GS.TSKH TRƯƠNG QUANG HỌC

Description

“Thầy đặc biệt yêu biển. Biển đẹp nên không thể làm cho nó bị ô nhiễm. Chúc trại hè thắng lợi và có ý nghĩa, đóng góp hiểu biết cho sinh viên và môi trường biển ở địa phương…”

– GS.TSKH Trương Quang Học –

Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo

Viện Tài Nguyên và Môi trường, ĐHQGHN (VNU-CRES)

BTC Trại hè khoa học SETY (Social – Ecological Transformation and Youth) với chủ đề “Ước mơ của bạn về môi trường biển trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái xã hội” xin trân trọng gửi lời chào trân trọng tới GS.TSKH Trương Quang Học! 

Để có thể truyền cảm hứng, lan tỏa tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án về tăng cường vai trò của nữ giới trong hiên cứu khoa học, phát triển cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững, BTC rất mong nhận được những chia sẻ của thầy!

<English below>

BTC được biết thầy là một chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu phát triển bền vững (PTBV) tại Việt Nam. Thầy có thể chia sẻ mối quan tâm của thầy về hướng nghiên cứu này?

PTBV là chiến lược phát triển của thế giới trong suốt thế kỷ 21, vào giai đoạn cuối những năm 90 của thế kỷ trước, do những phát triển kinh tế xã hội không có tính toán dẫn đến những vấn đề môi trường nổi lên gây bức xúc trên phạm vi toàn cầu vì vậy bắt buộc thế giới phải chuyển từ quan điểm phát triển truyền thống (lấy kinh tế làm trọng) sang PTBV với sự phát triển hài hoà giữa ba trụ cột kinh tế – xã hội và môi trường. Để cứu lấy Trái  đất, PTBV trước hết là vấn đề liên ngành, chịu sự tác động của nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, việc giải quyết các vấn đề phát triển bền vững được tiến hành trên phạm vi quốc tế, quốc gia và ở từng địa phương với nhiều thành phần, chủ thể tham gia. Hiện nay, nghiên cứu và thực hiện chiến lược PTBV từ năm 1992 đến bây giờ đã trải qua 30 năm, nhưng thế giới vẫn phát triển chưa bền vững được mà những thách thức cho PTBV ngày càng gia tăng: vấn đề suy thoái tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì vậy, đến năm 2012, thế giới bắt buộc phải chuyển sang hướng mới để PTBV để thỏa đáng hơn. Chiến lược phát triển của giai đoạn trước (Chương trinh nghị sự 2021, với 08 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ – từ 1992 đến 2012) sang giai đoạn Chương trình nghị sự 2030 (từ năm 2015 đến năm 2030 với 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể). Có thể nói, chủ thể hoạt động trong lĩnh vực nào cũng phải theo chiến lược PTBV, đòi hỏi tiếp cận liên ngành, sự tham gia của cộng đồng, của thanh niên – thế hệ trẻ rất quan trọng – được đào tạo tốt hơn, kỹ năng tốt hơn các thế hệ trước. 

Trong giai đoạn hiện nay có nhiều thách thức cho PTBV, biến đổi khí hậu, tài nguyên suy thoái, chất thải đại dương gia tăng và trở thành thách thức lớn nhất cho các quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong giai đoạn gần đây, thầy quan tâm đến các nghiên cứu liên ngành về PTBV. Ngoài ra, thầy cũng đang có những nghiên cứu tập trung vào việc cung cấp các luận cứ, giải pháp phục vụ quá trình hoạch định chính sách, các giải pháp dựa vào thiên nhiên, dựa vào hệ sinh thái để giải quyết các thách thức này.

Trong năm 2022, SETY CAMP đã rất thành công và nhận được sự đón nhận nhiệt tình của các bạn học viên. Với vai trò là một giảng viên tham gia giảng dạy cho trại hè, thầy có thể chia sẻ một số cảm xúc, suy nghĩ về giới trẻ và niềm đam mê nghiên cứu về lĩnh vực phát triển bền vững, chuyển đổi sinh thái – xã hội?

Khi tham gia SETY CAMP 2022, tôi có ấn tượng rất tốt với các học viên, vì hầu hết các bạn đều là sinh viên trẻ rất nhiệt tình, năng động. Trong quá trình học tập, khi thảo luận xây dựng bài giảng qua quá trình giảng dạy tích cực rất sáng tạo, có lẽ nên tăng cường đổi mới sáng tạo phương pháp truyền đạt trong khóa này để phát huy thêm năng lực của các học viên trẻ.  

Về chủ đề, có nhiều bạn đang sống ở vùng ven biển, có thể để chính các bạn nêu ra các vấn đề để giảng viên đưa ra thảo luận để tăng cường kiến thức thiết thực đóng góp cho bài giảng. Ô nhiễm biển, ven bờ ngoài biển khơi có mấy vấn đề sau: Rác thải nhựa (Việt Nam đứng thứ 4 về ô nhiễm rác thải nhựa trên toàn cầu), ô nhiễm môi trường biển, vùng ven biển do phía biển vào và đất liền ra. Chất thải ở đất liền theo lưu vực sông ra ngoài biển, ô nhiễm môi trường biển chịu tác động từ biển vào (hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, khai thác mỏ…), theo sóng ra bờ. Có thể để các bạn phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm biển theo hai chiều: ô nhiễm từ biển vào, từ đất liền ra do những nguyên nhân gì, giải pháp như thế nào? Trong các giải pháp như vậy chú trọng tới các nguồn lực thực hiện (đặc biệt là các nguồn nhân lực thực hiện – sự đóng góp của cộng đồng, của người dân, của thế hệ trẻ,…). Hiện nay, có thể thấy, giới trẻ tham gia rất tích cực với các hoạt động môi trường như tham gia các hoạt động làm giảm ô nhiễm, thu gom chất thải nhựa ven biển, tổ chức truyền thông, kế hoạch làm sạch môi trường….). Với SETY 2023, các em có thể tìm hiểu qua đọc sách vở và nghiên cứu các vấn đề thực tế để đưa ra các ý tưởng về chủ đề truyền thông giảm ô nhiễm biển, các hoạt động khác, sẽ phát huy theo cách như vậy.

Thầy có yêu biển không? Là một người nghiên cứu về môi trường, thầy có ước mơ gì về biển? 

Thầy đặc biệt yêu biển. Biển đẹp, nên không thể làm cho nó bị ô nhiễm. Bảo vệ biển cũng chính là bảo vệ sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, biển mang lại tài nguyên và món quà quý giá về sức khỏe cho con người. Trại hè năm nay tổ chức ở Quảng Ninh là rất phù hợp, nơi đây có Hạ Long, có Cô Tô, Quan Lạn với bãi biển Minh Châu rất đẹp. 

Có một điều khi đến với biển là các hoạt động du lịch lịch sử. Du lịch lịch sử còn góp phần cung cấp thêm các ý nghĩa giáo dục về môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, phát triển du lịch biển gắn với sinh thái, lịch sử địa phương cũng góp phần nâng cao đời sống của người dân. 

Những xu hướng nghiên cứu nào về chủ đề chuyển đổi sinh thái – xã hội theo thầy cần quan tâm hiện nay?

Chuyển đổi sinh thái – xã hội thách thức lớn nhất là sự suy thoái đa dạng sinh học (đặc biệt là hệ sinh thái, trong đó có hệ sinh thái biển), những vấn đề như biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, axit trong nước biển tăng, phát thải khí nhà kính gia tăng…cũng là những mối quan tâm của các nhà khoa học hiện nay. Các vấn đề chuyển đổi Xanh – trong bối cảnh biến đổi khí hậu, theo hướng phát triển xanh cũng là những nội dung cần phát triển thêm ở Việt Nam. Trong trại hè, có thể tăng cường các chủ đề địa phương hóa để các hoạt động thảo luận sẽ sinh động hơn. 

Tiếp nối từ sự thành công của trại hè SETY 2023, Trại hè SETY 2023 với chủ đề “Ước mơ của bạn về môi trường biển trong bối cảnh chuyển đổi sinh thái xã hội” dành cho các học viên nữ trẻ với độ tuổi 18-35 do Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và Quỹ Rosa Luxemburg khu vực Đông Nam Á – VP Đại diện tại Hà Nội tổ chức. Rất mong thầy có thể gửi một vài lời chia sẻ/lời chúc/lời động viên/khích lệ các bạn học viên của trại hè SETY năm nay!

Chúc trại hè thắng lợi và có ý nghĩa, đóng góp cho hiểu biết cho sinh viên và môi trường biển ở địa phương! Cảm ơn Ban Tổ chức!

 

——————————————–

“I have a special love for the ocean. The ocean is beautiful, so we must not let it be polluted. I wish the summer camp success and significance, contributing knowledge to students and the local marine environment…” 

Chairman of the Science and Training Council of the Institute

of Natural Resources and Environment, Vietnam National University Hanoi (VNU-CRES)

-Prof.D.Sc.Truong Quang Hoc-

The organizers of SETY Science Summer Camp (Social – Ecological Transformation and Youth) with the theme “Your Dreams for the Marine Environment in the Context of Social-Ecological Transition” would like to send warm greetings to Prof. Dr. Truong Quang Hoc!

In order to inspire and spread the passion for scientific research and the implementation of projects to enhance the role of women in scientific research and community development for sustainable development goals, we would greatly appreciate any insights or sharing from you!

 

The organizers have learned that you are a leading expert in sustainable development research in Vietnam. Could you please share your concerns about this research direction?

Sustainable development is the development strategy of the world throughout the 21st century. In the late 1990s, due to unsustainable economic and social development, environmental issues arose and caused global concern. As a result, the world was compelled to shift from the traditional development perspective (with a focus on the economy) to sustainable development, which emphasizes the harmonious development of the three pillars: economy, society, and environment. To save the Earth, sustainable development primarily addresses interdisciplinary issues, as it is influenced by various activities in all sectors. Therefore, addressing sustainable development issues is carried out at the international, national, and local levels, involving multiple stakeholders. Currently, research and implementation of sustainable development strategies have been ongoing for 30 years since 1992. However, the world is not developing sustainably, additionally, it is still facing challenges in achieving sustainable development, such as resource depletion, climate change, and environmental pollution,…which are increasing day by day. Therefore, by 2012, the world was compelled to shift towards a new direction for more equitable sustainable development. The development strategy of the previous phase (the 2021 Agenda with 8 Millennium Development Goals from 1992 to 2012) transitioned to the 2030 Agenda (from 2015 to 2030 with 17 Sustainable Development Goals and 169 specific targets). It can be said that all actors in any field must implement the sustainable development strategy, which requires interdisciplinary approaches and community engagement. The role of youth is particularly important and they need to be better trained and equipped with skills surpassing those of previous generations. In the current phase, there are several challenges for sustainable development. Climate change, resource depletion, increasing marine debris and waste have become significant challenges for countries, including Vietnam. Recently, I have been particularly interested in interdisciplinary research on sustainable development. Additionally, I am conducting studies focused on providing evidence and solutions to support policy planning processes and developing nature-based and ecosystem-based solutions to address these challenges.

 

In 2022, SETY CAMP was very successful and received enthusiastic reception from the students. As a lecturer participating in teaching at the summer camp, can you share your emotions and thoughts about young people and their passion for researching sustainable development and ecological-social transformation?

When participating in SETY CAMP 2022, I had a very positive impression of the students because most of them were enthusiastic and dynamic young students. During the learning process, they actively and creatively engaged in discussions and building lectures. I believe that it is important to enhance innovative teaching methods in this program to further unleash the potential of these young learners.

Regarding the topic, many of the participants are living in coastal areas, so they can raise issues for the lecturer to discuss and enhance practical knowledge contribution to the lectures. Marine pollution, coastal pollution, and offshore pollution have the following issues: plastic waste (Vietnam ranks fourth in global plastic waste pollution), marine environmental pollution in coastal areas due to interactions between the sea and the land. Waste from the land flows into the sea through river basins, while marine pollution is influenced by activities such as economic and social development and mining, as well as wave action pushing pollutants ashore. They can analyze the causes of marine pollution from two perspectives: pollution from the sea and pollution from the land. What are the causes and solutions? In these solutions, emphasis should be placed on the resources involved, especially human resources (the contributions of the community, the population, and the younger generation). Currently, it can be seen that young people actively participate in environmental activities such as reducing pollution, collecting plastic waste from coastal areas, organizing communication campaigns, and environmental cleanup plans. For SETY 2023, participants can explore books and research real-life issues to come up with ideas for communication campaigns to reduce marine pollution and other activities that can be developed in this way.

 

Do you love the sea? As an environmental researcher, what dreams do you have for the ocean?

I have a special love for the ocean. The ocean is beautiful, so we must not let it be polluted. Protecting the ocean is also protecting the health of the people. Additionally, the ocean provides valuable resources and health benefits to humans. This year’s summer camp held in Quang Ninh is very suitable as it has Ha Long Bay, Co To Island, and Quan Lan Island with the beautiful Minh Chau beach. The ocean is also closely associated with historical tourism activities. Historical tourism contributes to providing educational meanings about the environment and the protection of natural resources. Furthermore, developing eco-friendly and locally-rooted coastal tourism also helps improve the lives of the local people.

 

According to you, what current research trends regarding ecological-social transformation should we pay attention to?

The biggest challenge of ecological-social transformation is the degradation of biodiversity (especially ecosystems, including marine ecosystems). Issues such as increasing climate change, rising acidity in the oceans, and increasing greenhouse gas emissions are also concerns for scientists today. Green transformation issues – in the context of climate change, towards sustainable development – are also topics that need further development in Vietnam. During the summer camp, it is possible to enhance localized themes to make the discussion activities more lively.

 

Continuing the success of SETY Summer Camp 2022, the SETY 2023 Summer Camp with the theme “Your Dreams for the Marine Environment in the Context of Social-Ecological Transition” for young female participants aged 18-35, organized by the Institute of Policy and Management, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University and the Rosa Luxemburg Foundation for Southeast Asia – Representative Office in Hanoi. Could you share some words of sharing, wishes, encouragement, or motivation for the participants of this year’s SETY Summer Camp?

I wish the summer camp success and significance, contributing knowledge to students and the local marine environment. Thanks to the organizers!

 

 

 

 

 

About the instructor

0 (0 ratings)

27 Courses

0 students

Free
  • Course level: Intermediate
  • Total Enrolled 0
  • Last Update Tháng Mười 4, 2023
Share: