PGS. TS. TRẦN THỊ THANH TÚ

Description

Be yourself, be beautiful” – Dù trong mọi sự lựa chọn nào, hãy là mình, hãy luôn xinh đẹp!

– PGS. TS. Trần Thị Thanh Tú-

Phó chủ tịch Câu lạc bộ Nhà khoa học ĐHQGHN

 

BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions”-“Chuyển đổi sinh thái – xã hội và Giới trẻ: Từ ý tưởng đến hành động” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú!

Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của cô.

 

Dự án được biết cô đã có rất nhiều các nghiên cứu và triển khai các dự án liên quan đến thúc đẩy vai trò của nữ giới trong khoa học, nâng cao năng lực nữ lãnh đạo trong giáo dục đại học hướng tới thời đại chuyển đổi số và toàn cầu hóa. Xin cô cho biết một vài lý do mà cô lựa chọn hướng nghiên cứu/hướng phát triển dự án này?

Lý do vì thích thôi (Cười).

Bản thân cô là phụ nữ nên nhận thấy rằng phụ nữ trong công việc, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học hay đảm nhận vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý khoa học có thể sẽ gặp rất nhiều rào cản: rào cản từ cá nhân họ, rào cản từ gia đình, rào cản từ gia đình, rào cản từ định kiến xã hội. Những điều này khiến cô mong muốn làm những nghiên cứu, những dự án về vai trò của nữ giới, đặc biệt là nữ giới là nhà khoa học, nhà lãnh đạo.

 

Cô có thể chia sẻ thêm về những rào cản mà cô vừa nhắc tới?

Trong gia đình, cô thường chia sẻ với con trai về những điều cô làm – có lẽ chúng ta có thể thay đổi nhận thức của thế hệ sau, của nam giới về vai trò và sự ủng hộ, tôn trọng phụ nữ có thể bắt đầu từ cách đơn giản nhất đó chính là trò chuyện với con cái mình. Theo quan điểm của cô thì tác động để thay đổi vai trò của nữ giới cũng chính là việc thay đổi nhận thức của nam giới xung quanh họ.

Trong công việc, cô thấy rằng phụ nữ có nhiều sức bền, dẻo dai và có khả năng cân bằng tốt hơn. Họ có thể làm nhiều việc một lúc, quản lý thời gian cũng tốt hơn. Nhưng đôi khi phụ nữ cũng gặp phải những rào cản tâm lý khi lựa chọn cơ hội. Ví dụ như phụ nữ có thể khó tiếp cận với các cơ hội nghiên cứu, đi học nước ngoài như ở nam giới khi họ cũng bị ảnh hưởng bới những suy nghĩ: nếu tập trung cho nghiên cứu, liệu cho họ mất đi cơ hội tìm được người chồng phù hợp hay không, hoặc đi học nước ngoài trở về liệu có tìm được người tương xứng về nhận thức hay không? Trong khi ở Việt Nam thì ở độ tuổi đó phụ nữ thường kết hôn và lập gia đình.

Phụ nữ cũng có thể gặp phải những rào cản từ phía gia đình, khi ở Việt Nam, phụ nữ gánh vác rất nhiều trách nhiều, yêu cầu người phụ nữ chăm sóc gia đình, con cái và khi không thể làm tốt thì họ có thể bị coi là thiếu trách nhiệm. Trong khi điều đó có thể tương tự ở nam giới nhưng lại không bị đánh giá như vậy.

Hoặc tại môi trường làm việc, người phụ nữ có thể gặp những rào cản về định kiến xã hội, đặc biệt là tại ở các nước Châu Á. Trong khi một số nghiên cứu nước ngoài gần đây cho thấy, các ngân hàng có tỷ lệ nữ giới nắm giữ các vai trò lãnh đạo (ở vị trí cao) càng nhiều thì tính minh bạch cũng tốt hơn, do nữ giới có thể quản trị rủi ro tốt hơn nam giới. Kết quả này cũng tương tự ở Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quản trị doanh nghiệp.

 

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các dự án nghiên cứu về nâng cao năng lực phụ nữ, xin cô cho biết sự khác biệt của các dự án mà cô đang triển khai liên quan đến các nhà khoa học nữ, nhà lãnh đạo nữ?

Những dự án cô đã và đang triển khai có sự tham gia của rất nhiều phụ nữ. Họ là các bên liên quan, là đối tượng thụ hưởng, là những thành viên của dự án.Khi thiết kế dự án, các hoạt động đều cân nhắc đến đặc điểm giới (tổ chức các khóa tập huấn không làm buổi tối, không làm vào cuối tuần; lồng ghép tập huấn chuyên môn với hoạt động nữ công gia chánh, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con cái…).

