PGS.TS. ĐẶNG THỊ ÁNH TUYẾT

Description

“Hạnh phúc không chỉ là đích ta đến mà trên mỗi chặng đường chúng ta đi”

PGS.TS. Đặng Thị Ánh Tuyết – 

Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions”-“Chuyển đổi sinh thái – xã hội và Giới trẻ: Từ ý tưởng đến hành động” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới PGS.TS. Đặng Thị Ánh Tuyết!

Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của cô.

 

Theo quan điểm của cô, làm thế nào để khích lệ giới trẻ đam mê, yêu thích và kiên trì với sự lựa chọn nghề nghiệp gắn với vấn đề nghiên cứu về môi trường, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái xã hội?

Để tạo động lực cho giới trẻ quan tâm, đam mê đến nghiên cứu về môi trường, phát triển bền vững, cô nghĩ rằng cần có tổng tích hợp nhiều giải pháp, sự quan tâm cả cấp độ tổ chức như Trường Đại học, Đoàn Thanh niên … và cả cấp độ gia đình và cộng đồng, các nhóm xã hội. Đây là những địa chỉ mà tạo ra sự gắn kết các bạn trẻ, chia sẻ và tương tác tri thức khoa học và giúp các bạn có môi trường phát triển năng lực nghiên cứu và niềm đam mê dấn thân với khoa học của mình.

Trong bối cảnh chuyển đổi xã hội diễn ra hết sức mạnh mẽ, đa chiều (chuyển đổi sinh thái – xã hội, những vấn đề về biến đổi khí hậu, môi trường tự nhiên xã hội…) và xu thế về chuyển đổi số, chúng ta rất cần sự chung tay của thế hệ trẻ – họ có sức trẻ, năng động, sự hiểu biết, sự sáng tạo và đột phá. Họ có nhiều lợi thế để đóng góp cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển bền vững, chuyển đổi sinh thái – xã hội và trở thành các trụ cột cho những hoạt động mang tính tiên phong. Vai trò của các tổ chức, các nhóm xã hội trong môi trường thân thiện, gắn kết trên có thể tạo ra sự kết nối, lan tỏa và phát triển giúp các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận và phát huy năng lực để đóng góp tích cực và tối ưu hơn nữa trong việc tham gia các nghiên cứu, các hoạt động dự án, hoạt động truyền thông liên quan đến chuyển đổi sinh thái – xã hội và phát triển bền vững.

 

Là một nhà khoa học đồng thời cũng là một nhà quản lý, theo cô trở ngại lớn nhất cô cần phải vượt qua là gì? 

Cô nghĩ là con người sinh ra đã có sự khác biệt, vì vậy không thể có bình đẳng tuyệt đối. Sự khác biệt nam – nữ cũng tạo nên sự đa dạng của xã hội. Sự khác biệt tự nhiên không hoặc rất khó để thay đổi, nhưng làm thế nào để ngăn cản sự khác biệt tạo ra định kiến xã hội về vai trò của phụ nữ và nam giới. Quan niệm truyền thống tin rằng Phụ nữ thì cần phải dịu dàng, hi sinh cho chồng con, giảm bớt tham vọng phấn đấu cho sự nghiệp chính trị và khoa học trong khi nam giới lại luôn được kỳ vọng là những người tài giỏi, và phù hợp quản trị quốc gia, trụ cột kinh tế của gia đình là người chủ gia đình. Trong so sánh với nam giới Phụ nữ vẫn chịu nhiều rào cản trong thăng kiến sự nghiệp đến từ chính sách, vai trò của người đứng đầu, định kiến giới trong cộng đồng và chính bản thân người phụ nữ. Vì vậy, để phụ nữ vượt qua được những rào cản đó để phát huy được năng lực của bản thân đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung thì ngoài sự quyết tâm của bản thân, sự đam mê khoa học, sự dấn thân thì rất cần Nhà nước và xã hội quan tâm một cách đặc biệt hơn.

Theo quan điểm của cô thì xã hội không thể bền vững nếu 1 giới bị bỏ lại phía sau, và cũng không thể có tăng trưởng bao trùm. Công ước quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18/12/1979 (CEDAW). Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký kết tham gia công ước vào ngày 29/07/1980 và được phê chuẩn vào 27/11/198. Việc thành lập Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ  Việt Nam và rất nhiều những chính sách gần đây quan tâm đến bình đẳng giới, lồng ghép giới….Tỷ lệ nữ giới là lãnh đạo, quản lý đã tăng nên trong các cơ quan Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước và trong các tổ chức khác nhưng vẫn còn khiêm tốn về tỷ lệ.  Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng, mà cần tạo ra cơ hội và điều kiện công bằng cho phụ nữ để tăng cường cơ hội để phụ nữ có thể có nhiều sự lựa chọn, có khả năng phát huy năng lực tốt nhất như đối với nam giới. .

 

Cô đã bao giờ có suy nghĩ rằng sẽ những việc này sẽ dễ hơn hoặc khó khăn hơn nếu cô là nam giới không?

Nếu cô là nam giới có lẽ cô sẽ dễ thành đạt khi đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, quản lý vì cô sẽ có nhiều cơ hội về thời gian, nhận được sự khuyến khích của gia đình và cộng đồng, sự kỳ vọng của tổ chức đối với vai trò lãnh đạo và quản lý. Bởi vì rào cản đối với phụ nữ trong vai trò lãnh đạo, quản lý do nhiều yếu tố kết hợp lại (xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa), tác động tới đời sống của phụ nữ và nam giới một cách khác nhau

 

Trong thời gian gần đây, cụm từ “Nữ quyền” ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về phong trào này dẫn đến có những cái nhìn sai lệch về phong trào nữ quyền. Có một số quan điểm cho rằng:”Phụ nữ phải biết đấu tranh, phải chiến thắng nam giới”, cô có suy nghĩ gì về quan điểm này?

Dĩ nhiên dù là nam hay nữ, muốn thành công trong khoa học thì mỗi cá nhân đều cần phải biết nỗ lực, khổ luyện và dấn thân và có thể là cả đấu tranh như em nói. Đấu tranh ở đây là từng bước loại bỏ những rào cản, tư duy lạc hậu để xây dựng những giá trị tốt đẹp cho phụ nữ và cho cộng đồng cùng thụ hưởng. Cá nhân Cô thích phương pháp tiếp cận “giới và phát triển” và “đưa giới vào dòng chảy chủ đạo” vì nó nhấn mạnh đến quan hệ mặt xã hội cả hai giới trong tiến trình phát triển. Giới và phát triển nhấn mạnh đến mô hình phát triển vì lợi ích của cả hai giới, vì mục tiêu công bằng và bền vững của sự phát triển trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững lấy phụ nữ và trẻ em gái là động lực của phát triển bền vững, phấn đấu “không ai bị bỏ lại phía sau”.

 

Quan điểm của cô như thế nào về những định hướng ưu tiên giúp thúc đẩy vai trò của nữ giới và bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học tại Việt Nam hiện nay?

Để thúc đẩy vai trò của nữ giới, bình đẳng giới trong hoạt động nghiên cứu khoa học tại Việt Nam cần rất nhiều giải pháp cả vĩ mô và vi mô. Nhưng theo cô thì yếu tố đầu tiên cần quan tâm đó chính là tổ chức triển khai chính sách về bình đẳng giới một cách hiệu quả.

Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học là lĩnh vực đặc thù và có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, mỗi tổ chức hoạt động khoa học công nghệ cần có sự nhạy cảm giới trong phát huy vai trò của nữ trí thức trong lĩnh vực này. Từ khâu phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và tạo các cơ hội, điều kiện để phụ nữ được đóng góp trực tiếp vào nghiên cứu khoa học.

 

Trại hè SETY 2022 là trại hè đầu tiên dành cho các học viên nữ trẻ với độ tuổi 18-35 do Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – VP Đại diện tại Hà Nội tổ chức. Rất mong cô có thể gửi một vài lời chia sẻ/lời chúc/lời động viên/khích lệ các bạn học viên của trại hè SETY

Ý tưởng trại hè về chuyển đổi sinh thái – xã hội dành cho giới trẻ, có tương tác các nhóm nữ ở độ tuổi khác nhau là một ý tưởng đầy ắp sự sáng tạo, đột phá và có khả năng truyền cảm hứng đến giới trẻ. Nhóm nữ có trải nghiệm nghiên cứu sẽ có cơ hội để chia sẻ, tương tác và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ tuổi hơn để cùng nhau phát triển và cùng đi đến tương lai bền vững hơn.

Cô muốn gửi tới các bạn học viên một câu châm ngôn mà cô rất thích: Hạnh phúc không chỉ là đích ta đến mà trên mỗi chặng đường chúng ta đi. Vì vậy chúng ta hãy cùng nắm tay nhau đi rồi sẽ đến vì cuộc sống đặt mục tiêu cho khoa học, khoa học soi đường cho cuộc sống.

 

 

Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn cô đã dành thời gian chia sẻ với dự án! Kính chúc cô mạnh khỏe và luôn tràn đầy năng lượng, để có thể thực hiện được những hoạt động nghiên cứu đầy ý nghĩa về giới và phát triển tại Việt Nam trong thời gian tới!

————————————————————————————–

 

ASSOC.PROF.DR. DANG THI ANH TUYET

The Organizational Committee of the SETY summer camp (Social-Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions) would like to send respectful greetings to Dr. Dang Thi Anh Tuyet.

 To inspire and spread the passion for scientific research, and implementation of projects on enhancing the role of women in scientific research, and community development for sustainable development goals, the Organizational Committee looks forward to receiving your opinions.

 

Here are some questions we would like to interview you with!

In your opinion, how to encourage young people to be passionate, loving, and persistent with their career choices associated with environmental research, sustainable development, and socio-ecological transformation?

To motivate young people to be interested in and passionate about environmental research and sustainable development, I think it is necessary to have a total integration of many solutions and concerns at all levels of organizations such as Universities and Youth Unions and also at the level of family, community and social groups. These are the places that create connections among young people to share and interact scientific knowledge and provide them with an environment to develop their research capacity and passion for science.

In the context of strong, multi-dimensional social transformation (social-ecological transformation, issues of climate change, natural environment, and society, etc.) along with the trend of digital transformation, we do need the cooperation of the young generation – they have youth, dynamism, understanding, creativity and they can make a breakthrough. They have many advantages to contribute to research activities, sustainable development, and social-ecological transformation and become pillars for pioneering activities. Organizations and social groups in such a friendly and cohesive environment can create connections, spread, and development. This thus helps young Vietnamese people access and promote their capacity to contribute more positively and actively to participate in research, project activities, and communication activities related to social-ecological transformation and sustainable development.

As a scientist and a manager, what is the biggest obstacle you need to overcome?

            I think that people are born with differences, so there can be no absolute equality. The difference between men and women creates the diversity of society. Natural differences are difficult or unable to change, but we can prevent them from creating social stereotypes about the roles of women and men. The traditional beliefs are that women should be gentle, they need to sacrifice for their husbands and children, and restrain their ambition to strive for political and scientific careers while men are always expected to be talented people who are the breadwinner of the family and suitable for national governance. In comparison with men, women still suffer from many barriers to career advancement that come from policies, the role of the head, gender stereotypes in the community, and the women themselves. Therefore, in order for women to overcome these barriers to promote their capabilities and contribute to the common development, in addition to their determination, passion for science, and commitment, the State and society need to pay more special attention.

In my opinion, society cannot be sustainable and inclusive growth cannot be achieved if one gender is left behind. The International Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women was adopted by the United Nations General Assembly on December 18, 1979 (CEDAW). Vietnam was one of the first countries in the world to sign the convention on July 29, 1980, and ratify it on November 27, 1988. This led to the establishment of the National Committee for the Advancement of Women in Vietnam and many recent policies focusing on gender equality, gender mainstreaming… The percentage of women in leadership and management positions has increased in Party bodies, State management agencies, and other organizations but is still modest in proportion. Equality does not mean equalization, but rather creating equal opportunities and conditions for women to enhance opportunities so that women can have as many choices, as possible, as men.

Have you ever thought that these things would be easier or more difficult if you were a man?

If I were a man, I would probably be more likely to succeed in leadership and management positions as I would have a larger window of time, receive more encouragement from family and community, and have expectations of organizations for leadership and management roles. The barriers to women in leadership and management roles are due to a combination of factors (regarding social, economic, political, and cultural aspects), affecting the lives of women and men in a significantly different ways.

In recent times, the phrase “feminism” has received more and more attention from society. However, not everyone correctly understands this movement, leading to misconceptions about the feminist movement. Some claim that “Women must fight and win over men”, what do you think about this point of view?

Of course, whether you are a man or a woman, if you want to succeed in science, each individual needs to know how to work hard, practice and commit, and maybe even fight as you have just said. The fighting here is gradually removing barriers and backward thinking to build good values ​​for women and the community to benefit together. I personally prefer the approach of “gender and development” and “bringing gender into the mainstream” because it emphasizes the social dimension of both genders in the development process. Gender and development highlight the development model for the benefit of both genders, for the sake of equity and sustainability of development in the context of countries around the world implementing the 2030 Agenda for sustainable development taking women and girls as the driving force of sustainable development, striving for “no one is left behind”.

What is your view on the priority orientations that help promote the role of women and gender equality in scientific research in Vietnam today?

Both macro and micro solutions are crucial to promote the role of women, and gender equality in scientific research activities in Vietnam. But in my opinion, the first foremost factor is the effective implementation of gender equality policies.

The field of scientific research is specific and plays an extremely important role in the sustainable development of the country. Therefore, each organization operating in science and technology needs to have gender sensitivity in promoting the role of female intellectuals in this field. They should discover, train, enhance and create opportunities and conditions for women to help them directly contribute to scientific research.

SETY 2022 is the first summer camp for young female participants aged 18-35 run by the Institute of Policy and Management, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University-Hanoi, and the Rosa Luxemburg Foundation in Southeast Asia – Representative Office in Hanoi. We do hope that you can send some sharing/wishes/encouragement to the participants of the SETY summer camp this year.

The idea of the summer camp about social-ecological transformation for young people, with the interaction of different groups of women of different ages, is a genuinely creative, innovative, and inspiring idea. Women with research experiences will have the opportunity to share, interact and inspire the younger generation to develop together and move towards a more sustainable future.

I just want to share my favourite quote with the camp’s participants: “Happiness is a journey, not a destination”. So, let’s enjoy the life journey. Going together, we’ll finally arrive because life sets a goal for science and science sets a path for life.

Thank you very much for your sharing! We wish you well and always full of energy so that you can carry out meaningful research on gender and development in Vietnam in the future!

 

About the instructor

0 (0 ratings)

27 Courses

0 students

Free
  • Course level: Intermediate
  • Total Enrolled 0
  • Last Update Tháng Chín 29, 2022
Share: