MS. LƯU THỊ NGÁT

Description

“Các hoạt động bảo vệ môi trường mà bản thân chị cảm thấy ấn tượng nhất thì không phải là một cái gì đó vĩ mô mà là những cái rất là nhỏ. Vì cuộc sống con người có những cái ngách rất là nhỏ, đơn giản như mình có thể bớt một cái túi ni lông khi mà đi chợ hay là khi mà dừng đèn đỏ trên 20s thì có thể tắt động cơ. Những điều đó tuy bé nhỏ nhưng nó tác động trực tiếp đến cuộc sống con người, chứ không phải là những cái hô hào cổ động nữa.”

 -Lưu Thị Ngát-

 

BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth) xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới chị Lưu Thị Ngát !

Để có thể truyền cảm hứng, lan toả tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của chị!

 

 

Chủ đề năm nay của trại hè SETY 2023 là “Ước mơ của bạn về biển’. Vậy chị có yêu biển không và điều gì về môi trường biển khiến chị quan tâm hiện nay?

 Cảm ơn câu hỏi của em chị, thật ra là chị một người lớn lên và ở khu biển, sinh ra ở quê biển thì từ nhỏ chị cũng đã có cuộc sống gắn liền với biển và chị cảm thấy nó rất là thân thuộc thân thuộc với mình. Nhưng mà đến gần đây khi mà có một thời gian trước chị được đi đạp xe xuyên Việt và năm 2015, chị đi dọc bờ biển của Việt Nam và nhận thấy rằng là mình không chỉ đẹp không chỉ giàu mà bạn ấy còn đang bị tổn hại nặng nề. Trong một lần khi chị đến Quảng Bình, biển ở đó rất là đẹp biển rất là đẹp nhưng bạn ý đang bị tổn hại nặng nề bởi những tác động của con người. Chị thấy rằng thiên nhiên, môi trường biển ở đây đang bị tổn hại nặng nề do khai thác quá mức hay do ô nhiễm môi trường mà cá chết dạt vào bờ, khi ấy chị cảm nhận được trong  ánh mắt của người ngư dân khi đó có một cái gì đó xót xa. Với những trải nghiệm như thế nên là vấn đề về môi trường biển khiến chị quan tâm nhất hiện nay đó là về ô nhiễm môi trường biển và đa dạng sinh học biển.

 

Quan điểm của chị như thế nào về vai trò của thanh niên Việt Nam với các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề môi trường biển?

Là một người đã từng là một người là sinh viên và cũng đang tham gia nhiều hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển xanh, chị thấy là thanh niên là một bộ phận rất là quan trọng có thể là bộ phận tiên phong trong vấn đề bảo vệ môi trường biển. Vì các bạn đều có một niềm tình yêu quê hương đất nước, thứ hai là các bạn có sức trẻ, các bạn rất là nhiệt tình, GenZ ngày nay các bạn ấy còn rất là thông minh và nhanh nhạy. Ngoài ra thì việc tiếp cận thông tin của các bạn nó rất là nhanh rất là giỏi cho nên là thanh niên có thể là một yếu tố tiên phong trong việc bảo vệ biển, các bạn cũng có nhiều thông tin, các bạn ấy cũng hiểu biết hơn về biển, biết rằng môi trường đang cần gì, đang bị ô nhiễm mức độ nào và làm sao để có thể bảo vệ.  Nên là thanh niên có thể là một tập hợp với mục tiêu là làm sao để hướng dẫn mọi người vừa thực hành vừa có thể hướng dẫn người khác, không chỉ là trực tiếp là mà có thể cho truyền thông tạo ra các sản phẩm để giáo dục truyền thông tới mọi người về việc bảo vệ môi trường vừa bảo vệ đa dạng sinh học rồi các hoạt động du lịch biển lành mạnh.

 

Là một người từng tham gia các dự án về môi trường và nhiều hoạt động phát triển cộng đồng, chị có ấn tượng với những ý tưởng hoặc giải pháp nào gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng và chuyển đổi sinh thái – xã hội hiện nay?

 Ngày trước chị có hay tham gia các hoạt động có hoạt động ở bên tài chế thu gom bên điện tử, đổi cây, rồi là các hoạt động về thu gom đồ cũ, các hoạt động tuyên truyền về môi trường ví dụ như là tác động cơ khi dừng đèn đỏ.

Các hoạt động bảo vệ môi trường mà bản thân chị cảm thấy ấn tượng nhất thì không phải là một cái gì đó vĩ mô mà là những cái rất là nhỏ. Vì cuộc sống con người có những cái ngách rất là nhỏ, đơn giản như mình có thể bớt một cái túi ni lông khi mà đi chợ hay là khi mà dừng đèn đỏ trên 20s thì có thể tắt động cơ. Những điều đó tuy bé nhỏ nhưng nó tác động trực tiếp đến cuộc sống con người, chứ không phải là những cái hô hào cổ động nữa. Có những cái dự án cổ vũ những hoạt động rất là nhỏ thôi như: Làm cách nào để hướng dẫn người ta có thể tái chế đồ trong nhà, làm thế nào tiết kiệm túi ni lông hay là vệ sinh túi ni lông đúng cách, thu cho vỏ hộp sữa đúng cách. Nó là những cái rất nhỏ nhưng những điều đó là những cái hàng ngày hàng ngày à chị thấy là ta có thể thay đổi môi trường một cách xanh và bền vững rồi.

 

Lý do, hay điều gì thu hút đã khiến chị đăng ký tham gia vào các dự án bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng ạ, chị nghĩ rằng việc tham gia các dự án như vậy có cần thiết với các bạn trẻ hiện nay không ạ, đặc biệt là những bạn học công tác xã hội ạ?

 Lý do khiến chị tham gia là vì ban đầu thì việc ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nó chưa thực sự nhiều. Đầu tiên thì yếu tố phong trào của thanh niên nó rất là quan trọng vì nó thu hút nhiều bạn trẻ và tiếp theo mới là khi mình đã có một chút hiểu biết về nó rồi, thì mình càng có thêm niềm tin vào việc mình làm và càng có thêm động lực rằng là ‘Tôi có thể làm được,tôi có thể góp một phần rất nhỏ để bảo vệ môi trường bảo vệ trái đất. “. Từ những việc hàng ngày dù rất nhỏ thì “Tại sao tôi không tham gia? “ và “Tại sao tôi không rủ rê và mời những người khác cùng tham gia nữa để tạo ra một cộng đồng bảo vệ môi trường với nhau.”

Nếu mà xét theo góc độ cá nhân của chị thì các bạn trẻ tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học và phát triển cộng đồng là cần thiết. Có thể là tùy từng đối tượng các bạn đấy sẽ có những mối quan tâm khác nhau nhưng với đặc thù của một người làm công tác xã hội thì có hiểu biết nhất định về vấn đề môi trường và các giải pháp để thâm nhập cộng đồng là một kỹ năng nghề để mình có thể đa dạng hơn trong khả năng của mình, trong việc hỗ trợ cộng đồng cũng như là phát triển nghề nghiệp.

Chị nghĩ là đó là sự từng bước dần dần và mỗi giai đoạn thì mình sẽ có những mối quan tâm khác nhau và có những kỹ năng phù hợp với từng lát công việc ngách công việc trong ngày và mình sẽ cho người dần dần bản thân và mình sẽ phát hiện là mình có khả năng làm gì nhất mình yêu thích cái gì nhất và mình sẽ dẫn dắt mình đến làm những công việc đó cho phù hợp nó cần rất nhiều thời gian để mình tìm tòi và nỗ lực để hoàn thiện bản thân hơn nữa

Chị nghĩ là hành trình trao đổi kiến thức rất quan trọng, nếu mà mình có kiến thức và kiến thức đủ thì mình mới có thể đảm bảo được chất lượng công việc và hiểu biết cũng là cách mình có trách nhiệm đối với những thân chủ mà mình tác động tới. Muốn tồn tại được lâu dài thì công việc thì công việc đó phải tạo ra thu nhập để có thể nuôi sống bản thân và khi mình có kiến thức thì đồng nghĩa với việc là thu nhập của mình nó sẽ tăng theo kiến thức kinh nghiệm. Khi mà công việc mà đã ổn định mình không phải quá lo lắng rằng “Tôi sẽ chết đói”, khi làm công việc này thì mình sẽ có thời gian có mong muốn phát triển nó hơn và thứ hai đối với nhiệt thuyết như vậy thì mình sẽ nuôi dưỡng từ những hạt mầm nhỏ, những niềm vui khi làm công việc về công tác xã hội là mình làm việc trực tiếp với con người,  đối tượng thân chủ là người mình làm cùng, sẽ tạo ra niềm vui cho mình đôi khi chỉ là lời cảm ơn hoặc là chỉ là lời thay đổi nhỏ từ đối phương thì mình cũng có thể nuôi dưỡng nó rằng là “Tôi cảm thấy rằng bản thân tôi đã góp phần vào sự thay đổi này”,”Bản thân tôi đã có mặt trong sự hạnh phúc của người này”, những sự chân thành và yêu thương đó đó sẽ nuôi dưỡng bản thân mình tốt hơn trong nghiên cứu cũng như công việc.

Thật ra khi mà làm nghề việc trao đổi kỹ năng nghề thì nó cần thiết để bảo vệ bản thân. Bởi vì khi mà có kỹ năng, kỹ thuật và kiến thức nghề nghiệp thì mình sẽ tránh được việc mình bị tác động ngược.

 

Khi làm các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường thì chị thấy điều gì khó khăn nhất ạ?

 Cái khó trong việc thay đổi nhận thức và hành động bảo vệ môi trường thực ra chỉ gói gọn trong chữ “tiện”, tôi thấy rằng là tôi đi ra chợ, tôi lấy cái túi ni lông ra tôi vứt đi thì nó rất là tiện. Tôi đi ra ngoài tôi mua chai nước về nó tiện hơn việc là tôi phải xách cho một cái bình giữ nhiệt hay là khi mà tôi tắm cho con xong thì tôi xả nước đi luôn, chứ tôi giữ lại để lau dọn nhà cửa làm gì, thì nó sẽ tiện hơn thì nó là việc thói quen nên bạn thì nó làm việc rèn luyện thói quen mỗi lần mình làm thì nó có thể hơi bất tiện nhưng mà sau khi rèn luyện thì nó sẽ thành thói quen thì nó sẽ thành thói quen biết sớm thì mình sẽ cảm thấy nó không còn là khó khăn nữa

 

Chị hãy đưa ra 3 từ khoá mà chị quan tâm nhất về vấn đề môi trường biển hiện nay ạ?

 Với góc độ của chị, một góc độ cá nhân thì chị thấy rằng vấn đề quan tâm nhất đến môi trường hiện nay một là đa dạng sinh học biển, hai là ô nhiễm môi trường biển và thứ ba là du lịch biển bền vững.

 

Các hoạt động, nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng và làm việc với những người yếu thế luôn là những việc cao cả nhưng cũng đầy những vất vả khó khăn, vậy động lực nào đã khiến chị bền bỉ theo đuổi nó ạ?

 Trước khi làm nghề thì chị thấy rằng là mình đang hỗ trợ người khác, hỗ trợ người yếu thế. Đến khi mà chị làm nghề rồi thì chị có một cái việc thay đổi trong cái quan niệm của mình là mình không phải là hỗ trợ họ nữa mà mình đang phụng sự cộng đồng, khi đó bản thân chị cảm thấy đây là việc rất là cao cả và chị rất vui và hạnh phúc vì điều đó.

 

Là một người phụ nữ và cũng là một người mẹ chị đã gặp những khó khăn gì trong việc nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động cộng đồng ạ?

 Chị cảm thấy khó khăn nhất chắc là vấn đề về thời gian, thời gian của mình rất là hạn chế, thời gian mình sẽ dành cho con nhiều hơn cho gia đình nhiều hơn. Nhưng mà bên cạnh đó thì chị nói từ ban đầu khi mà mình cảm thấy những cái việc này nó không còn là những dự án cộng đồng hay là một cái chủ đề nghiên cứu khoa học nữa mà nó có thể áp dụng trực tiếp trong cuộc sống thực tiễn trong cuộc sống thì mình. Có thể áp dụng như là: Làm sao để bớt đi một cái túi ni lông, trong quá trình chăm con hay làm sao có thể tối đa hoá công việc nội trợ, mình tiết kiệm nước như thế nào, chị sẽ nuôi dạy con khi bạn nhà chị để khi bạn ấy lớn thì có thể sử dụng những điều mình đã được biết mình sẽ vun bồi cho con những cái niềm tình yêu về môi trường cho con cách sử dụng tiết kiệm.

 

Chị đã làm thế nào để vượt qua những rào cản và khó khăn đó ạ ?

 Mình sẽ có ranh giới em ạ, khi mà làm việc chị sẽ dành hoàn toàn thời gian cho thân chủ chị có mặt trọn vẹn cho công việc. Nhưng mà khi chị đóng máy, chị hết ca trực của chị thì chị sẽ làm một con người khác, vẫn là chị thôi nhưng mà mình sẽ có cái ranh giới rõ ràng để mình một là không ôm việc, hai là mình không mang những vấn đề của cá nhân đến cơ quan. Mình cần sắp xếp để thực sự là tối đa hoá thời gian của mình, sắp xếp thời gian của mình sao cho phù hợp nhất, thì mình sẽ có thể cảm thấy bản thân sẽ hài hoà, sẽ không bị quá căng thẳng.

 

Chị có thể gửi một lời chúc khích lệ với các bạn sinh viên của trại hè SETY 2023 năm nay ạ?

 Chị cảm thấy rất là trân trọng những người trẻ nỗ lực học tập và có niềm đam mê yêu thích với cộng đồng thì chị tin rằng với nhiệt huyết với sự hiểu biết và tình yêu như thế thì chắc chắn mọi người sẽ có thể phát triển tốt và làm rất tốt trong tương lai. Chị cảm thấy các bạn trẻ đã đi quá nhanh và quá giỏi và chị  không có gì ngoài sự tự hào và chị mong rằng là các bạn có thể thực hiện thử ước mơ của mình, có thể giao thoa gặp gỡ nhau trong tương lai nhiều hơn nữa.

 

 

 

About the instructor

0 (0 ratings)

27 Courses

0 students

Free
  • Course level: Intermediate
  • Total Enrolled 0
  • Last Update Tháng Mười Hai 17, 2023
Share: