TS. NGUYỄN VĂN THẮNG

Description

“Trong thế giới 4.0 và trong thời đại hiện nay, phụ nữ có thể làm được như nam giới, xóa nhòa khoảng cách với nam giới”

TS. Nguyễn Văn Thắng

 

BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions”-“Chuyển đổi sinh thái – xã hội và Giới trẻ: Từ ý tưởng đến hành động” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới TS. Nguyễn Văn Thắng!

Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của thầy.

 

Là một người có rất nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về văn hóa, thầy chia sẻ một số sự khác biệt trong quan điểm về giới trong nghiên cứu khoa học?

Quan điểm về giới trong nghiên cứu không có sự phân biệt đâu. Nói đến nghiên cứu khoa học cũng có sự bình đẳng, không có sự phân biệt nam hay nữ làm tốt hơn trong nghiên cứu thì nam giới có thuận lợi hơn, phải đi thực địa nhiều, phải làm đêm hôm. Phụ nữ phải chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, quá trình đi thực địa dài ngày, đi thực tiễn ở địa phương nên có sự thiệt thòi hơn, vì họ có đặc tính về giới tính. Trong quan điểm của anh không có sự khác biệt, nam nữ không cơ sự khác biệt.

 

Theo quan điểm của thầy, nữ giới có điểm mạnh và những cơ hội gì trong việc tham gia các hoạt động nghiên cứu và triển khai các dự án về môi trường, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái xã hội?

Sự tinh tế và nhạy bén. Họ có sự quan sát về mặt tình cảm. họ có những phát hiện tốt hơn. Đôi khi những vấn đề rất nhỏ, nam giới có thể bỏ qua nhưng phụ nữ họ lại phát hiện ra được. cùng là cuộc phỏng vấn, phụ nữ có thể tìm tòi, đào sâu hơn về những câu chuyện về đối tác của họ. Còn nam giới đôi khi sự tinh tế chưa được như phụ nữ, hoặc ít có phát hiện hơn. Chủ trương bây giờ thì không có định kiến giới, chính cái đó, làm cho phụ nữ thấy tựu tin hơn về công việc họ. Trong thế giới 4.0 và trong thời đại hiện nay, phụ nữ có thể làm được như nam giới, xóa nhòa khoảng cách với nam giới. Thầy đánh giá cao nhất vẫn là sự tinh tế của phụ nữ khi làm nghiên cứu.

 

Được biết thầy đã có rất nhiều công bố về chủ đề văn hóa, trong đó có khía cạnh về giới, cũng như triển khai rất nhiều dự án cộng đồng. Xin thầy chia sẻ một số kinh nghiệm về việc kết nối sự tham gia của các nghiên cứu viên, học viên, sinh viên trẻ (trong đó có nữ giới? Có sự ưu tiên gì hay chính sách khích lệ khác biệt nào hay không?)

Nếu như mình không phải là 1 phần của cộng đồng thì rất khó tam gia vào cộng đồng của họ. Muốn có kết quả nghiên cứu đó thì mình phải tham gia, phải trở thành một phần của cộng đồng của họ. mình phải trân thành, luôn tôn trọng họ thực sự. Tiếp cận với các đối tượng phải khách quan. Đôi khi nhà nghiên cứu trẻ rất hay chủ quan, khi khai thác các tư liệu, thông tin về cộng đồng cung cấp lại đưa ra đánh giá chủ quan của bản thân, khiến cho những tình huống không hay xảy ra. Bên cạnh đó, mình phải linh hoạt, linh hoạt trong kế hoạch, linh hoạt trong lựa chọn công cụ để bù đắp thông tin mình đặt ra. Nếu mình làm việc mà không có mình ghi âm thì mình có thể ghi chép hoặc dùng phương pháp khác. Hay tạo ra những trò chơi để họ tự xử lý và mình có thể quan sát và thu thập thông tin về tập quán thông qua những hoạt động đó… Đó là cách thức mình tiếp cận với thực tiễn để có thể tiếp cận và nghiên cứu cộng đồng.

 

Xin thầy chia sẻ một vài suy nghĩ về việc làm thế nào để khích lệ giới trẻ đam mê, yêu thích và kiên trì với sự lựa chọn nghề nghiệp gắn với vấn đề nghiên cứu về bình đẳng giới, phát triển bền vững?

Cũng phải nói thật, các bạn trẻ cũng hơi thực tế một chút. Các bạn mong muốn thấy được giá trị kinh tế. Các bạn phải xác đinh con đường mình chọn, tại sao có nhiều bạn trẻ theo con đường nghiên cứu nhưng lại lạc, bỏ dở. Các bạn có thể thiếu sự định hướng, thiếu sự hướng dẫn từ người đi trước, hoặc sản phẩm các bạn làm ra lại không chuyển hóa được thành kinh tế. Các bạn nên xác định rõ ràng, các bạn nên tìm đến những người thầy, người bạn, nhóm nghiên cứu để họ hướng dẫn chỉnh sửa,… khi các bạn thấy sản phẩm của mình được công nhận thì là sự khích lệ rất nhiều, đặc biêt trong lĩnh vực KH&XH. Có những bạn hướng đến mục đích kinh tế, có những bạn hướng đến sự phát triển cộng đồng, vậy nên các bạn cần có mục đích, mục tiêu rõ ràng, và khi sản phẩm của các bạn được xã hội công nhận, được chuyển hóa thành kinh tế thì sẽ có động lực hơn.

 

Trại hè SETY 2022 là trại hè đầu tiên dành cho các học viên nữ trẻ với độ tuổi 18-35 do Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – VP Đại diện tại Hà Nội tổ chức. Rất mong thầy có thể gửi một vài lời chia sẻ /lời động viên/khích lệ các bạn học viên của trại hè SETY.

Đầu tiên, các bạn cần có sự góp mặt hoặc cổ vũ thì thầy thì thầy sẽ sẵn sàng đóng góp. Thứ 2, Thầy đang phụ trách 2 tạp chí khoa học, nếu các bạn tham gia trại hè thì cần sự cố vấn và góp ý thì thầy sẵn sàng hỗ trợ.

 

Xin cảm ơn thầy đã chia sẻ!

About the instructor

0 (0 ratings)

27 Courses

0 students

Free
  • Course level: Intermediate
  • Total Enrolled 0
  • Last Update Tháng Mười Hai 12, 2022
Share: