“Nghiên cứu khoa học thực sự, kế cả các hoạt động R&D bản thân nó đã có sự cuốn hút hãy học thật, làm thật và công bằng…”
– GS.TSKH Trương Quang Học –
Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo
Viện Tài Nguyên và Môi trường, ĐHQGHN (VNU-CRES)
BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions” – “Chuyển đổi sinh thái – xã hội và Giới trẻ: Từ ý tưởng đến hành động” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới GS.TSKH Trương Quang Học!
Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong nghiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của thầy.
Xin thầy cho biết một số quan điểm của thầy về đóng góp của nữ giới cho các hoạt động nghiên cứu về môi trường, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trước hết tôi muốn nhấn mạnh thiên chức của Phụ nữ trong gia đình: là người MẸ của tất cả mọi người, là “nữa tốt hơn” (better half) của thế giới; Họ có vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và sự thành đạt của những đứa con – các công dân tương lai, và sự thành đạt của những người đàn ông mà họ đứng sau.
Với hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung, trong hoạt động nghiên cứu về môi trường, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái – xã hội nói riêng, các nữ khoa học gia cũng đã khẳng định được vai trò của mình. Rất nhiều các nhà khoa học nữ đã nổi tiếng trong giới khoa học, đã nhận được các giải thưởng quốc tế lớn. Tuy nhiên trong thực tế, do những quan niệm hay điều kiện khác nhau ở các quốc gia mà phụ nữ vẫn chưa phát huy được hết khả năng đóng góp của mình. Theo báo cáo của UNESCO (2020), sự tham gia của nữ giới vào khoa học có chênh lệch lớn ở các quốc gia. Ví dụ, ở Liên minh châu Âu, chỉ một phần ba (33%) nhà nghiên cứu là phụ nữ. Ở một số quốc gia phát triển, tỉ lệ nữ chuyên gia cũng không nhiều, ví dụ như Đức, là 14%, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, là khoảng 15% và 18%.
Theo thầy, nữ giới có điểm mạnh và những cơ hội gì trong việc tham gia các hoạt động nghiên cứu và triển khai các dự án về môi trường, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái xã hội?
Trong việc tham gia các hoạt động nghiên cứu và triển khai các dự án về môi trường, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái – xã hội, phụ nữ có nhiều điểm mạnh như: tính sáng tạo, sự nhạy bén trong nắm bắt vấn đề, trong thương thảo, sự tâm huyết, chịu khó trong công việc, có quan hệ xã hội, đặc biệt là ở cấp cộng đồng tốt, vì vậy họ có nhiều cơ hội để phát triển.
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 4000 tổ chức Phi chính phủ (VNGOs). Các tổ chức do các nữ làm Giám đốc (SRD, MCD, ECODE, Live and Learn, Green Việt, Care…) thường rất thành công.
Theo quan điểm của thầy, cần ưu tiên những định hướng nào cho các hoạt động nghiên cứu về chuyển đổi sinh thái – xã hội, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh tại Việt Nam hiện nay và vì sao?
Chuyển đối sinh thái – xã hội là vấn đề lớn của cả xã hội, phụ nữ có ưu thế hơn trong các hoạt động hoạch định chính sách, nâng cao nhận thức, xây dựng năng lực (đào tạo), phát triển cộng đồng, vận động chính sách…
Theo quan điểm của thầy, làm thế nào để khích lệ giới trẻ đam mê, yêu thích và kiên trì với sự lựa chọn nghề nghiệp gắn với vấn đề nghiên cứu về môi trường, phát triển bền vững và chuyển đổi sinh thái – xã hội?
Nghiên cứu khoa học thực sự, kế cả các hoạt động R&D bản thân nó đã có sự cuốn hút. Vì vậy, để khích lệ giới trẻ đam mê, yêu thích và kiên trì với sự lựa chọn nghề nghiệp cần: i) Cơ chế, chính sách đúng minh bạch và phù hợp trong một xã hội học tập tử tế; ii) Một thực tế Học thật, Làm thật và công bằng…
Trại hè SETY 2022 là trại hè đầu tiên dành cho các học viên nữ trẻ với độ tuổi 18-35 do Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – VP Đại diện tại Hà Nội tổ chức. Rất mong thầy có thể gửi một vài lời chia sẻ/lời chúc/lời động viên/khích lệ các bạn học viên của trại hè SETY.
Xin chúc tất cả các đồng nghiệp trẻ (các bạn sinh viên) sức khỏe, hạnh phúc, nhiều ước mơ và thành đạt. Chúc sự hợp tác giữa Quỹ Rosa Luxemburg và Viện Chính sách và Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và các đối tác Việt Nam nói chung ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn thầy đã chia sẻ!
——————————————————————————-
The The Organizational Committee of the SETY summer camp (Social-Ecological Transformation and Youth: From ideas to actions) would like to send respectful greetings to Prof.D.Sc.Truong Quang Hoc!
To inspire and spread the passion for scientific research, and implementation of projects on enhancing the role of women in scientific research, and community development for sustainable development goals, the The Organizational Committee looks forward to receiving your opinions.
Here are some questions we would like to interview you with!
What are your views on the contribution of women to research activities on the environment, sustainable development, and social-ecological transformation in Vietnam today?
Women always play an important role in the socio-economic development of any country in the world. First of all, I would like to emphasize the woman’s role in the family – being the mother of all and being the “better half” of the world; They also play a crucial part in shaping the characters and success of their children – future citizens, and the attainment of the men they stand behind.
Concerning scientific research activities in general, research activities on the environment, sustainable development, and social-ecological transformation in particular, female scientists have also confirmed their role. A lot of female scientists have become famous in the world of science, and have received major international awards. However, in reality, due to diverse conceptions or conditions in different countries, women still struggle to bring out their full potential to contribute. According to a UNESCO report (2020), the participation of women in science varies widely in different nations. In the European Union, for example, only a third (33%) of researchers are women. In some developed countries, the percentage of female professionals is also rather small, for instance, 14% in Germany and approximately 15% and 18% in Japan and Korea respectively.
In your opinion, what are the strengths and opportunities for women to participate in research and implement projects on the environment, sustainable development, and social-ecological transformation?
While participating in research activities and implementing projects on the environment, sustainable development, and socio-ecological transformation, women have various strengths such as creativity, sensitivity in grasping problems and in negotiating, dedication, studiousness, and social relations, especially at the community level, so they have many opportunities to develop.
In Vietnam today, there are more than 4000 NGOs. Organizations run by female directors (SRD, MCD, ECODE, Live and Learn, Green Viet, Care…) are often very successful.
In your view, what directions should be prioritized for research activities on social-ecological transformation, sustainable development, and green transformation in Vietnam today, and why?
Social-ecological transformation is a big issue for the whole society, women have the upper hand in policy-making, awareness raising, capacity building (focusing on training), community development, policy advocacy, etc.
In your view, how to encourage young people to be passionate, loving, and persistent with their career choices associated with environmental research, sustainable development, and social-ecological transformation?
Real scientific research, even R&D activities, has its own charm. Therefore, to encourage young people to be passionate, loving, and persistent with their career choices, it is necessary to: i) have the right and appropriate mechanisms and policies in a decent learning society; ii) have a real learning and researching environment with an emphasis on fairness.
SETY 2022 is the first summer camp for young female participants aged 18-35 run by the Institute of Policy and Management, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University-Hanoi, and the Rosa Luxemburg Foundation in Southeast Asia – Representative Office in Hanoi. We do hope that you can send some sharing/ wishes/ encouragement to the participants of the SETY summer camp this year.
We wish all our young colleagues (students) good health, true happiness, full of dreams and success. May the cooperation among Rosa Luxemburg Foundation, the Institute, Vietnam University of Social Sciences and Humanities, and other Vietnamese partners, in general, be increasingly close and effective.
Thank you very much for your sharing!
———————–
We hope that you will give us information about your profile/CV to post on the website.
The content of the interview with photos will be sent to you to check before being posted on the Project’s website: https://setycamp.com.vn/
28 Courses
0 students