TIẾN SĨ BẠCH TÂN SINH

Description

“Nghiên cứu về SET nói riêng cần hướng đến vấn đề xã hội, thay vì chỉ tập trung vào khía cạnh kỹ thuật, công nghệ”

– TS. Bạch Tân Sinh – 

Cộng sự cấp cao tại Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.

Cố vấn cao cấp tại Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn, ĐHQG tp Hồ Chí Minh

 

BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions”-“Chuyển đổi sinh thái – xã hội và Giới trẻ: Từ ý tưởng đến hành động” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới TS. Bạch Tân Sinh!

Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của thầy.

 

Là một người có rất nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về chính sách phát triển, chuyển đổi sinh thái – xã hội, thầy có suy nghĩ gì về những dự án nghiên cứu về vấn đề SET gắn với giới trẻ Việt Nam hiện nay?

Dự án nghiên cứu về SET gắn với giới trẻ Việt Nam hiện nay là một hoạt động rất có ý nghĩa về mặt lý thuyết và thực tiễn. Về lý thuyết, những dự án về SET cung cấp cho các bạn nghiên cứu cách tiếp cận mang tính xuyên ngành – transdisciplinarity (khác với cách tiếp cận trước đó mang tính chuyên ngành – disciplinary và đa ngành/liên ngành – interdisciplinary/multidisciplinary). Cách tiếp cận xuyên ngành không chỉ đòi hỏi có cách tiếp cận liên/đa ngành mà còn phải có có năng lực quy tụ các nhóm nghiên cứu khác nhau với kiến thức liên /đa ngành cùng đồng tạo ra kiến thức (co-production of knowledge) nhằm giải quyết các thách thức lớn với sự biến động khó lường trong tương lai. Về thực tiễn, những dự án SET cung cấp cho các bạn nghiên cứu không gian thử nghiệm về năng lực học hỏi mang tính xã hội (social learning experimentally) như phòng thí nghiệm xã hội (social labs). Điều này đòi hỏi các bạn nghiên cứu cần phải mở rộng môi trường không gian nghiên cứu và ứng dụng mà ở đó không chỉ có các thành viên đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức quản lý nhà nước, doanh nghiệp mà còn có các thành viên đến từ khu vực xã hội công dân (civil society) như các nhà sản xuất, nông dân có sáng kiến, người tiêu dùng.

 

Theo quan điểm của thầy, nữ giới có điểm mạnh và những cơ hội gì trong việc tham gia các hoạt động nghiên cứu và triển khai các dự án về môi trường, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái xã hội?

Trong việc tham gia các hoạt động nghiên cứu và triển khai các dự án về môi trường, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái xã hội,  phụ nữ có điểm mạnh là có cách nhìn nhận mềm mại và linh hoạt hơn đối với các lĩnh vực phát triển so với nam giới.

 

Xin thầy chia sẻ một vài suy nghĩ về việc làm thế nào để khích lệ giới trẻ đam mê, yêu thích và kiên trì với sự lựa chọn nghề nghiệp gắn với vấn đề nghiên cứu về môi trường, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái xã hội?

Những thách thức mà chúng ta đang đối mặt trên toàn cầu rất phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm cách tiếp cận phù hợp về đổi mới sáng tạo. Thông thường quá trình đổi mới sáng tạo được chi phối bởi nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tuy nhiên, xã hội công dân với năng lực sáng tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng cho quá trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Nếu chúng ta nghĩ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng công nghệ thì rất khó cho người Việt Nam. Nhưng, nếu chúng ta nhìn cuộc cách mạng này bằng cách khám phá những vấn đề và nhu cầu, thì người Việt Nam chúng ta vô cùng may mắn, vô cùng mạnh mẽ, vì chúng ta là một nước có thu nhập trung bình thấp, có nhiều vấn đề, có nhiều khát vọng và đó là lợi thế của Việt Nam”. Theo cách suy nghĩ này, những nghiên cứu liên quan đến SET ở Việt Nam xuất phát từ những vẫn đề thực tiễn về bền vững sẽ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tìm ra các con đường lựa chọn mang tính đổi mới sáng tạo. Đó chính là lý do Viêt Nam cần nhiều các nhà nghiên cứu trẻ như các bạn được trang bị kiến thức và kỹ năng liên/đa ngành và làm việc trong một môi trường tương tác, đồng tạo lập kiến thức và học hỏi (interactive, co-created production of knowledge and learning environment).

 

Thầy có cảm nhận gì về suy nghĩ và lối sống xanh của thế hệ trẻ hiện nay (đặc biệt là Gen Z)? Có gì khác biệt với các thế hệ trước đó?

Thế hệ trẻ hiện nay, đặc biệt là Gen Z có suy nghĩ và lối sống có nhiều sự khác biệt với các thế hệ trước. Các bạn trẻ có thể liên hệ những suy nghĩ và lối sống xanh hơn, theo hướng thân thiện với môi trường và tối giảm chất thải với những vấn đề mang tính toàn cầu, những vấn đề thế giới đang phải đối mặt. Đó là sự khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên qua đó dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu và gia tăng tác tiêu cực của thiên tai khó kiểm soát và khó lường trước.

 

Trại hè SETY 2022 là trại hè đầu tiên dành cho các học viên nữ trẻ với độ tuổi 18-35 do Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – VP Đại diện tại Hà Nội tổ chức. Rất mong thầy có thể gửi một vài lời chia sẻ/lời chúc/lời động viên/khích lệ các bạn học viên của trại hè SETY.

Đổi mới sáng tạo nói chung và nghiên cứu về SET nói riêng cần hướng đến vấn đề xã hội, thay vì chỉ tập trung vào khía cạnh kỹ thuật, công nghệ. Tiến sĩ Lưu Vĩnh Toàn cho rằng: “Sứ mệnh của đổi mới sáng tạo là giải quyết những vấn đề nóng của xã hội – giải quyết “nỗi đau” của xã hội, của cộng đồng”. Cũng theo ông Edward Jung, CEO Xinova chia sẻ: “Việt Nam có nhiều cơ hội vì các bạn sở hữu nhiều tài năng công nghệ nhưng cũng là rào cản vì các startup đang tập trung quá nhiều vào công nghệ thay vì các vấn đề cuộc sống. Những người trẻ tuổi cần phải ra ngoài nhiều hơn, để nhìn thấy những vấn đề này và suy nghĩ về việc sử dụng công nghệ để giải quyết chúng. Càng nhiều vấn đề, càng có nhiều cơ hội cho các công ty khởi nghiệp.” (Tọa đàm Khởi nghiệp “Định hướng cho Khởi nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế” TP.HCM ngày 03/03/2018).

Dự án rất cảm ơn thầy vì những chia sẻ thực sự ý nghĩa và truyền cảm hứng! Chúc thầy sẽ thực hiện thành công những nghiên cứu, dự án đã, đang ấp ủ!

————————————————————————————–

 

DR. BACH TAN SINH

The organizing Committee of SETY (Social-Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions) Science Summer Camp would like to send respectful greetings to Dr. Bach Tan Sinh!

To inspire, and spread the passion for scientific research, and implementation of projects on enhancing the role of women in scientific research, and community development for sustainable development goals, the Organizing Committee looks forward to receiving your opinions.

 

Having a lot of experience in research on development policy and social-ecological transformation, what do you think about research projects on SET related to Vietnamese youth today?

The research project on SET associated with Vietnamese youth today is a very meaningful activity in terms of theory and practice. In theory, the SET projects provide you with a transdisciplinarity approach to study (different from the previous approaches, namely disciplinary and interdisciplinary/ multidisciplinary approaches). The transdisciplinary approach requires not only an interdisciplinary/multidisciplinary approach but also the capacity to bring together different research groups with interdisciplinary/ multidisciplinary knowledge and co-production of knowledge to address major challenges to unpredictable volatility in the future. In practice, the SET projects provide researchers with spaces for social learning experimentally such as social labs. This would require them to expand the research and application space including members from research institutes, universities, state management organizations, enterprises, and members of the civil society such as producers, innovative farmers, and consumers.

In your opinion, what are the strengths and opportunities for women once participating in research activities and implementing projects on the environment, sustainable development, and social-ecological transformation?

In participating in research activities and implementing projects on the environment, sustainable development, and social-ecological transformation, women have a softer and more flexible view of development areas than men.

Please share some thoughts on how to encourage young people to be passionate, loving, and persistent with their career choices associated with environmental research, sustainable development, and social-ecological transformation.

The challenges we face globally are complex, requiring us to seek the right approach to innovation. The innovation process is normally governed by the state, enterprises, and the scientific research and technological development community. However, civil society with its creative capacity plays an increasingly important role in promoting innovation in Vietnam.

According to Mr. Nguyen Manh Hung, Minister of Information and Communications, “If we regard the Fourth Industrial Revolution as a technological revolution, it is very difficult for the Vietnamese. Nevertheless, if we look at this revolution by exploring the problems and needs, the Vietnamese are extremely lucky and extremely strong. We are a low middle-income country along with many problems and aspirations and that is the advantage of Vietnam indeed ”. Following this way of thinking, the research related to SET in Vietnam derived from practical issues of sustainability will provide a theoretical and practical basis for finding innovative alternative paths. That is why Vietnam needs more young researchers like you guys who are equipped with interdisciplinary/multidisciplinary knowledge and skills and can work in an environment of interaction, co-creation of knowledge, and learning.

How do you feel about the thinking and green lifestyle of the current generation (especially Gen Z)? What’s different from previous generations?

Today’s young generation, especially Gen Z, has a different mindset and lifestyle compared to previous generations. Young people can relate greener thinking and lifestyle, in the direction of being environmentally friendly and minimizing waste to global issues. These are specifically the exploitation and depletion of natural resources, thereby leading to climate change and increases in the negative effects of unpredictable and difficult-to-control natural disasters.

SETY 2022 is the first summer camp for young female students aged 18-35 run by the Institute of Policy and Management, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University-Hanoi, and the Rosa Luxemburg Foundation in Southeast Asia – Representative Office in Hanoi. We do hope that you can send some sharing/ wishes/ encouragement to the participants of the SETY summer camp this year.

Innovation in general and research on SET in particular should be directed to social issues, rather than just focusing on technical and technological aspects.  “The mission of innovation is to solve the hot issues of society- to solve the “pain” of the society and the community.”, said Dr. Luu Vinh Toan. Mr. Edward Jung, CEO of Xinova also shared: “Vietnam has many opportunities because there are a lot of technological talents, but it is also a barrier because startups are focusing too much on technology instead of life issues. Young people thus need to go out more to see through these problems and then think about using technology to solve them. For startups, the more problems, the more opportunities.” (Startup seminar “Orientation for Vietnamese startups in the international arena” in HCMC on March 3, 2018).

 

We would like to sincerely thank you for your sharing!

About the instructor

0 (0 ratings)

27 Courses

0 students

Free
  • Course level: Intermediate
  • Total Enrolled 0
  • Last Update Tháng Chín 29, 2022
Share: