MS. VŨ HẢI TRANG

Description

BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions” – “Chuyển đổi sinh thái – xã hội và Giới trẻ: Từ ý tưởng đến hành động” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới chị Hải Trang!

Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của chị.

Xin trân trọng gửi tới chị một số câu hỏi phỏng vấn!

  1. Để quản lý cả sự nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ và cuộc sống riêng tư, làm thế nào để chị có thể dung hòa cả hai ?

Ngày nay, nhiều phụ nữ đã chứng minh được năng lực làm việc không thua kém nam giới, họ có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, nghiên cứu và nghệ thuật, kinh doanh…Tuy nhiên, với chị dù thành đạt đến đâu, thì gia đình vẫn là quan trọng nhất. Và để cân bằng được giữa sự nghiệp và gia đình thì không chỉ cần sự cố gắng của một mình chị mà còn cần sự ủng hộ rất nhiều đến từ phía chồng chị, anh cũng luôn là một bờ vai vững chãi để tựa và san sẻ những lúc chị khó khăn.

  1. Là một nhà nghiên cứu viên, theo chị trở ngại lớn nhất chị cần phải vượt qua là gì? Chị đã bao giờ có suy nghĩ rằng sẽ những việc này sẽ dễ hơn hoặc khó khăn hơn nếu chị là nam giới?

Thực sự đã có những lúc mình hy vọng bản thân là nam giới vì những mệt mỏi từ đặc điểm của giới tính. Tuy nhiên, mình không nghĩ là nam giới sẽ không chịu những áp lực vô hình đến từ định kiến xã hội. Trong nghiên cứu khoa học, nữ giới có những ưu điểm riêng với sự mềm mỏng, nhẹ nhàng và tiếp cận với nhiều vấn đề không quá gay gắt như nam giới, họ có thể khai thác và xử lý thông tin theo nhiều góc nhìn khác nhau.

  1. Nếu có thể đưa ra lời khuyên cho các bạn nữ trẻ – những người đang chuẩn bị bước vào con đường nghiên cứu thì chị sẽ khuyên các bạn ấy điều gì?

Đầu tiên, chị hy vọng các bạn nữ nếu có cơ hôi hãy học hỏi từ những thầy cô, bạn bè xung quanh mình. Họ có thể không biết tất cả mọi thứ, nhưng họ vẫn là chuyên gia trong lĩnh vực của họ.

Thứ hai, cái này không chỉ dành cho các bạn nữ chuẩn bị bước vào con đường nghiên cứu đâu, mà chị muốn gửi đến tất cả các bạn rằng hãy bước từ những bước nhỏ, dần dần các bạn sẽ đi được đến đích mình cần đến. Các bạn phải bắt đầu tiến hành các nghiên cứu, tự nhặt nhạnh những điều mình muốn biết và luôn phải tiến lên.

Thứ ba, điều này chị hy vọng bản thân chị, các bạn và các em đều sẽ làm được. Đó là học cách bao dung cho bản thân mình. Đôi lúc trên con đường nghiên cứu, các bạn sẽ bắt gặp những khoảng thời gian mà các bạn không biết chắc con đường mình theo đuổi có đúng đắn không, liệu mình có lãng phí thời gian và công sức không. Theo đuổi con đường trở thành một nhà khoa học, rất có thể các bạn không giàu có. Bạn bè và họ hàng có thể không hiểu những điều các bạn đang làm. Học cách bao dung với bản thân, tìm những niềm vui trong “khoảng lặng” này nhé!

  1. Hiện nay, một số người có quan điểm cho rằng các lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) là nam tính và nhà khoa học là nghề nghiệp của nam giới. Và điều dưỡng hay những nghề liên quan đến chăm sóc là nghề dành cho phụ nữ. Điều này cho thấy những nhận thức sai lệch về giới đối với các lĩnh vực học thuật. Quan điểm của chị về điều này?

Không chỉ ở Việt Nam đâu, theo chị được biết thì quan niệm này đã xuất hiện ở tương đối nhiều quốc gia, cả ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, cũng xảy ra trong cả những nước phát triển. Sở dĩ những người ủng hộ quan điểm này vì họ lấy đặc điểm, sự khác biệt về giới tính của nam và nữ để bảo vệ cho ý kiến của họ mà họ quên mất rằng ở bất kỳ ngành nghề nào đều có những người tài năng, những người khao khát theo đuổi đam mê mặc dù có thể họ chưa đạt nhiều thành tựu, giải thưởng to lớn, mà không phụ thuộc vào việc họ là nam hay là nữ.

Định kiến STEM là của con trai đang ít nhiều trở thành rào cản cho phụ nữ tham gia vào lĩnh vực này. Việc nữ giới ít theo đuổi STEM vì định kiến hay chưa được tạo điều kiện, môi trường phù hợp sẽ gây ra sự thiếu hụt nữ giới trong ngành STEM. Ở tầm vĩ mô, việc “bỏ quên” nữ giới cũng tương tự như lãng phí một nửa nguồn nhân lực để phục vụ cho nền kinh tế số hóa, công nghệ cao

  1. Trại hè SETY 2022 là trại hè đầu tiên dành cho các học viên nữ trẻ với độ tuổi 18-35 do Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – VP Đại diện tại Hà Nội tổ chức. Rất mong thầy có thể gửi một vài lời chia sẻ/lời chúc/lời động viên/khích lệ các bạn học viên của trại hè SETY.

Các bạn trẻ bây giờ rất năng động, tự tin và các bạn học viên SETY cũng vậy. Mình thấy các bạn tràn đầy sức trẻ, vui vẻ và nhiệt huyết. Chị chỉ có một vài lời gửi gắm tới các bạn. Không chỉ trong khoa học mà trong cả đời sống hàng ngày, hy vọng các bạn luôn tôn trọng mình; tôn trọng người khác; giữ lấy tôn trọng, phải có trách nhiệm đối với hành vi của mình. Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết được những gì ở chương tiếp theo.

Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn chị đã chia sẻ!

 

English version

The organizers of the SETY Science Summer -Social-ecological transformation and Youth: From ideas to actions would like to send our respectful greetings to Ms. Trang!

In order to inspire and spread the spirit of passion for scientific research and implement projects on enhancing the role of women in scientific research and community development for sustainable development, the Organizing Committee is looking forward to receiving your comments. We would like to send you some interview questions!

 

1. How do you balance your scientific and technological research career with your personal life?

Today, many women have demonstrated that they can work just as well as men, and they are present in almost every aspect of social life, research and art, business… However, no matter how successful, family is still the most important thing to me. To balance career and family, I need not only my own efforts, but also a lot of help from my husband, who is always a solid shoulder to lean on and share my difficulties.

 

2. As a researcher, what do you think is the biggest obstacle you need to overcome? Have you ever thought that these things would be easier or more difficult if you were a man?

There were actually times when I hoped I was a man because of the fatigue of gender identity. However, I do not think that men will not suffer from invisible pressures from social prejudices. In scientific research, women have their own advantages with their softness, lightness and access to many issues that are not as harsh as men, they can exploit and process information from many different perspectives.

 

3. What advice would you give to young women about to enter the research field if you could?

First and foremost, I hope that girls, if given the opportunity, will learn from their teachers and peers. They may not be experts in everything, but they are experts in their field.

Secondly, this is not just for girls who are about to embark on a research path; I want to send a message to all of you that if you take small steps, you will eventually arrive at your destination. You must begin your research, select what you want to learn, and proceed.

Thirdly, this is what I hope for myself, you, and all of you. It’s about learning to look after yourself. On the path of research, there will be times when you are unsure whether the path you are taking is correct, and whether you have wasted time and effort. If you want to be a scientist, chances are you are not wealthy. Friends and family members may be perplexed by your actions. Learn to tolerate yourself, and find joy in the “silence”!

 

4. Some people believe that STEM fields (science, technology, engineering, and math) are masculine and that scientists are male occupations. Nursing and other care-related professions are reserved for women. This demonstrates a gender bias in academic fields. What are your thoughts on this?

As far as I know, this concept has appeared in many countries, including Europe, Asia, America, and developed countries. People support this viewpoint because they use the characteristics and gender differences of men and women to defend their positions, but they forget that there are talented people in every profession, regardless of gender, who aspire to follow their passion even if they have not achieved many great achievements and awards.

The stereotype that STEM is only for men is becoming a barrier to women entering this field. Women are less likely to pursue STEM careers due to prejudice or a lack of favorable conditions and environment, resulting in a shortage of women in the STEM industry. At a macro level, “forgetting” women is akin to squandering half of human resources to serve the digital economy and high technology.

 

5. SETY 2022 Summer Camp is the first summer camp for young female students aged 18-35 years, organized by the Institute of Policy and Management, University of Social Sciences and Humanities, and the RLS SEA – Hanoi Office. I hope you can send some words of encouragement or wishes to the students of SETY.

SETY students, like today’s youth, are active and self-assured. I see you’re young, fun, and enthusiastic. I just wanted to say a few words to you. Not only in science, but also in everyday life, I hope you always respect me; respect others; maintain respect, must be accountable for their actions. Life is similar to a book. Some chapters are quite sad, while others are quite happy and very interesting. You’ll never know what’s in the next chapter if you’ve never turned a page.

 

Thank you very much for your sharing!

 

 

About the instructor

0 (0 ratings)

28 Courses

0 students

Free
  • Course level: Intermediate
  • Total Enrolled 0
  • Last Update Tháng Một 5, 2023
Share: