MS. NGÔ PHƯƠNG THẢO

Description

“Không phải tự nhiên mà những hình tượng trong văn hóa hay trong các câu chuyện thường là hình tượng người mẹ”

– Ms. Ngô Phương Thảo –

BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions”-“Chuyển đổi sinh thái – xã hội và Giới trẻ: Từ ý tưởng đến hành động” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới chị Hằng!

Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của chị.

 

Lý do nào khiến chị Thảo đam mê và theo đuổi các dự án về môi trường, phát triển bền vững, phát triển cộng đồng?

Từ khi học cấp 3, em đã thích đi theo hướng về tự nhiên, sinh thái, sinh học vì em học chuyên Sinh. Thế nên con đường đi lên của em khá là thuận lợi vì khi học đại học mình cũng chọn ngành liên quan đến Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên. Sau đó đi làm em có tham gia câu lạc bộ Go Green – đấy là câu lạc bộ tình nguyện về môi trường. Sau này đi làm cho các tổ chức về cộng đồng thì có thể thấy tiến trình khá là tự nhiên, thuận lợi vì nó đi từ cái mình ham thích từ khi mình còn đang là học sinh cấp 3. Thêm vào đó, khi mà tham gia nhiều hoạt động cuối thời gian sinh viên và ban đầu lúc đi làm khiến em cảm thấy việc được va chạm với các hoạt động thực tế khiến mình hình dung rõ hơn khi mình đi làm sau này nó sẽ như thế nào, cảm thấy hứng thú được tăng lên trong quá trình mình được va chạm như thế. Em nghĩ là nó cứ theo dòng như vậy từ mình thích, đào sâu rồi mình càng thấy thích, mình hiểu nó hơn mình càng thích hơn và thấy nó phù hợp với mình.

Thực ra, em có 1 năm học 1 trường về kinh tế nhưng sau đó em cảm thấy không phù hợp, em có thi lại đại học, như vậy em thi lại đại học hai lần và quay về học lại về môi trường. Cái gì hợp với mình thì mình làm thôi.

Thảo có thể kể một vài dấu mốc, những ấn tượng khó phai của bản thân khi tham gia các dự án trong và ngoài nước về vấn đề môi trường, phát triển bền vững, phát triển cộng đồng?

Về dấu mốc thì thực ra khá là nhiều. Em có may mắn được tham gia một số chương trình của thanh niên mà có nhiều thanh niên quốc tế tham gia từ khi em là sinh viên. Từ khi tham gia những hoạt động như vậy khiến mình nhận thấy được là các bạn thanh niên ngoài kia khá là đa dạng về kỹ năng, chủ đề các bạn quan tâm, câu chuyện địa phương nơi các bạn ấy sống. Những điều đó khiến mình học được nhiều và khi mình tham gia các hoạt động cộng đồng, tình nguyện cho mình cơ hội học như vậy khiến cho bản thân mình phát triển nhiều hơn không chỉ về học thuật ở trường mà còn kỹ năng và sự hiểu về thế giới xung quanh. Em nghĩ những cơ hội cọ xát như vậy đều là những dấu mốc khiến mình phát triển hơn. Những hoạt động khi còn là sinh viên đòi hỏi em phải có các kỹ năng như tổ chức sự kiện, quản lý dự án – thực ra không thuộc ngành học của em vì ở trường chỉ thuần học những môn của ngành thôi. Khi tham gia các hoạt động ở ngoài thì mình được thử tất cả mọi thứ từ tổ chức sự kiện, quản lý dự án, xin quỹ,… Những điều này giúp mình chuẩn bị tốt hơn cho sau này khi mình đi làm. Khi làm sinh viên em hướng ra bên ngoài nhiều hơn, thế giới ngoài kia có gì, các bạn ở nước khác đang làm gì thì đến lúc đi làm rồi sự chú ý của em hướng vào ở nước mình đang như thế nào? Chuyện gì đang diễn ra? Mình có thể làm gì? Nó đi từ tầm “global” về những cái nó địa phương hơn.

Và còn một dấu mốc nữa mà bình thường ai cũng gặp đó là đến một lúc nào đấy khi mình đang làm việc mình cảm thấy đặt ra dấu hỏi về những việc mình đang làm: không biết liệu có đang giúp ích gì cho xã hội như mình tưởng không? Nó có hiệu quả không? Thì em có một giai đoạn như thế năm 2016, cách đây khoảng 6-7 năm. Theo em đấy là dấu mốc quan trọng vì nó khiến cho mình phải thực sự nhìn lại những công việc mình làm và cái cách mình làm. Em cũng đặt rất nhiều câu hỏi là mình có thể làm gì tốt hơn sau giai đoạn tạm gọi là hơi khủng hoảng nghề nghiệp ấy. Sau giai đoạn ấy em vẫn làm những công việc em đang làm nhưng theo một số hướng nó sâu sát hơn. Vẫn là những công việc ấy, em không đổi ngành, đổi nghề gì nhưng mình cảm giác việc đặt dấu hỏi về những việc mình làm khiến cho mình “chân chạm đất” hơn, vững chãi hơn trong ngành nghề của mình.

Khi em tham gia những hoạt động như vậy thì có những thay đổi về tư duy, hành động như thế nào?

Em nghĩ là sự tiến triển rõ rệt nhất là khi em làm sinh viên tham gia các hoạt động khiến em cảm thấy những việc em làm trước đây hơi mang tính hô hào và bề nổi. Khi đó mình rất đồng tình với những phong trào về môi trường mà mình tham gia và thấy nó khá là lý tưởng và muốn khám phá bản thân. Nhưng trên thực tế, trong cuộc sống công việc, học tập, không áp dụng hết những cái mà mình nói, không làm hết những gì mình hô hào. Nhưng dần dần trải qua thời gian, những cái mình nói trở thành những giá trị sống của mình, thể hiện qua cách mình sống, cách mình làm việc với người khác và để đạt đến một mức độ mình cực kỳ tự tin rằng mình đang làm đúng những gì mình vẫn lý tưởng hóa. Đối với em hành trình này mất vài năm, không biết các bạn khác thì như thế nào. Một cái nữa là khi ban đầu tiếp cận các hoạt động môi trường, nó cũng chỉ mang tính một chiều, tức là mình thuyết phục mọi người cần phải thay đổi, theo góc nhìn của mình. Dần dần khi làm nhiều mình thấy cần phải đặt vào vị trí của những người khác vì mỗi người đều có động lực, những câu chuyện khiến cho mọi người đang ở trong hành trình đó và nếu như mình thực sự muốn tạo ra những thay đổi trong xã hội, sinh thái mà mình không nói chuyện được với người ta thì sự thuyết phục đơn thuần không hiệu quả.

Hành trình tham gia vào các hoạt động dự án về sinh thái, môi trường đã có những đóng góp nào cho con người chị của ngày hôm nay?

Em nghĩ là toàn bộ quá trình đó khiến cho mình trưởng thành hơn và như vừa rồi em có chia sẻ thì đó là việc mình biết lắng nghe mọi người hơn để mình có những cái góc nhìn khác, không chỉ chăm chăm áp góc nhìn của mình lên người khác. Và khi mình tiếp tục và đào sâu về một chủ đề em cảm giác sự cam kết của mình với hành trình đó nó sâu sắc hơn. Và em đã nói về chuyện từ việc hô hào trở thành lối sống, trở thành một lựa chọn trong cuộc sống của mình. Em nghĩ là đến thời điểm này em cảm thấy khá là vững tâm trên con đường mình đi mặc dù nó không hề dễ dàng, nó vẫn đang rất nhiều khó khăn và chông chênh nhưng dù sao mình cũng tin tưởng vào nó và cũng đạt được một số ghi nhận nhất định của mọi người xung quanh và một số cái gọi là “thành tựu nghề nghiệp”. Và em không biết là nó có phải lẽ tự nhiên đối với mọi người không nhưng mà đối với em việc tham gia vào các hoạt động từ khi còn là sinh viên giúp mình trưởng thành sớm hơn, có kinh nghiệm và dạn dĩ hơn.

Có những thuận lợi hay rào cản nào liên quan đến yếu tố giới khi chị Thảo tham gia những dự án, đặc biệt với các dự án có sự tham gia của bạn trẻ đến từ các quốc gia khác nhau?

Ừm….em nghĩ đến một cái và cũng đang suy nghĩ xem nó là thuận lợi hay rào cản. Khi hoạt động về môi trường, sinh thái thì các bạn nữ rất là nhiều và ngay cả sau này khi làm việc ở NGOs, các môi trường phi lợi nhuận, phi chính phủ thì nữ cũng nhiều hơn nam. Một cái em quan sát là khi làm việc với các bên liên quan, đối tác như địa phương, công ty thì vai trò quyết định lại nam nhiều hơn nữ. Thuận lợi là các bạn nữ bị thu hút bởi các hoạt động mang tính cống hiến, có tính xã hội và môi trường nhiều hơn thì sự mất cân bằng nam nữ khiến cho yếu tố cạnh tranh cao hơn, những bạn nam sẽ được cất nhắc nhiều hơn. Điều này em thấy rất rõ bởi khi tham gia các chương trình thanh niên cũng vậy, tức là số lượng đơn đăng ký của các bạn nữ rất cao, các bạn nam ít hơn. Khi vào chương trình mình cũng muốn có sự cân bằng tiếng nói giữa nam và nữ, thế nên bằng một cách vô hình là các bạn nam được “nhẹ tay” hơn trong quá trình tuyển chọn. Đồng thời, em nghĩ cũng có một yếu tố nữa nhưng nếu gắn cho nam nữ thì nó cũng không hoàn toàn chính xác nhưng mà khả năng quyết liệt khi ra quyết định của các bạn nữ là cần phải trau dồi, nó không tự nhiên đến để mình có sự sắc sảo, vững chãi khi ra quyết định. Bản thân em là nữ khi tham gia các hoạt động, em bị lúng túng với phần đó. Và nhiều khi nó là kỹ năng chứ không phải đơn giản là trời phú, mình có thể rèn luyện kỹ năng hoạch định và ra quyết định để mình một phần nào đó cân bằng tính nam ở bên trong mình hơn.

Chị hỏi thêm một chút là khả năng ra quyết định của nữ kém hơn 1 chút thì theo em là do yếu tố nào tác động?

Theo em là do nhiều yếu tố đằng sau tác động, nói là giới thì không hoàn toàn xác đám lắm bởi vì nhiều khi là do cá tính, cách mà người ta được nuôi dạy nhưng nhiều khi em nghĩ văn hóa, giáo dục đóng vai trò quan trọng. Khi mình lớn lên trong một gia đình mà mình thấy bố luôn là người ra quyết định hay là trong các lĩnh vực thì đàn ông luôn là người ra quyết định. Nói vậy mình cũng có xu hướng lắng nghe và nhường nhịn, ít khi mà nói về ý kiến của mình cách mạnh mẽ thế nên yếu tố văn hóa cũng đóng vai trò khá nhiều. Em nghĩ là trong một vòng tròn có nhiều bạn nam thì các bạn nam ít nói hơn nhưng về mặt bằng chung, đặc biệt là trong những vòng tròn mà không đồng đẳng lắm tức là có sự phân biệt về mặt tuổi tác hay là địa vị thì một cách nào đấy giọng nói của phụ nữ sẽ phần nào đấy ít được chú ý hơn so với nam. Do vậy làm sao để mình nói mà người khác nghe thì theo em, cần có khả năng thuyết phục người khác và các bạn nữ cần làm cho tiếng nói của mình trở nên mạnh mẽ hơn nữa.

Theo chị Thảo gì thế hệ trẻ (đặc biệt là các bạn nữ trẻ) có thể chuẩn bị những hành trang gì cho hành trình tham gia các dự án về môi trường, phát triển bền vững, phát triển cộng đồng hòa nhập với môi trường quốc tế hiện nay? (Tư duy, thái độ, kỹ năng, hành động…)

Em nghĩ là có một cái mà em cảm thấy khi mà mình còn trẻ hơn, tầm tuổi các bạn mình chưa vững lắm đó chính là sự vững vàng về giá trị, xem những gì là quan trọng với mình và điều gì là điều mình thực sự muốn. Em nghĩ là khi mình còn trẻ mình biết là mình thích những hoạt động này, tuy nhiên mình không biết là theo giá trị gì và mình cần phải học hỏi nhiều hơn ở mảng nào. Em nghĩ nếu mình tham gia hoạt động nào từ việc học, tham gia các dự án mà nó có tính chiến lược hơn một chút thì quá trình học hỏi của mình sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Mình cần rất rõ những giá trị nào là quan trọng, ví dụ như là tiếng nói của mọi người phải được lắng nghe như nhau cũng là một giá trị về bình đẳng hay là một giá trị về sống xanh, sống bền vững, mình cần vững vàng những giá trị đó khi mà tham gia các hoạt động bởi khi mình bị cuốn đi trong các hoạt động thì có rất nhiều người giỏi. Các bạn cần có những điểm dừng lại để nhìn lại xem mình đang ở đâu, mình đi đến đâu trên con đường cá nhân của mình rồi và hoạt động này có giúp mình phát triển thêm những kỹ năng gì của bản thân không. Em thấy mọi người đặt khá nặng việc phát triển những kỹ năng mềm như kỹ năng nói, kỹ năng trình bày nhưng đối với em khi mà mình chủ động tham gia vào những hoạt động chủ đề mình quan tâm thì tự nhiên mình sẽ được trau dồi những kỹ năng ấy mà không cần quá chú ý đến nó. Và em nghĩ một yếu tố nữa đối với các bạn trẻ bây giờ là sự tập trung bởi vì ngoài kia có rất nhiều hoạt động, có nhiều thứ diễn ra, nếu mình tham gia nhiều thứ quá khiến khả năng tập trung bị loãng và mình khó có thể làm tốt, hứng thú của mình có thể bị giảm đi. Do vậy bạn nào tìm thấy lĩnh vực, hoạt động mình yêu thích thì mình nên đi sâu vào nó hay là một lĩnh vực mình muốn nghiên cứu chẳng hạn, như bản thân em thì mình nên đi về chất lượng thay vì số lượng. Nếu các bạn chưa biết mình thích gì, các bạn có thể đi tìm kiếm, thử một chút cái nọ cái kia đến khi tìm được chủ đề mình đam mê. Nhưng một khi mình tìm được rồi thì mình nên đi sâu thay vì đi chiều rộng. Bởi vì các bạn trẻ bây giờ có một điểm vừa là lợi vừa là khó khăn hơn thế hệ đi trước đó là có quá nhiều thứ trên bàn tiệc bày ra cho các bạn để các bạn có thể học và làm. Em nghĩ có những điểm như vậy thôi. Những bạn tham gia SETY em nghĩ đều là những bạn khá là năng động và chủ động tìm tòi nên việc chủ động tham gia, đóng góp đã là một điểm lợi của các bạn bởi các bạn được va chạm, gặp những người giỏi để học hỏi thêm. Bản thân điều đó thôi đã là điểm rất tốt rồi, chẳng qua, trong quá trình tham gia các bạn phải chọn lọc, vững vàng sẽ giúp các bạn trưởng thành.

Chị thấy mỗi thời mỗi khác, giờ các bạn trẻ có tư duy rất độc lập, trong quá trình tham gia các hoạt động và tiếp xúc với các bạn trẻ thì theo Thảo thì về mặt tư duy, thái độ các bạn trẻ cần chuẩn bị gì?

Xét về mặt thái độ trước thì em thấy cần có sự cởi mở vừa phải, nó rất quan trọng bởi vì em nghĩ khi mà nói đến các bạn trẻ thì có những mức độ khác nhau, với những bạn có sự chủ động và thành công sớm thì cũng nên cẩn trọng với những gì mình biết bởi có rất nhiều câu chuyện thật ở ngoài kia và khi mình tự tin vào những gì mình biết thì nó là bức tường ngăn mình học hỏi những cái điều khác. Khác với những thế hệ trước, thế hệ các bạn hiện nay có rất nhiều các chủ đề mà các bạn được tiếp cận sớm như bình đẳng giới hay là những chủ đề liên quan đến quyền lợi của trẻ em, quyền lợi của thanh niên hay là những chủ đề liên quan đến chữa lành tổn thương trong quá khứ. Theo em những chủ đề này cách đây khoảng chục năm thì ít được nhắc đến nhiều và ngày nay các bạn được tiếp cận sớm và biết sớm nhưng sự tiếp xúc sớm đấy khiến mọi người có sự chắc chắn về một quan điểm. Khi có một quan điểm tốt thì cũng cần giữ sự cởi mở để khi nghe những ý kiến khác thì mình không ngay lập tức phản ứng để bảo vệ quan điểm của mình bằng mọi giá. Cần phải có sự xem xét, tìm ra đâu là điều tốt nhất với mình để tiếp thu. Ngoài thái độ thì chị có hỏi về mặt tư duy. Theo em, tư duy thì như lúc em chia sẻ về cá nhân thì hồi trước em bị đóng khung vào những tư duy của mình đó là quan tâm đến môi trường là mình chỉ chăm chăm vào bảo vệ môi trường, thuyết phục mọi người bảo vệ môi trường tự nhiên. Bây giờ các bạn tiếp xúc với nhiều công cụ tư duy để các bạn nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh hơn, nhiều bên có góc nhìn khác nhau. Những công cụ này rất hữu ích cho các bạn và theo em đây là những cái mà các bạn nên tận dụng để mình không bị đóng khung vào một dòng tư duy có sẵn mà mình nhìn được một cái góc nhìn đa chiều.

Hiện nay được biết Thảo đang làm về mảng Ecovillage, những công việc này có góp phần gì cho việc chuyển đổi sinh thái – xã hội hay không? Và lý do gì chị lựa chọn mảng này?

Hiện tại em đang làm ở trong làng sinh thái toàn cầu, về cơ bản là giúp kết nối và hình thành thành cộng đồng bền vững với các thực hành liên quan đến bền vững trong sinh thái, xã hội, văn hóa cũng như là kinh tế. Em cũng có một khoảng thời gian khá dài làm việc về chuyển đổi sinh thái -xã hội thì thấy phong trào phát triển các cộng đồng sinh thái gắn liền khá mật thiết với các phong trào chuyển đổi sinh thái- xã hội bởi nó cũng đi ra từ những quan sát thực tế là các mô hình phát triển bền vững gồm có ba trụ cột nhưng kinh tế luôn là đi đầu, được ưu tiên đầu tiên và trong những cộng đồng bền vững này thì họ sẽ tạo nên những nhóm đưa ra những cái giải pháp mang tính địa phương, ngay trong cuộc sống của họ, thiết lập lại cuộc sống mình để mình nhìn lại cả cách mà mình đang làm nghề của mình, cách sinh nhai của mình, mình làm cho nó ít sự tổn hại đến mặt xã hội và tự nhiên hay không Tuy nhiên đồng thời trong các thiết kế của làng sinh thái thì đi qua các yếu tố về tự nhiên, sinh thái, xã hội, văn hóa và về kinh tế là 4 thay vì là 3 cái vòng tròn như trong phát triển bền vững thì nó là 4 cái mảng và có một cái mảng bao trùm tất cả gọi là thiết kế tổng thể. Một trong những lý do mà em học được rất nhiều khi tham gia các hoạt động trong tổ chức của em bây giờ đó là nhìn các yếu tố trong một cộng đồng trong một dự án liên kết với nhau như thế nào? Làm sao mình không chỉ chăm chăm, chú ý sự phát triển vào một mặt bỏ rơi những cái yếu tố còn lại? Do vậy là làm sao nhìn cách tổng thể phát triển một cộng đồng làm một điểm mạnh trong thiết kế làng sinh thái mà em nghĩ là nó đồng hành cùng với cả chuyển đổi sinh thái – xã hội. Đồng thời trong việc phát triển cộng đồng sinh thái, cộng đồng bền vững thì đề cập, đề cao sự chuyển đổi bên trong của mỗi người. Bởi vì mình nhìn thấy những người làm lĩnh vực phát triển nói chung nhưng mà họ không thực sự thể hiện lối sống và cách lựa chọn trong lối sống đi đúng với những giá trị mà họ đang nói mà họ theo đuổi. Sự chuyển đổi ở bên trong này là việc mình muốn nhìn thấy cái sự thay đổi người kia thì mình phải đi từ bản thân mình trước thì đấy cũng là trọng tâm hiện tại đối với tất cả công việc em đang làm. Đơn giản là những việc như mình mong muốn có sự bình đẳng hơn ở nơi mình làm việc như cách mà mình đối xử với mọi người xung quanh, cách điều hòa các mối quan hệ xung quanh mình nó đã thể hiện giá trị bình đẳng hay chưa? Trong khi mà em về phát triển cộng đồng sinh thái hay là làng sinh thái thì em được học và trau dồi khá nhiều về lĩnh vực đó. Trong một cộng đồng nhỏ hay to hay trong một dự án mình có thể phân tách thành các mảng như về sinh thái, văn hóa, kinh tế, xã hội và đồng thời cả bốn cái đó đan xen vào nhau như thế nào nào. Em thấy nó không phải là một nhưng mà nó khá là tương đồng với chuyển đổi sinh thái- xã hội.

Trại hè SETY 2022 là trại hè đầu tiên dành cho các học viên nữ trẻ với độ tuổi 18-35 do IPAM và RLS SEA thực hiện. Thông điệp của dự án: “The development of SET through a ferminist perspective”, qua đó nhấn mạnh vai trò của nữ giới trong khoa học và phát triển (đặc biệt là trong vấn đề chuyển đổi sinh thái – xã hội và phát triển bền vững). Rất mong chị có thể gửi một vài lời chia sẻ/lời chúc/lời động viên/khích lệ các bạn học viên của trại hè SETY.

Em cũng suy nghĩ đâu là điểm mạnh của giới nữ hay còn còn gọi là tính nữ. Em nghĩ không phải tự nhiên mà những hình tượng trong văn hóa hay trong các câu chuyện thường là hình tượng người mẹ. Tính nữ có một điểm rất đặc biệt đó là xuất phát từ tình yêu thương, giàu lòng trắc ẩn, vị tha và lắng nghe. Trong một thế giới khi mà mình nhìn ra ngoài kia mọi thứ có vẻ như càng ngày càng bị máy móc hóa và mọi người nhìn nhau dưới góc nhìn máy móc và thực dụng thì việc nâng cao sự tham gia của nữ giới trong các lĩnh vực đặc biệt là những lĩnh vực đang ít có sự tham gia của nữ giới ví dụ như điều hành, quản lý, chính sách, các lĩnh vực về kỹ thuật,… rất là quan trọng bởi vì các bạn nữ có thể đưa vào đó những góc nhìn như vậy để có sự lắng nghe nhiều hơn, để ý quan tâm đến an sinh của mọi người nhiều hơn và đưa lòng trắc ẩn vào nhiều hơn trong những gì mình làm. Bởi vì nữ giới có những góc nhìn quan trọng như vậy trong một thế giới có vẻ như đang đi theo hướng ngược lại là ngày một máy móc, ngày một thực dụng thì rất hi vọng các bạn trau dồi cho bản thân để tham gia được nhiều hơn nhưng đồng thời không mất đi cốt lõi là sự lắng nghe, vị tha và lòng trắc ẩn là những điểm mạnh của tính nữ, của phụ nữ.

 

Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn chị đã chia sẻ!

 

English version

The organizing Committee of the SETY summer camp (Social-Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions) would like to send respectful greetings to Ms. Thao Ngo.

 To inspire and spread the passion for scientific research, and implementation of projects on enhancing the role of women in scientific research, and community development for sustainable development goals, the Organizing Committee looks forward to receiving your opinions.Here are some questions we would like to interview you with!

 

What has made you passionate about pursuing projects on the environment, sustainable development, and community development?

Since high school, I have been interested in the field of nature, ecology, and biology because my major is Biology. My learning path has been developing quite favorably as I also chose a major related to Natural Resource Management at the undergraduate level. After that, at work, I joined the Go Green club which’s a volunteer club about the environment. Later on, once working for more community organizations, it can be seen that the process is quite natural and convenient because it all emerges from what I have been interested in since I was a high school student. In addition, participating in various activities in the final year of my uni time and doing an internship at the beginning gave me chances to expose more to practical activities. That did help me better imagine what it will be like at the workplace later. I have to say, this process did generate my excitement. I think it’s quite natural to follow that line…like, starting from what I am interested in, then digging deep into it, and finally finding out that it really suits me.

In fact, I had 1 year of studying at an economics university, but then I felt inappropriate. That’s why I decided to resit the university entrance exam and returned to the field of environment. Well, let’s do whatever suits you.

 

Can you share with us some of your milestones and profound impressions when participating in domestic and international projects on environmental issues, sustainable development, and community development?

Quite a lot. Fortunately, I have participated in a number of youth programs with lots of international attendees since I was a student. Thanks to involving in such activities, I realized that the young people out there are quite diverse in their skills, topics of interest, and local stories where they live. I could learn a lot from them. Joining community activities, and volunteering for such a program made me further not only academically at school but also practical skills and an understanding of the surrounding world. I think such opportunities are all milestones that make me more developed. Activities such as event organization, and project management, fund application really equipped me with the skills necessary for my future job. My perspective did change over time. To be more specific, when I was a student, I looked outside more, like what is out there in the world, and what are they doing in other countries. However, when I went to work, I turned my attention to our home country, like What is going on in Vietnam? What can I do for our nation? It changed from being “global” to “more local”.

One more milestone that one normally meets is that at some point when you feel like questioning what you’re doing, whether or not it can contribute to society as you expect and how it really works. I also went through such an experience in 2016. In my opinion, this was an important milestone because it made me really look back at what I do and how I do it. I also asked a lot of questions about what I could do better after that period of a so-called career crisis. After that period I still kept on with what I was doing but in a more in-depth way. Well, I didn’t change my area or change my profession, but I felt that asking questions about what I do has made me more realistic and stable in my profession.

 

Once participating in such activities, how do you change your mindset and actions?

The most significant progress after involving in such programs is that I realized what I have done before is a bit superficial. At that time, I totally agreed with the environmental movements that I participated in and found it quite ideal and wanted to discover myself. But in reality, in terms of work and study life, I just talked the talk but couldn’t walk the walk. Then, gradually over time, what I said became my life values, expressed in the way I live, and the way I work with others, and to reach a level where I am extremely confident that I am doing exactly what I idealize. To me, this journey of change took a few years. One more thing, when initially approaching environmental activities, it was only one-way, that is, I had only focused on convincing people to change from my point of view. Gradually, I found it crucial to put myself in others’ shoes. Each has his/her own motivation, and stories that set him/her on that journey. It’s necessary to understand their circumstances and then connect with them in order to make changes in society and ecology. Persuasion simply doesn’t work.

 

How can the journey of taking part in projects on ecology and environment help to build you? 

I think that the whole process makes me more mature. As I’ve just shared, I know how to listen to others more so that I have different perspectives, rather than just imposing my perspective on others. Dig deep into a topic further strengthens the commitment to it. Indeed, I need to not only talk the talk but also walk the walk. I think that by this time I feel quite determined in the path I have followed even though it is not easy. I do believe in it and have achieved certain recognition so-called “career achievements”. In short, participating in projects and relevant activities since I was a student has helped me to grow up earlier, and become bolder and more experienced.

 

What are the advantages and disadvantages in terms of gender once participating in projects, especially projects with international attendees?

Um….i am having some thoughts and also thinking if it was an advantage or a disadvantage. In environmental and ecological projects, there are many female participants, and the situation is the same in NGOs, non-profit organizations. One thing I observe is that when working with stakeholders, partners such as localities and companies, the decisive role is more of male than female. The advantage is that woman are attracted to more dedicating, social and environmental activities, the imbalance between men and women makes the competitive factor higher, men will be considered to promote more than woman. This I see very clearly because when participating in youth programs, it is the same, that is, the number of applications from girls is very high, and from boys are less. When entering the program, I also want to have a balance of voices between men and women, so invisibly, the boys’ applications are treated more lenient in the selection process. At the same time, I think there is also another factor but if it is attached to men and women, it is not entirely accurate. I think the decision-making ability of girls needs to be cultivated, it is not inborn to have sharpness and certainty when making decisions. I myself am a female when participating in activities, I was confused with that part. And many times it’s a skill, not simply a gift, I can practice planning and decision-making skills so that I can somehow balance my inner masculinity.

 

May I ask a little more that what do you think is the reason for limited decision-making ability of women?

In my opinion, it is due to many factors, only from gender is not completely accurate because sometimes it is due to personality and the way people are raised, but sometimes I think culture and education play an important role when I grew up in a family where I saw my father as the decision maker or in all fields, men were always the decision makers. Therefore, I also tend to listen and yield, rarely talk about my opinions strongly, so cultural factors also play a role. I think that in a circle with a lot of male friends, the boys talk less, but in general, especially in circles that are not very equal, there is a distinction in terms of age or status, somehow women’s voices will be somewhat less noticeable than men’s. Therefore, how can I speak and others listen, according to me, I need to be able to persuade others and girls need to make their voices stronger.

 

What do you think the young generation (especially young women) can prepare for the journey to participate in projects on the environment, sustainable development, community development in harmony with the international today? (conceptions, attitudes, skills, actions…)

I think there’s one thing, that I feel when I’m younger, isn’t very strong, that’s stability in values, seeing what’s important to me and what I really want. I think when I was young I knew I enjoyed these activities, but I don’t know what values ​​​​and what areas I need to learn more about. I think if I participate in any activity from studying, participating in projects that are a little more strategic, my learning process will be faster and more effective. I need to be very clear about what values ​​are important, for example everyone’s voice must be heard equally is also a value of equality or a value of green living, sustainable living, I need to firmly hold those values ​​​​when participating in activities because I might get swept up in activities where there are many good people. You need to have some stopovers to look back to see where you are now, where you are going on your personal path and if this activity helps you develop any more skills of yourself. I see that people put a lot of emphasis on developing soft skills such as speaking and presentation skills, but for me, when I actively participate in activities on topics of interest to me, I will naturally improve my skills without paying too much attention to it. And I think another factor for young people nowadays is concentration because there are a lot of activities out there, a lot of things going on, if we participate in too many things, our ability to concentrate is diluted and it is difficult to do well, his interest may be reduced. Therefore, if you find a field or activity that you love, you should delve into it or an area you want to research for example, like myself, you should go for quality instead of quantity. If you don’t know what you like, you can search and try a little bit of this and that until you find a topic you’re passionate about. But once I find it, I should go deep instead of going wide. The youth now have a point that is either benefit or hardship compared to the previous generation, which is there are too many things on the table for you to be able to learn and do. The people who participate in SETY I think are quite active and actively exploring, so actively participating and contributing is an advantage for you because you have the opportunity to collide and meet good people to learn more. That in itself is a very good point, but in the process of participating, you have to be selective and steady to help you grow.

 

Well, other times other ways, now the young have independent thoughts. While participating in activities and interacting with the young, could you please share your opinion about what they need to prepare in terms of thoughts and attitudes? 

Firstly, concerning attitudes, I think it is vital to get moderate openness. Those who initially succeed should be really careful with what they have because sometimes if they are too confident in what they have known, it would be a wall to prevent them from learning other new things. Unlike previous generations, nowadays young generation gets early access to gender equality, children’s rights, youth’s rights, or topics related to healing past trauma. In my opinion, these topics were rarely mentioned about ten years ago. In the meanwhile, today, they get early access to these and thus have a certain point of view. They also need to keep their minds open when it comes to listening to other opinions. They don’t immediately react to defend their point of view at all costs and should consider what are the best things for them to absorb.

In terms of thoughts, in the past, I was framed in my thoughts on environmental protection and only focused on persuading other people to protect the environment. Now, the young are exposed to a lot of thinking tools that help them get different perspectives on life. These tools are very useful and helpful. You guys should take advantage of them so that you are not confined to an existing line of thinking. Thereby, you could gain a broader and proper perspective.

 

As far as we know, Thao is currently working in the field of Ecovillage, do these jobs contribute to the social-ecological transformation? s

Currently, I am working in a global ecological village, basically helping to connect and form a sustainable community with practices in ecology, society, culture as well as economy.

I have also been working on social-ecological transformation for a long time, and I found out that the movement to develop ecological communities is quite closely associated with social-ecological transformation movements because it also comes out of the observation that the sustainable development model consists of three pillars in which the economy is always the first priority. In these sustainable communities, they create groups that offer local solutions and accordingly reset their lives so that they look back on whether or not the way they do their job, and the way they make a living, damages less to society and nature. However, at the same time, concerning the designs of the eco-village, there are 4 factors including nature, ecology, society, culture, and economy instead of 3 circles as in sustainable development. It’s 4 arrays and there’s an all-encompassing array called master design.

One of the reasons you’ve learned so much about engaging in my organization’s activities is how we can see the elements of a community in an interconnected project, and how we can pay attention to the development of all aspects instead of any separate one. Therefore, the master design to holistically develop such an ecological village certainly goes with the social-ecological transformation. To support this transformation, it is the internal change of each individual that matters. I mean, I did see some pioneers who just talked the talk but didn’t walk the walk. I suppose internal change should be emphasized because we can’t make others change unless we change ourselves. For example, If I expect more equality in the workplace, I first need to treat my colleagues fairly. Anyway, I learned a lot once taking part in the development of ecological communities. As far as I am concerned, in a small or large community or in a project, we can separate into ecological, cultural, economic, and social segments and how all four are intertwined. It’s quite similar to the ecological-social transformation.

 

SETY 2022 is the first summer camp for young female participants aged 18-35 run by IPAM and RLS SEA. The message of the project is “The development of SET through a feminist perspective”, thereby emphasizing the role of women in science and development (especially in the issue of social-ecological transformation and sustainable development). We do hope that you can send some sharings /wishes/encouragement to the SETY camp’s attendees.

I often think of what are the strengths of women, also known as femininity. I suppose it is not natural that the figures in culture or in stories are often the figures of the mother. Femininity has a very special feature that comes from love, compassion, forgiveness, and listening. In a world where everything seems increasingly mechanized and people see each other from a mechanical and pragmatic point of view, increasing the participation of women in the fields, especially those where there is little participation of women such as administration, management, policy, technical fields, etc. are very important because women can include in them such perspective to listen more, care more about people’s welfare and put more compassion in what they do. Because women possess such important perspectives in a world that seems to be going in the opposite direction of becoming more and more mechanical, and pragmatic, I do hope women cultivate themselves to participate more without losing their valuable feminist traits of listening, altruism and compassion.

 

 

We would like to sincerely thank you for your sharing!

 

 

About the instructor

0 (0 ratings)

27 Courses

0 students

Free
  • Course level: Intermediate
  • Total Enrolled 0
  • Last Update Tháng Mười Hai 21, 2022
Share: