“Phải bắt đầu bằng sự chân thành, nhưng chân thành phải đi kèm với sự nghiêm túc“
– PGS.TS. Nguyễn Thu Hương –
Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions”-“Chuyển đổi sinh thái – xã hội và Giới trẻ: Từ ý tưởng đến hành động” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới PGS.TS Nguyễn Thu Hương!
Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của cô.
Câu hỏi: Là nhân vật “bí ẩn” tham gia Talkshow “Không ai bị bỏ lại phía sau” trong trại hè SETY 2022 vừa qua, mong cô chia sẻ điều gì mà cô cảm thấy thích nhất ở các bạn học viên nữ?
Mình thích nhất, ấn tượng nhất là sức trẻ và sự nhiệt huyết của các bạn. Các bạn đã tiếp lửa cho bài giảng của mình. Mình rất bất ngờ vì sức sáng tạo của các bạn về Feminism. Trong phần trao đổi với học viên, mình có cảm giác mình đến trại hè Sety với vai trò là người “hớt bọt”, bởi lẽ trước phần trao đổi của mình, các bạn đã được tiếp xúc với các buổi trao đổi, với các thầy cô khác nhau. Đến với phần trao đổi của mình, ở gần cuối chương trình, các bạn học viên đã ở một level rất cao, đã có nhận thức về vai trò của nữ giới, những thế mạnh mà nữ giới có thể phát huy trong công việc, trong cuộc sống.
Câu hỏi: Xin được bật mí với cô Hương, chủ đề dự kiến của năm tới của trại hè SETY sẽ gắn với “Nước”, cô có chia sẻ gì với ý tưởng này?
Nhắc đến “nước” là mình liên tưởng ngay đến chủ đề “giới”Bởi lẽ, các đặc tính nổi bật của ‘nước’ như một phạm trù văn hóa là linh hoạt, uyển chuyển, mềm mại… lại khá gần gũi với cách tiếp cận nghiên cứu giới vốn thường được biết đến với truyền thống tiếp cận đa ngành và liên ngành, cũng như dựa trên nền tảng phân tích có tính giao thoa. Đồng thời, dưới góc độ ‘kỹ thuật’ hơn một chút, nước như một dạng thức hạ tầng cơ sở hay nguồn tài nguyên thì cũng rất liên quan đến giới. Bởi lúc này sẽ là câu chuyện về những khác biệt giữa phụ nữ, nam giới trong nhu cầu sử dụng, khả năng tiếp cận nguồn nước đảm bảo vệ sinh và mức độ tham gia vào quá trình hoạch định xây dựng, thiết kế các chính sách, chương trình hỗ trợ cung cấp nước nhất là tại cộng đồng. Cụ thể hơn đó còn là vai trò của phụ nữ trong việc vận hành, quản lý các công trình hạ tầng nước ở cộng đồng, cũng như hành vi tiêu dùng ở cấp hộ gia đình.
Vì vậy mình cho rằng Nước là một lựa chọn chủ đề rất là hay.
Câu hỏi: Có nhiều ý kiến cho rằng trong trường đại học, các bạn sinh viên nữ có vẻ còn gặp phải một chút rào cản tâm lý, rất thích tham gia các dự án phát triển nhưng ngại hành động. Vậy cô Hương có quan điểm như thế nào về vấn đề này?
Thực ra chỗ này nó hơi hơi khó. Bởi vì, hiện nay, sự phân cấp trong việc phân bổ nguồn lực để nghiên cứu khoa học đang chịu rất nhiều cấp quản lý khác nhau. Với nghiên cứu khoa học sinh viên thì có lẽ nguồn lực, sự công minh trong việc xem xét các nghiên cứu là những vấn đề các bạn trẻ rất quan tâm, kỳ vọng. Ngoài ra, các bạn tham gia nghiên cứu khoa học có với mục đích tạo ra một sản phẩm hay một ấn phẩm không? Đây là một phạm trù khác, vì giữa từ việc khích lệ, cổ suý cho hoạt động nghiên cứu khoa học đã là một công tác rất là thách thức rồi, đến việc thứ hai là tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học, rồi đến việc thứ 3 là xuất bản các nghiên cứu có chất lượng tốt cũng là một vấn đề rất cần quan tâm.
Lấy ví dụ SETY, sau khi kết thúc trại hè có tổng hợp lại các nghiên cứu có tiềm năng, tập hợp thành một chuyên san? Đương nhiên là với sự hỗ trợ, chau chuốt của các thầy cô. Vì còn gì tự hào hơn khi các bạn sinh viên được nhìn thấy các kết quả của mình được công bố.
Câu hỏi: Là một nhà khoa học nữ, cô có chia sẻ gì cho các bạn nữ có thêm niềm đam mê và theo đuổi đam mê với NCKH hay không?
Bản chất sự tiếp cận của nhân học có sự khác biệt với các ngành học khác, mình nghĩ là nữ giới là một lợi thế. Có vẻ như sự xuất hiện của người phụ nữ thường khiến người tiếp xúc ít nghĩ đến một sự đe đọa hay nguy cơ gì đó… Phải chăng hình ảnh phụ nữ gợi nhắc đến bóng hình thân thuộc, gần gũi của người mẹ, người chị, hay người em nhỏ trong gia đình hay không thì chưa có những số liệu khảo sát minh chứng rõ ràng. Nhưng nhìn nhận một cách cảm tính thì trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và đặc biệt khi nghiên cứu các vấn đề, các đối tượng, tại các địa bàn ‘nhạy cảm’ thì có vẻ như người nữ trong vai nhà nghiên cứu lại có những lợi thế nhất định khi tiếp cận.
Mình luôn nói với sinh viên của mình: Phải bắt đầu bằng sự chân thành, nhưng chân thành phải đi kèm với sự nghiêm túc, có lẽ ở trong công việc nghiên cứu cũng vậy. Vì chỉ có mỗi chân thành mà thiếu đi sự nghiêm túc thì khó mà thành công được. Và sau này khi phát triển thêm, ngoài chân thành, nghiêm túc, ta còn cần thêm sự chuyên nghiệp để vươn tới thành công. Tựu chung lại, mong các bạn hãy chân thành – nghiêm tục và chuyên nghiệp trong công việc của mình.
Câu hỏi: Theo cô, tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học được thể hiện trong những điều gì? Cô có thể nêu 3 ví dụ?
Có lẽ nói đến tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu thì nhiều lắm. Lấy ví dụ, trong nhân học có các vòng kim cô của quy điều, đạo đức:
Điều 1: Đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu
Điều 2: Đàng hoàng trong cách hành xử, trong tương tác với đồng nghiệp, với các đối tượng nghiên cứu
Điều 3: “Tôn sư trọng đạo”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, trong khi chia sẻ với sinh viên trong công việc nghiên cứu, giảng dạy các bạn tôn trọng giảng viên, nhưng giảng viên cũng cần tôn trọng tương tác với sinh viên. Việc tôn trọng với người học là hết sức cần thiết, mình coi đây là chất xúc tác để tăng chất lượng và hiệu quả cho hoạt động giảng dạy, học tâp.
Câu hỏi: Trại hè SETY 2023 sẽ còn rất nhiều điều thú vị phía trước. Cô có thể gửi một lời chúc cho các bạn thành viên của SETY 2023 được không?
Với chủ đề của năm tới là “Nước”, mình cũng rất tự hào khi được lớn lên trong môi trường văn hoá Việt Nam, một môi trường đậm tính “nước”. Mình chúc các bạn phát huy được tối đa những khía cạnh tích cực của yếu tố nước trong văn hoá Việt vào hoạt động nghiên cứu khoa học của các bạn. Tôi tin tưởng rằng nếu các bạn vận dụng được yếu tố “nước” theo nghĩa tích cực nhất thì đó sẽ tạo ra một bệ đỡ vững chắc cho các thành công trong NCKH của các bạn.
Xin cảm ơn cô vì những chia sẻ rất chân thành và những lời chúc tốt đẹp mà cô đã dành cho Trại hè SETY, dành cho các bạn học viên! Xin kính chúc cô sức khỏe và thành công!
Cảm ơn cô rất nhiều!
English version
INTERVIEW QUESTIONS FOR ASSOC. PROF. DR. NGUYEN THU HUONG
As a “mystery” participant in the Talkshow “No one is left behind” in the SETY 2022 summer camp, could you tell me what you like best about the female trainees?
What I admire most about them is their youthfulness and enthusiasm. They have inspired my presentations. I was very surprised by their creativity about Feminism. During the conversation with the participants, I felt like I come to Sety summer camp as a knowledge supplement since they had already discussed with other experts in advance. My discussion was near the end of the program, and the students had reached a high level of understanding of the roles and strengths that women may promote in life and in business.
The proposed theme of SETY summer camp next year will be “Water”, what do you think about this idea?
Referring to “water” I immediately think of the topic “gender”. Because the outstanding characteristics of ‘water’ as a cultural category are flexibility, grace, softness…. All of these are very close to the traditional gender research approach, which is well known for its multidisciplinary and interdisciplinary approaches, as well as its foundation of intersectional analysis. Water, as a sort of infrastructure or resource, is also very gender related, from a slightly more ‘technical’ viewpoint. Because at this time it will be about the differences between women and men in the need to use and access to clean water sources and the level of engagement in the process of planning, establishing, developing policies, program to support water supply, especially in the community. More particularly, it is the role of women in the operation and management of community water infrastructure projects, as well as household consumption behavior. I believe Water is an excellent theme choice.
Many people believe that female university students face a psychological barrier; they would like to participate in development projects but are hesitant. So what is your opinion on this matter?
It’s a bit difficult here. Because decentralization in the allocation of resources for scientific research is currently subject to multiple levels of management. With student scientific research, resources and fairness in research consideration are issues that young people are very interested in and expect. Furthermore, do they engage in scientific research for the purpose of establishing a scientific work or publication? This is a separate category, because encouraging and promoting scientific research is already a difficult task. This is a different category, because encouraging and promoting scientific research is already a difficult task; the second is arranging to implement scientific research; and publishing high-quality research, which are also major concerns.
For example, SETY, do you summarize the potential research and put it in a journal at the end of the summer camp? Of course, with the trainers’ help and supervision. Because there is nothing more satisfying for the trainees than seeing their results published.
As a female scientist, do you have any advice for female researchers who would like to pursue their passion in scientific research?
Because the nature of anthropology differs from other disciplines, I believe being female is advantageous. It appears that the presence of a woman makes those partners perceive her as less of a threat or danger… There is no clear survey data on whether the image of women reminds people of a familiar and close figure in the family, such as a mother, sister, or younger sibling. From an emotional standpoint, it appears that women in the role of researchers have more advantages when approaching social science research in general and especially when researching issues, subjects in sensitive areas.
I always tell my students that they must begin with sincerity, but sincerity must be accompanied by seriousness, even in research work. Because it is difficult to succeed if there is only sincerity without seriousness. Later, as we grow and mature, success requires more professionalism in addition to sincerity and seriousness. Overall, I hope you all will do your best to be sincere, serious, and professional in your work.
In your opinion, how does professionalism present in scientific research? Can you give 3 examples?
There is a lot to say about research professionalism. In anthropology, for example, there are golden circles of ethics and morality:
Article 1: Ensuring ethics in research
Article 2: Be decent in conduct, in interactions with colleagues, with research subjects
Article 3: “Respect the religion”, “One word is a teacher, half a word is a teacher”, the learners respect lecturers in both research and teaching, lecturers must also respect student interaction. Respect for learners is crucial; in my opinion, this acts as a catalyst to improve the quality and efficiency of teaching and learning.
SETY 2023 Summer Camp will be full of exciting activities. Can you send a greeting to the SETY 2023 members?
With the topic for the following year being “water”, I’m also quite proud to having grown up in the Vietnamese cultural context, which has a strong “water” aspect. I hope that all of you will make the most of the advantages of the water element in Vietnamese culture in your scientific research work. If you can utilize the “water” element in the most effective way, I believe it will lay a strong basis for your scientific research successes.
We appreciate your kind words and well wishes for the SETY Summer Camp participants! I wish you prosperity and good health!
Thank you very much!
28 Courses
0 students