Các dự án cô triển khai chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, giáo dục. Trong một dự án cô tham gia có cho nữ giới vay tiền để họ làm các công việc của họ. Và hầu hết họ đều rất chăm chịu, chịu khó và rất thành công. Hình thức vay của dự án là theo nhóm, và phụ nữ cũng tham gia vào quá trình kiểm soát tính minh bạch và phát triển của dự án. Có một số trường hợp thất bại, những quyết tâm và bản lĩnh làm lại sau thất bại cũng rất đáng ngưỡng mộ. Có lẽ đó cũng là một đặc điểm thực sự khác biệt của phụ nữ, họ kiên cường và không dễ bỏ cuộc sau thất bại.

Năm 2018 cô có triển khai một dự án nghiên cứu về đối tượng các nữ doanh nhân tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có nhiều trường hợp các nữ doanh nhân thành đạt những gặp những vấn đề về hôn nhân. Những chính bản thân họ cũng nỗ lực rất nhiều và không cảm thấy những vấn đề này là rào cản lớn.

Hiện nay cô đang triển khai 1 dự án khác, gắn cả nghiên cứu và nâng cao năng lực nữ lãnh đạo. Như cô chia sẻ lúc ban đầu, việc thay đổi tư duy của lãnh đạo là nam giới rất quan trọng, đặc biệt là tư duy về vai trò, cơ hội dành cho những nữ lãnh đạo. Có rất nhiều các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức về kinh tế thì các vị trí lãnh đạo vẫn làm nam giới. Sự tiến bộ vì phụ nữ cần được đặt trong môi trường thực sự tôn trọng họ, cần chính những người lãnh đạo nam giới thực sự hiểu về tăng cường sự lựa chọn, trao quyền cho phụ nữ trong tổ chức.

 

Từ kinh nghiệm của bản thân, cô có chia sẻ gì về hành trang cho các bạn trẻ là nữ đam mê và mong muốn theo đuổi tình yêu với khoa học?

Hay làm việc theo đúng niềm đam mê của mình. Và chỉ cần đó là đam mê chỉ hãy quyết tâm theo đuổi đến cùng những mục tiêu mình đặt ra.

Một món quà mà nữ giới được trao tặng chính là sự linh hoạt, mềm dẻo (khác với nam giới đôi khi hơi cứng nhắc). Trong mọi công việc hãy luôn linh hoạt để thích ứng, để đảm bảo cân bằng giữa những trách nhiệm. Điều đó có thể giúp các bạn đạt hiệu quả một cách tốt nhất.

 

Hiện nay, tỷ lệ nữ sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu ngày càng nhiều. Vậy theo cô, có giải pháp nào để thúc đẩy sự tham gia này?

Theo cô thì sinh viên nữ nghiên cứu khoa học còn nhiệt tình hơn cả các bạn nam sinh viên. Có lẽ không cần chính sách thúc đẩy, có thể chính sách khuyến khích thì như nhau, nhưng tại những môi trường nghiên cứu, trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn chẳng hạn, có thể tạo ra một cộng đồng khoa học nữ – với niềm đam mê nghiên cứu khoa học chung, các thành viên có thể chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Và với nữ giới, thì đôi khi sự sẵn sàng chia sẻ chính là một đặc điểm khác biệt với nam giới. Trong môi trường này, các bạn nữ có thể tìm thấy những định hướng, sự chia sẻ của những thành viên khác trong cộng đồng để thực hiện được mơ ước và theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu được lâu dài hơn, bền vững hơn.

 

Theo cáo báo của UNESSCO (2021) – “UNESCO Science Report: towards 2030”: “Các nhà khoa học nữ đang dẫn đầu các nghiên cứu mang tính đột phá trên toàn thế giới. Nhưng bất chấp những khám phá đáng chú ý của họ, phụ nữ vẫn chỉ đại diện cho 33,3% các nhà nghiên cứu trên toàn cầu và công việc của họ hiếm khi đạt được mức độ công nhận như các nhà khoa học nam”. Cô có suy nghĩ gì về kết quả này?

Một điều cô nhận ra là phụ nữ cũng có tính đổi mới sáng tạo tốt hơn nhưng thực sự thành công rất ít, vẫn có một số rào cản như cô vừa nhắc tới, đặc biệt là định kiến giới và những rào cản từ xã hội. Và khi chúng ra gạt bỏ những rào cản này thì cơ hội giữa nữ giới với nam giới sẽ là ngang nhau. Nữ giới có thể thực sự xuất sắc khi cộng đồng, xã hội không tạo ra những rào cản vô hình cản trở tâm lý, sự bản lĩnh và quyết tâm theo đuổi đam mê của họ.

Bản thân cô cũng từng nhận lịch phỏng vấn học bổng đi học thạc sỹ ở Úc vào một ngày vô cùng quan trọng với các bạn nữ trẻ – ngày cưới. Nhưng chính bản thân cô đã tin tưởng vào quyết định của mình là đúng. Phụ nữ cần giữ cân bằng, lúc lùi lúc tiến trên con đường phát triển bản thân. Nếu thực sự chưa thể thay đổi được môi trường xung quanh, thì chúng ta cũng cần sự ủng hộ của gia đình, cần vượt qua những rào cản từ chính bản thân mình để nắm bắt được cơ hội.

 

Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, theo cô Việt Nam cần có những định hướng ưu tiên chính sách gì cho các nhà khoa học nữ?

Theo cô cần có những quỹ, dự án dành riêng cho đối tượng nữ giới. Ở nước ngoài có các funding dành riêng cho nữ giới trong hoạt động nghiên cứu, các dự án có đối tượng thụ hưởng là nữ. Cũng cần có các chủ đề nghiên cứu dành riêng cho phụ nữ, bình đẳng giới ở Việt Nam – các chủ để này ở Việt Nam đôi khi chỉ tập trung dành riêng cho Học viện phụ nữ, và chưa có tính lan tỏa ở các cộng đồng nghiên cứu khác.

 

Trại hè SETY 2022 là trại hè đầu tiên dành cho các học viên nữ trẻ với độ tuổi 18-35 được tổ chức bởi Viện Chính sách và Quản lý và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Thông đip ca d án – “The development of SET through a ferminist perspective”, qua đó nhn mnh vai trò ca ph n, đặc bit là trong khoa hc và phát trin, gắn với chuyển đổi sinh thái – xã hội. Rất mong cô có thể gửi một vài lời chia sẻ/lời chúc/lời động viên/khích lệ các bạn học viên của trại hè SETY

 Cô muốn dành lời chúc: “Be yourself, be beautiful” cho các bạn. Dù trong mọi công việc nào, mọi sự lựa chọn nào, hãy là mình hãy luôn xinh đẹp nhé! (Cười)

Dự án rất cảm ơn cô vì những chia sẻ thực sự ý nghĩa và truyền cảm hứng! Chúc cô sẽ thực hiện thành công những nghiên cứu, dự án đã, đang ấp ủ với mục tiêu gạt bỏ những rào cản dành cho nữ giới trong khoa học, là lãnh đạo của các tổ chức!

———————————————————-

 

ASSOC.PROF.DR. TRAN THI THANH TU

Organizational Committee of the SETY Science Summer Camp (Social – Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions would like to send respectful greetings to Assoc. Prof. Dr. Tran Thi Thanh Tu!

In order to inspire, spread the spirit of passion for scientific research and implement projects on enhancing the role of women in scientific research, community development for sustainable development, we would like to hear your thoughts and advices.

 

It is known that you have done a lot of research and implemented projects related to promoting the role of women in science, improving the capacity of female leaders in higher education towards the digitalization and globalization era. Could you please tell me some reasons why you chose this research/development direction?

The reason is just I like it (Laughs).

As a woman yourself, you should realize that women at work, especially in scientific research or in leadership roles in the field of scientific management can face many barriers: barriers from themselves, barriers from family, barriers from social prejudice. They make me desire to do research and projects on the role of women, especially women as scientists and leaders.

Can you share more about the barriers you just mentioned?

In the family, I often shares with my son about the things I am doing – maybe we can change the perception of the next generation, of men about the role and support, respect for women can begin. Starting from the simplest way is to talk to your children. In my view, to change the role of women is also to change the perception of men around them.

At work, I find that women have more endurance, flexibility, and better balance. They can multi-task and manage their time better. But sometimes women also face psychological barriers when choosing opportunities. For example, women may find it difficult to access research and study abroad opportunities like men when they are influenced by thoughts: if they focus on research, will they lose opportunities to find a suitable husband or not, or come back from studying abroad, can they find someone who is cognitively compatible? While in Vietnam, at that age women often get married and start a family.

Women can also face barriers from the family, when in Vietnam, women shoulder a lot of responsibilities, asking women to take care of the family and children, and when they can’t do well, they can may be considered irresponsible. While that may be similar in men, it is not judged as such.

Or in the work environment, women may face barriers of social prejudice, especially in Asian countries. While some recent foreign studies show that banks with a higher percentage of women holding leadership roles (in high positions) have better transparency, as women can manage risk better than men. This result is similar in Vietnam in the field of banking and finance, corporate governance.

Currently, there are many research projects on women’s empowerment in Vietnam, please tell me the difference between the projects you are implementing related to female scientists, female leaders?

The projects I have been implementing have the participation of many women. They are stakeholders, beneficiaries, and members of the project. When designing the project, all activities take gender characteristics into consideration (training courses take place not in the evening, not on weekends; integrating professional training with women’s craft and chores, sharing experiences in child care, etc.).

The projects I do are mainly in the fields of finance and education. In a project I was involved in, women were borrowed money to do their jobs. And most of them are very hardworking, diligent and very successful. The project’s borrowing model is group-based, and women are also involved in the process of controlling the transparency and development of the project. There were some failure cases, the determination and courage to remake after failure were also admirable. Perhaps that is also a really different characteristic of women, they are resilient and do not give up easily after failure.

In 2018, I carried out a research project on female entrepreneurs in small and medium enterprises. There are many cases of successful businesswomen having marital problems. They themselves put in a lot of effort to figure it out and don’t feel these problems are a big barrier.

Currently, I am conducting another project, combining both research and capacity building for female leaders. As I shared at the beginning, it is very important to change the mindset of male leaders, especially thinking about the roles and opportunities for female leaders. There are many organizations, especially economic organizations, where leadership positions are still held by men. Advancement for women needs to be placed in an environment that really respects them, needs male leaders who really understand about expanding choices and empowering women in organizations.

From your own experience, do you want to share about the baggage for young women who are passionate and want to pursue their love of science?

Work with your passion. And as long as it’s passion, just be determined to pursue the goals you set.

A gift that women are given is flexibility (different from men sometimes being a bit rigid). In every job, always be flexible to adapt, to ensure a balance between responsibilities. That can help you get the most out of it.

Currently, the percentage of female students participating in research activities is increasing. So in your opinion, is there any solution to promote this?

I think female students in scientific research are more enthusiastic than male students. Perhaps there is no need for promotion policies, maybe incentives are the same, but in research environments, in the humanities and social sciences, for example, it is possible to create a female scientific community – With a common passion for scientific research, members can share and learn from each other. And for women, sometimes the willingness to share is a distinguishing feature from men. In this environment, female students can find orientations and sharing from other members of the community to realize their dreams and pursue their research passion for longer and more sustainable.

According to the report of UNESSCO (2021) – “UNESCO Science Report: towards 2030”: “Women scientists are leading groundbreaking research around the world. But despite their remarkable discoveries, women still represent only 33.3% of researchers globally, and their work rarely achieves the same level of recognition as male scientists”. What do you think about this result?

One thing I realize is that women are also more innovative but actually succeed very little, there are still some barriers as I just mentioned, especially gender stereotypes and barriers from society. And when we remove these barriers, the opportunities between women and men will be equal. Women can really excel when the community and society do not create invisible barriers to their psychology, bravery and determination to pursue their passions.

I myself also received an interview for a scholarship to study a master’s degree in Australia on a very important day for young women – the wedding day. But I myself believed in that decision. Women need to keep a balance, sometimes backward and forward on the path of self-development. If we really can’t change the environment around us, we also need the support of our families, we need to overcome our own barriers to seize opportunities.

As an expert in this field, in your opinion, what are the priority policy orientations for female scientists in Vietnam?

I think there should be funds and projects specifically for women. Abroad, there are funding exclusively for women in research activities, projects with female beneficiaries. There should also be research topics dedicated to women, gender equality in Vietnam – these topics in Vietnam sometimes focus exclusively on the Women’s Academy, and do not have a pervasive effect in other research communities.

SETY Summer Camp 2022 is the first summer camp for young female students with the age of 18-35 organized by the Institute of Policy and Management and the Rosa Luxemburg Stiftung Southeast Asia – Representative Office in Hanoi. The project’s message – “The development of SET through a ferminist perspective”, thereby emphasizing the role of women, especially in science and development, associated with social-ecological transformation. I hope you can send some words of encouragement/ wishes to the students of SETY summer camp.

I would like to say: “Be yourself, be beautiful” for you. No matter what job, what choice, be yourself, always be beautiful! (Laugh)

The project is very grateful for your really meaningful and inspiring sharing! We wish you success in your researches and projects that have been cherished with the goal of removing barriers for women in science, as leaders of organizations!

 

 

About the instructor

0 (0 ratings)

27 Courses

0 students

Free
  • Course level: Intermediate
  • Total Enrolled 0
  • Last Update Tháng Chín 29, 2022
Share: