Trại hè SETY xin chào anh Hứa Duy Thanh – Người “hồi sinh” rác thủy tinh
Rất cảm ơn anh đã nhận lời của Trại hè SETY để dành thời gian chia sẻ câu chuyện của mình! Câu chuyện của anh Thanh đã từng lên VTV – Chuyên mục người tử tế. SETY mong muốn anh có thể chia sẻ câu chuyện của những bức tranh thủy tinh đến các bạn trong cộng đồng SETY-ERS
<English below>
Tái chế thủy tinh thành tranh là ý tưởng xuất phát từ đâu và tại sao anh lại lựa chọn thủy tinh mà không phải loại vật liệu khác?
Việc tái chế thuỷ tinh thành tranh đối với Thanh thật ra nó cũng là cái duyên.. – Đầu tiên là do đặc thù môi trường làm việc, mình phải tiếp xúc với rất nhiều chai lọ bị bỏ đi, và Thanh bị thu hút bởi màu sắc và sự tinh tế của nó.
Thứ hai là do xung quanh nhà Thanh người ta đổ trộm thuỷ tinh ra rất nhiều. Trong khi không có cơ sở nào nhận tái chế thuỷ tinh và công ty bên môi trường cũng không gom loại rác thải này, nên chẳng biết bỏ đi đâu. Mình vô tình đọc được bài báo về bãi biển thuỷ tinh xuất phát điểm từ một bãi rác thuỷ tinh ven một bờ biển. Điều đặc biệt là sau 20 năm sau người ta quay lại thì những mảnh vỡ thuỷ tinh đó đã được mẹ thiên nhiên chữa lành. Nhờ có sự tác động của sóng, cát và gió mà những mảnh thuỷ tinh sắc nhọn trở thành những viên sỏi xinh đẹp. Từ đó Thanh bắt tay vào quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cách để mô phỏng lại điều đó.
Theo anh rác thủy tinh có thể gây ra những mối nguy hại nào cho môi trường, cộng đồng và sức khỏe của mọi người?
Theo Thanh tìm hiểu thì thời gian phân huỷ của rác thải nhựa là 500 năm. Trong khi đó để phân huỷ hoàn toàn giác thải thuỷ tinh phải cần tới 1 triệu năm. Điều đó thật sự choáng ngợp. Thanh đã chứng kiến rất nhiều cô chú cùng các em nhỏ đổ máu vì miếng cơm khi cố gắng vô các bãi rác để tìm kiếm những chai nhựa, và cũng không ít người bị rách bàn chân khi lội xuống ao bắt cá vô tình dẫm phải những mảnh vỡ bị quăng xuống. Thật là nguy hiểm và thương tâm…
Khi bắt đầu công việc này, anh đã gặp những khó khăn gì? Có ai tư vấn, hỗ trợ hoặc anh được truyền cảm hứng từ một nhân vật nào đó có cùng đam mê tương tự hay không?
Khi bắt đầu công việc này, Thanh gặp khó khăn rất nhiều. Đầu tiên là vì là mình là người đầu tiên làm nó, nên gần như không có ai chỉ dẫn, không có những gợi ý, không có kinh phí. Mình lại không có kiến thức về cơ khí nên gần như phải ra tiệm hoàn toàn nhờ người ta làm theo những ý tưởng dường như mơ hồ của mình. Mỗi một lần thất bại lại một lần mất tiền, lại một lần phải vắt óc nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, lại một lần chờ đợi và lại một lần nản chí. Mất gần 3 năm để thử nghiệm, cuối cùng mới thấy được 1 chút hy vọng. Mặc dù mới chỉ đạt được 80% kế hoạch…
Thủy tinh vốn là vật liệu dễ vỡ, anh đã phải xử lý những công đoạn nào để có những viên thủy tinh trong và được mài dũa để làm thành những bức tranh hoàn chỉnh?
Các bước để từ những mảnh vỡ thuỷ tinh trở thành bức tranh:
Bước 1: Làm sạch tem mác thuỷ tinh.
Bước 2: Làm vụn
Bước 3: Mài thuỷ tinh
Bước 4: Rửa sạch
Bước 5: Phơi khô.
Bước 6: Phân loại để làm tranh (Do tính chất dễ vỡ và rất sắc nhọn.. Nên việc tái chế thuỷ tinh cần được tuân thủ bảo đảm an toàn tuyệt đối).
Việc lên ý tưởng cho những bức tranh phụ thuộc vào màu sắc, vào những ý đồ mà mình hình thành dần dần.
Công việc làm tranh có làm ảnh hưởng đến công việc chính của anh hay không? Và từ khi làm tranh thì anh đã có thêm những niềm vui, những người bạn nào cùng chia sẻ niềm vui này?
Việc làm tranh gần như Thanh chỉ làm vào thời gian rảnh nên ko có ảnh hưởng nhiều đến công việc chính. Từ khi bắt đầu công việc tái chế rác thải thuỷ tinh Thanh quen được thêm rất nhiều anh chị cùng những người bạn mới. Những người có cùng sở thích, yêu thiên nhiên và mong muốn bảo vệ môi trường. Tuy chưa tìm được người cùng đồng hành nhưng Thanh hy vọng sau này sẽ có 1 team để cùng nhau phát thiển, truyền tải đi những thông điệp ý nghĩa, mang đến cho đời những sản phẩm hữu dụng.
Anh đã có dịp nào tổ chức các buổi học tập, trải nghiệm, workshop với các bạn trẻ về tái chế rác thủy tinh chưa? Nếu có thì kết quả thu lại được là gì?
May mắn được bạn Đức Thắng cùng các anh chị trong trại hè SETY tạo điều kiện, Thanh may mắn được trải nghiệm buổi workshop đầu tiên của mình tại Hạ Long về chủ đề về bảo vệ môi trường biển và tài nguyên biển.
Với vật liệu thủy tinh, anh có thể có thêm những sản phẩm nào tái chế? Anh có dự định gì với những sản phẩm mới trong thời gian sắp tới?
Với những mảnh vỡ thuỷ tinh, Thanh có thể làm được rất nhiều thứ như tranh, chuông gió, vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, móc khoá và một vài đồ trang trí khác…
Anh có định nhân rộng thành mô hình có thể để các bạn trẻ, khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm để tăng cường các hoạt động tái chế về rác thủy tinh vì môi trường hay không?
Hy vọng sau này có thể triển khai được một phòng trưng bày, một cơ sở để mọi người có thể đến tham quan, tìm hiểu về quy trình làm các sản phẩm tái chế từ rác cũng như tự mình trải nghiệm quá trình làm ra sản phẩm..
Là người tham gia workshop với SETY CAMP 2023, anh nhận thấy điều gì từ những thông điệp về ước mơ biển của các bạn học viên?
Các bạn sinh viên cực kỳ sôi nổi, thích thú và hưởng ứng. Khả năng sáng tạo của các bạn dường như là vô hạn. Nhiều bạn làm tranh rất đẹp, ý tưởng rất độc đáo với nhiệt huyết tuổi trẻ và tình yêu thiên nhiên, môi trường. Thông điệp các bạn đưa ra vô cùng đáng yêu và đáng để suy ngẫm.. Thanh rất bất ngờ… Thật vui khi đã làm được gì đó có ý nghĩa!
Là một người con của biển, anh có mơ ước gì về biển?
Là người con của biển, Thanh mong rằng dần dần mọi người sẽ có nhận thức tốt hơn về vấn đề bảo vệ môi trường, nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề khai thác cũng như sử dụng tài nguyên biển. Hy vọng tương lai của chúng ta sẽ là những bãi biển đầy nắng và gió.. Biển xanh, cát trắng, nắng vàng, không rác thải… cùng với hệ sinh thái biển phong phú và bền vững!
Xin trân trọng cảm ơn anh đã đến tham gia trại hè và giúp các học viên có thêm những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với trại hè SETY 2023!
——————–
SETY Summer Camp welcomes Mr. Hua Duy Thanh – The “glass waste revival” person. Thank you very much for accepting SETY Summer Camp’s invitation to share your story! Your story has been featured on VTV – The Kind-hearted People program. SETY hopes that you can share the stories of the glass artworks with the SETY-ERS community.
Question 1: Where did the idea of recycling glass into artwork come from, and why did you choose glass instead of other materials?
The idea of recycling glass into artworks for me was actually a serendipity. Firstly, it was due to the nature of my work environment where I had to come into contact with a lot of discarded glass bottles. I was attracted to their colors and elegance. Secondly, there was a lot of glass waste being illegally dumped near my house. There were no recycling facilities for glass, and the environmental company did not collect this type of waste, so people didn’t know where to dispose of it. I accidentally read an article about a glass beach that originated from a glass waste dumpsite near a coastline. What was remarkable was that after 20 years, when people returned, those broken glass fragments had been healed by Mother Nature. Thanks to the impact of waves, sand, and wind, sharp glass pieces turned into beautiful pebbles. From that point on, I started researching and learning how to recreate that phenomenon.
Question 2: According to you, what dangers can glass waste cause to the environment, the community and people’s health?
According to my research, plastic waste takes around 500 years to decompose, while it takes approximately 1 million years for glass waste to fully decompose. This is truly staggering. I have witnessed many elderly people and young children bleed for meals while trying to find plastic bottles in garbage dumps. There have also been many people accidentally stepping on broken glass fragments while catching fishes in ponds, resulting in foot injuries. These situations are both dangerous and heartbreaking.
Question 3: Did you face any difficulties when starting this work? Did anyone who shared the same passion advise, support, or inspire you?
When I started this work, I encountered many difficulties. Firstly, I was the first person to do this, so there was almost no guidance, no suggestions, and no funding. I also didn’t have any mechanical knowledge, so I had to rely entirely on technicians at workshops to carry my vague ideas. Each failure meant losing money, brainstorming for research and technical improvements, waiting again, and feeling discouraged once more. It took me nearly 3 years of experimentation before seeing a glimmer of hope. Although I have only achieved 80% of my plan so far.
Question 4: Glass is inherently a fragile material so what steps did you have to take to have transparent and polished glass pieces to make complete artworks?
The steps to turn broken glass fragments into complete artworks are as follows:
Step 1: Clean the glass labels.
Step 2: Shatter the glass.
Step 3: Polish the glass.
Step 4: Rinse thoroughly.
Step 5: Dry the glass.
Step 6: Sort and classify for artwork creation (Due to the fragile and sharp nature of glass, recycling glass needs to be handled with utmost safety precautions).
The process of coming up with ideas for the artworks depends on the colors and concepts that gradually form in my mind.
Question 5: Does your artwork work have any impact on your main job? And since starting this work, have you found any additional joy or friends to share this joy with?
Creating artwork is something I mostly do in my free time, so it doesn’t have a significant impact on my main job. Since I started recycling glass waste, I have met many new people, including individuals who share the same interests, love for nature, and desire to protect the environment. Although I haven’t found a companion to work with yet, I hope to build a team in the future to develop together and convey meaningful messages, bringing useful products to society.
Question 6: Have you had any opportunities to organize study sessions, experiences, or workshops for young people on glass recycling? If so, what were the results?
I was fortunate to have the support of Mr. Duc Thang and other colleagues at the SETY summer camp created an opportunity for me to experience my first workshop in Ha Long Bay on the topic of marine environmental protection and marine resources.
Question 7: With glass material, what other recycled products can you create? Do you have any plans for these new products in the near future?
With broken glass fragments, I can create various items such as artwork, wind chimes, necklaces, bracelets, earrings, keychains, and some other decorative items.
Question 8: Do you have any plans to expand into a model where young people and tourists can visit, experience, and thereby enhance glass recycling activities for the environment?
I hope that in the future, I can establish an exhibition space, a facility where people can visit and learn about the process of creating recycled products from waste, as well as experience the product making process for themselves.
Question 9: As a participant in the SETY CAMP 2023 workshop, what did you observe from the messages about the ocean dreams of the students?
The students were extremely enthusiastic and receptive. Their creativity seemed limitless. Many of them created beautiful artwork with unique ideas fueled by their youthful passion and love for nature and the environment. The messages they conveyed were incredibly endearing and thought-provoking. I was pleasantly surprised. It was truly fulfilling to have accomplished something meaningful!
Question 10: As a child of the sea, what dreams do you have for the ocean?
As a child of the sea, I hope that people will gradually have a better awareness of environmental conservation and seriously consider the issue of exploiting and utilizing marine resources. I hope that our future will be filled with sunny and windy beaches, with blue seas, white sand, golden sunshine, and no waste. Along with a rich and sustainable marine ecosystem!
Thank you very much for coming to participate in the summer camp and helping the students have wonderful experiences at SETY Camp 2023!
——————–
Mời các bạn xem video về nhân vật truyền cảm hứng – Anh Hứa Duy Thanh
Please watch the video about our inspiring person – Mr. Hua Duy Thanh.
28 Courses
0 students