hay là ảnh hưởng của nhựa và 2C là Coastal Communities có nghĩa là Cộng đồng dân cư ven biển. Như vậy tên đầy đủ tiếng Việt sẽ là Dự án nghiên cứu nguồn, nơi tích tụ và giải pháp đối với ảnh hưởng của nhựa đến cộng cồng dân cư ven biển của Việt Nam. Cô phụ trách mảng truyền thông, nâng cao năng lực và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động của dự án.
2. BTC được biết thời gian qua cô đã thực hiện 1 số dự án về môi trường, về chuyển đổi sinh thái – xã hội, đặc biệt là dự án “Tìm dừa nổi”. Cô có thể chia sẻ thêm về ý tưởng, lý do tại sao cô lại thực hiện và những kết quả của các dự án này được không ạ?
Dự án 3SIP2C là gồm các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau ở nhiều trường ĐH và Viện nghiên cứu ở Việt Nam hợp tác với Trường ĐH Heriot-Watt (Vương quốc Anh). Dự án chia làm 5 hợp phần chính bao gồm: đường đi, kinh tế, sức khỏe, chính sách và cộng đồng. Các hợp phần tính đến Đường đi của nhựa, các hoạt động kinh tế nào bị ảnh hưởng bởi nhựa (nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch?), ảnh hưởng của nhựa đến Sức khỏe các loài sinh vật, sức khỏe con người như thế nào? Các chính sách hiện nay như thế nào và Cộng đồng dân cư có thể làm được gì? Các hợp phần này liên kết chặt chẽ với nhau. Ví dụ: cô trực tiếp phụ trách hợp phần về Cộng đồng. Trong các hợp phần khác, ví dụ như hợp phần Đường đi, các nhà khoa học đã tính toán mô phỏng trên máy tính đường đi của vi nhựa và các hạt nhưa, các mảnh nhựa lớn theo dòng biển, theo gió và tích tụ lại ở một số khu vực ven biển. Như vậy, để bổ sung cho hợp phần đó, nhóm cô đã tiến hành thí nghiệm Dừa nổi. Tại thí nghiệm đó, nhóm cô đã khuyến khích các bạn nhỏ ở trường Tiểu học và THCS Hà Sen, Trường Tiểu học Việt Hải ở Cát Bà tham gia vẽ 50 quả dừa. Trên mỗi quả dừa, nhóm cô gắn thông tin về thí nghiệm, có QR code có điện thoại và nhờ người dân nếu nhặt được quả dừa ở đâu thì báo tọa độ và thới điểm nhặt về cho nhóm cô qua số điện thoại được cung cấp. Theo sự tư vấn của các nhà khoa học nhóm Mô phỏng đường đi của nhựa, nhóm cô đã tổ chức đưa các bạn học sinh ở Hà Nội và Cát Bà đi thả 50 quả dừa ở 2 điểm trên Vịnh Lan Hạ. Trong vòng 15 ngày nhóm cô đã nhận được thông tin về 17 quả dừa ở các vị trí khác nhau, quả đi xa nhất đi được tận 58km về bờ biển Thái Bình. Như vậy với thí nghiệm nhỏ này, các bạn nhỏ được vẽ dừa, đươc gửi gắm tình yêu của mình vào quả dừa, các bạn nhỏ cũng thông báo với người than bố mẹ đi tìm dừa hộ các bạn, ở bến tàu bến xe, nhà hàng, các điểm thăm quan du lịch đều đc các bạn học sinh quảng cáo, thông tin cũng đc gửi đến các mangh xã hội như fb, zalo về thí nghiệm dừa nổi này liên quan đến vấn đề rác nhựa ven biển. Với hoạt động đó, người dân từ em bé đến người lớn tuổi đều tham gia và rất mong tìm được dừa. Đồng thời cũng là một thí nghiệm nhỏ để nhóm các nhà khoa học có thể xem liệu có so sánh được với các mô hình đã thử nghiệm trên máy tính được không?
3.Là một giảng viên, một người làm nghiên cứu có nhiều cơ hội làm việc với các bạn trẻ, cô có chia sẻ gì về kinh nghiệm truyền cảm hứng và giúp các bạn trẻ thực hiện được đam mê làm nghiên cứu và triển khai các dự án phát triển vì cộng đồng, vì xã hội?
Các bạn trẻ chắc chắn ở góc độ của các bạn sẽ có có nhiều sáng kiến, nhiều ý tưởng có thể giúp trái đất, giúp cộng đồng, giúp người than bạn bè. Cô chỉ mong là các bạ đừng ngần ngại chia sẻ ý tưởng và ý kiến của mìnhh, vì nếu không có những ý tưởng sáng tạo của các bạn thì chắc chắn xã hội khó thay đổi lắm. Nên muốn làm dự án phát triển vị cộng đồng, vì xã hội, thì các bạn cần phải đi cần phải tiếp xúc thật nhiều để hiểu cộng đồng để hiểu xã hội từ đó mới có ý tưởng để làm nó tốt hơn.
4. Cô có thể chia sẻ với BTC về thử thách lớn nhất mà cô nhận thấy đầu tiên khi thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững khi là một nhà khoa học nữ?
Lúc còn trẻ, lúc chưa có gia đình, các bạn cứ thoải mái đi xa, thoải mái trải nghiệm tranh thủ từng giờ từng phút để mình được học thêm và hiểu biết nhiều hơn. Đi một ngày đàng học một sàng khôn mà. Nhưng khi lập gia đình rồi, các bạn nữ sẽ cần nhiều thời gian chăm sóc gia đình hơn, đó cũng là một rào cản. Như cô mỗi lần đi công tác cô cảm thấy mình có lỗi với gia đình với con cái vì mình không ở bên cạnh, do vậy nhiều khi mình muốn làm 1 công việc mình thích, muốn đi thật xa để học được nhiều, nhưng là người phụ nữ trong gia đình mình lại không làm đc, mình buộc phải cân đối 2 việc.
5. Cô đã bao giờ cảm thấy stress, áp lực với công việc nghiên cứu? Làm thể nào để có thể duy trì động lực tiến hành nghiên cứu, thực hiện các dự án trong lĩnh vực phát triển bền vững, các hoạt động xã hội, xin cô chia sẻ thêm?
Nghiên cứu là bản thân mình tự tìm tòi khám phá, nên cô cũng không có stress. Nghiên cứu cho phép mình kết nối với các nhà khoa học khác, các con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều vùng đất khác nhau. Cô chỉ thấy stress khi làm những công việc ai đó bắt mình làm mà mình không ưa thích. 😊
6. Tiếp nối từ sự thành công của trại hè SETY 2023, Trại hè SETY 2023 với chủ đề “Ước mơ của bạn về môi trường biển trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái xã hội” dành cho các học viên nữ trẻ với độ tuổi 18-35 do Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – VP Đại diện tại Hà Nội tổ chức. Rất mong cô có thể gửi một vài lời chia sẻ/lời chúc/lời động viên/khích lệ các bạn học viên của trại hè SETY năm nay!
Cô biết các bạn còn rất trẻ, còn rất nhiều nhiệt huyết. Cô mong các bạn trong và sau trại SETY gặt hái được nhiều thành công, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, sẵn sàng dấn thấn mình trong các hoạt động vì mục tiêu phát triển bền vững.
————————————
The Science Summer Camp SETY (Social-Ecological Transformation and Youth) with the theme “Your Dream for the Marine Environment in the Context of Social-Ecological Transformation” would like to extend a warm greeting to Ms.Vu Kim Chi (Master)!
In order to inspire and spread the spirit of passion for scientific research and the implementation of projects to enhance the role of women in scientific research and community development for sustainable development goals, the organizing committee is looking forward to receiving your sharing!
Hello, I am Vu Kim Chi, currently working at the Institute of Vietnamese Studies and Development Sciences, Vietnam National University, Hanoi. Currently, I am involved in a project called 3SIP2C on Plastic Waste along the Coastline in Vietnam. The acronym 3SIP2C stands for Sources, Sinks, and Solutions for the Impact of Plastics on Coastal Communities in Viet Nam. “3S” refers to Sources, Sinks, and Solutions, “IP” stands for Impact of Plastic, and “2C” represents Coastal Communities. So, the full Vietnamese name of the project would be “the Project for Researching Sources, Sinks, and Solutions for the Impact of Plastics on Coastal Communities in Vietnam”. In this project, I am responsible for communication, capacity building, and encouraging community participation in project activities.
The 3SIP2C project includes experts from various fields at many universities and research institutes in Vietnam, in collaboration with Heriot-Watt University (United Kingdom). The project is divided into five main parts: pathways, economics, health, policies, and communities. These parts analyze the pathways of plastic, which economic activities are affected by plastic (such as agriculture, aquaculture, and tourism), the impact of plastic on the health of organisms and humans, current policies, and what coastal communities can do. These parts are closely interconnected. For example, I am directly responsible for the community part. In the other part, such as pathways, scientists have used computer simulations to calculate the pathways of microplastics and larger plastic pieces along the coastline, following ocean currents and wind, and accumulating in certain coastal areas. To complement this part, my team conducted the Floating Coconuts experiment.
In this experiment, we encouraged students from Ha Sen Primary and Secondary School and Viet Hai Primary School in Cat Ba to draw 50 coconuts. On each coconut, we attached information about the experiment, a QR code and a phone number. We asked people to report the coordinates and pick-up time to my team via the provided phone number if they found any floating coconuts. Based on the advice of the scientists in the Pathways of plastic modeling team, my team organized a trip for students from Hanoi and Cat Ba to release the 50 coconuts at two designated points in Lan Ha Bay. Within 15 days, we received information about 17 coconuts found in different locations, with the furthest one traveling up to 58 km to the coast of Thai Binh. Through this small experiment, the students had the opportunity to draw and attach their love to the coconuts. They also informed their families, and their parents helped them search for the coconuts. At ports, bus stations, restaurants, and tourist spots are all advertised by students. Information is also sent to social networks such as Facebook and Zalo about this floating coconut experiment related to the issue of coastal plastic waste. With that activity, people from babies to the elderly all participate and look forward to finding coconuts. Additionally, it is also a small experiment for the group of scientists to see if it can be compared with models tested on computers?
Young people undoubtedly have many ideas and initiatives that can contribute to the Earth, communities, and their loved ones. I just hope that they do not hesitate to share their ideas and opinions, because without these creative ideas, it will certainly be difficult for society to change. Therefore, if young people want to develop projects for the community and for society, they need to go out and interact a lot to gain a deeper understanding of the community and society. Then they can generate better ideas to execute them better.
When you are young and have no family responsibilities, feel free to go far, feel free to experience every hour, every minute to learn more and understand more. Travel broadens the mind! But once married, women may need to allocate more time to take care of family, which can become a barrier. Like me, whenever I go on business trips, I feel guilty towards my family and children for not being by their side. Therefore, there are times when I want to pursue a job I enjoy and go far to learn more, but as a woman in my family, I am unable to do it, I have to balance both.
Research is a personal journey of exploration, so I do not feel stressed. Research allows me to connect with other scientists and individuals from various fields and different regions. I only feel stressed when I have to do tasks that someone else forces me to do, tasks that I do not enjoy.
I know that all of you are still young, full of energy and enthusiasm. I hope that during and after the SETY Summer Camp, each of you will achieve great success, be ready to go anywhere and be prepared to participate in activities for the goal of sustainable development./.
28 Courses
0 students